Về ra mắt, cô gái bị “đá” vì gia đình chê quá lùn, chiều cao của bạn trai càng gây bất ngờ hơn
“Bạn gái chỉ lùn hơn 1 cm mà cũng đòi chia tay ngay được, anh chàng này kì quặc quá!”, một dân mạng bình luận.
“Là con gái ai chẳng muốn có đôi chân dài miên man , nhưng nếu được hết thì ai cũng làm người mẫu hoa hậu hết rồi. Chiều cao của em chỉ được 1m52, và đó là thứ duy nhất làm em tự ti về vẻ ngoài của mình.
Anh là người chủ động cưa cẩm em, anh cũng chưa bao giờ chê em lùn, vì vậy em mới mở lòng đón nhận tình cảm của anh. Nhưng tình yêu không chỉ đơn giản là hai người yêu nhau, mà còn cả gia đình hai bên nữa.
Hôm trước em có qua nhà anh ăn cơm cùng bố mẹ và ông bà, từ phụ bác gái nấu nướng đến dọn mâm rửa bát em đều chủ động hoàn thành xuất sắc.
Tuy nhiên em thấy gia đình anh có vẻ vẫn chưa hài lòng, và em đã đúng. Hôm nay anh nói với em là nên dừng lại, vì gia đình anh chê em lùn, như vậy thế hệ sau này sẽ khó có chiều cao lí tưởng.
Suy nghĩ một lúc thì em quyết định đồng ý chia tay, vì nếu cùng anh đi tiếp, theo cách tính của gia đình anh thì con cái chắc cũng chỉ cao 1m53 như anh là cùng”.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đây là chia sẻ của một cô gái về chuyện chiều cao hạn chế dẫn đến tình yêu tan vỡ. Chỉ vì cao 1m52, cô gái bị gia đình bạn trai phản đối vì sợ ảnh hưởng đến thế hệ sau này.
Điều đáng nói, chiều cao của bạn trai cô cũng chỉ là… 1m53.
Nhiều dân mạng nghi đây là câu chuyện hư cấu mang tính chất hài hước. Số khác lại cho rằng, câu chuyện có thể là bịa đặt nhưng sự việc được nói đến thì rất quen thuộc. Nhiều cô gái, chàng trai từng than thở việc về nhà ra mắt không thuận lợi chỉ vì vẻ bề ngoài.
Không ít gia đình, vì yêu cầu riêng mà chê bai con cái nhà người khác và áp đặt các tiêu chuẩn khó hiểu cho con cái mình. Như câu chuyện chê cô gái chỉ cao 1m52 này cũng vậy.
“Mẹ mình cao 1m50, sinh ra mình vẫn 1m8 như thường, cốt lõi của tình cảm là yêu nhau chứ cao thấp quan trọng gì, các bạn yêu nhau cứ tự tin lên nhé!”, tài khoản Văn Đức viết.
Theo thegioitre.vn
Khoảnh khắc người cha ôm chặt con trai trên giường bệnh và câu chuyện phía sau bức ảnh làm thay đổi nhận thức về căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS
Bức ảnh của Kirby được mệnh danh là một bức ảnh đã làm thay đổi nhận thức về căn bệnh AIDS.
HIV/AIDS đã từng được coi là một căn bệnh thế kỉ và không có thuốc chữa. Trong nhiều năm, nó đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người và thậm chí còn reo rắc nguồn bệnh cho những thế hệ sau. Ngày nay, dù các nhà khoa học đã tìm ra được cách để kìm hãm sự phát triển của virut trong người bệnh nhưng vẫn chưa hoàn toàn loại bỏ được nó. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những tiến bộ vượt bậc của nền y học và HIV/AIDS ngày nay không còn được coi là một căn bệnh đáng sợ như trước nữa.
Vào tháng 11/1990, tạp chí LIFE đã đăng tải một bức ảnh về một chàng trai trẻ có tên là David Kirby. Bức ảnh đã miêu tả rõ ràng nhất những biểu hiện của người mắc AIDS - hội chứng suy giảm miễn dịch, ánh mắt của anh lơ đãng nhìn cuộc đời giống như anh đang đứng ở bên rìa của thế giới. Thân hình gầy guộc, mỏng manh, hầu như chỉ còn da bọc xương khiến anh trở nên tiều tụy và héo mòn. Xung quanh anh được bao quanh bởi những thành viên trong gia đình, mọi người đều đang đau khổ chứng kiến khoảnh khắc cuối cùng của anh.
Bức hình ám ảnh của Kirby được chụp bởi một sinh viên báo chí có tên là Therese Frare. Bức ảnh đã nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm có sức lan truyền và miêu tả mạnh mẽ nhất về đại dịch HIV/AIDS thời điểm bấy giờ.
Sau này, bức ảnh của Kirby được mệnh danh là một bức ảnh đã làm thay đổi bộ mặt của căn bệnh AIDS. Nó cho thấy nạn nhân mắc phải bệnh AIDS cũng là một con người và cũng có gia đình. Tấm hình này cũng nâng cao giá trị gia đình và đem đến cho nhân loại một cái nhìn khác về người bệnh.
Được biết, David Kirby sinh ra và lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở Ohio. Anh là một người đồng tính và vào những năm 1980, khi anh đang sống ở California thì bất ngờ phát hiện ra mình đã nhiễm virut HIV. Vào thời điểm đó, anh bị người thân trong gia đình và bạn bè xa lánh bởi anh mang trong người căn bệnh thế kỉ, căn bệnh khiến nhiều người sợ hãi. Và vào những năm cuối đời, anh đã cố gắng liên hệ với cha mẹ để hỏi liệu anh có được trở về nhà không. Nguyện vọng cuối cùng của anh là được nhìn thấy người thân trong gia đình vào khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời. May mắn thay, gia đình của Kirby đã chào đón anh trở lại.
Sau cuộc đấu tranh kéo dài ba năm chống lại AIDS và sự kỳ thị xã hội của nó, David Kirby không thể chiến đấu nữa.
Nhiếp ảnh gia Therese Frare nhớ lại: "Vào ngày David qua đời, tôi đến thăm Peta (một trong những người chăm sóc David trong Nhà Pater Noster). Khi mẹ của David ra khỏi phòng bệnh và nói với tôi rằng, gia đình anh muốn tôi chụp lại khoảnh khắc mọi người nói lời tạm biệt với David. Tôi đi vào và đứng lặng lẽ ở một góc phòng, hầu như không di chuyển. Tôi đứng quan sát và chụp ảnh lại khoảnh khắc đó. Sau đó tôi nhận thấy rằng có một điều gì đó thực sự đặc biệt và đáng kinh ngạc đang xảy ra ngay trước mắt tôi, ngay trong căn phòng đó.
Trước đó, tôi đã hỏi David rằng anh có phiền không khi tôi chụp ảnh. Và anh ấy nói, "Điều này hoàn toàn ổn, miễn là nó không vì lợi ích cá nhân". Cho đến hôm nay, tôi không nhận bất kì khoản tiền nào từ bức ảnh này. Nhưng David đã trở thành một nhà hoạt động, và anh muốn cho mọi người nhận thấy mức độ tàn phá của AIDS đối với các gia đình và cộng đồng xã hội."
Hình ảnh của David Kirby khi còn trẻ
Khi bức ảnh lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí LIFE, mức độ ảnh hưởng của nó đã khiến cho công chúng nhận ra rằng căn bệnh AIDS đã làm chết rất nhiều người. Vào thời điểm đó, AIDS vẫn được cho là một căn bệnh của những người đồng tính nam và phần lớn dân chúng không hiểu biết gì nhiều về nó. Hình ảnh này đã giúp mọi người nhận ra được sự tàn phá kinh khủng của căn bệnh và hệ lụy là những nỗi đau của các gia đình.
Chú thích ban đầu trên tạp chí LIFE cho bức ảnh là: "Sau cuộc đấu tranh kéo dài suốt 3 năm chống lại căn bệnh AIDS và sự kì thị của xã hội, David Kirby đã không thể tiếp tục chiến đấu nữa. Khi cha, chị gái và cháu gái đứng cạnh anh, David đã thì thầm rằng: Tôi đã sẵn sàng. Tôi sẽ trút hơi thở mệt nhọc cuối cùng, rồi chịu thua cuộc đời này."
David Kirby qua đời vào tháng 4 năm 1990, khi mới chỉ 32 tuổi
David Kirby qua đời vào tháng 4/1990 khi mới chỉ 32 tuổi. Theo một số ước tính, có tới 1 tỷ người trên thế giới đã tiếp cận với bức hình này và khi nó được sao chép lại trên hàng trăm tờ báo, tạp chí, câu chuyện truyền hình, bức ảnh đã gây được sức hút mạnh mẽ của cộng đồng và nhận về rất nhiều tranh cãi.
Sự bùng phát của HIV/AIDS ở Hoa Kỳ phần lớn là do cách chính phủ xử lý nó và cuộc Cách mạng tình dục diễn ra từ những năm 1960 đến những năm 1980. Cuộc cách mạng tình dục là sự phá vỡ trong những năm 1960-1980 từ truyền thống của các mối quan hệ dị tính một vợ một chồng. Đây là một phong trào rất lớn và phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Trong thời gian này, những người trẻ tuổi đã quan hệ tình dục với rất nhiều người mà không quan tâm nhiều đến hậu quả ngoài việc mang thai.
Quan niệm về việc mang thai là một nhược điểm duy nhất đối với chuyện tình dục, đã tạo cơ sở cho HIV lây lan trong cộng đồng đồng tính nam, vì không cần sử dụng bao cao su. Khi AIDS bắt đầu được biết đến vào đầu những năm 80, nó thực sự được đặt tên là Bệnh suy giảm miễn dịch liên quan đến đồng tính (GRID) và nó chủ yếu ảnh hưởng đến cộng đồng đồng tính nam. Điều này cũng khiến dư luận cho rằng bệnh này chỉ xuất hiện ở những người đồng tính nam mà chủ quan trong việc phòng tránh và ngăn ngừa. Căn bệnh này sau đó trở thành một nỗi ám ảnh nặng nề khiến nhiều chính trị gia cảm thấy mệt mỏi vì chi quá nhiều tiền cho việc điều trị hoặc ngăn chặn bệnh tật.
Theo Rare Historical Photos/Helino
8 quan niệm sai lầm khi mang thai mà nhiều mẹ bầu vẫn cứ tin "sái cổ" và làm theo nhiều lần, các mẹ xem mình có không nhé? Mang thai là giai đoạn rất quan trọng và nhiều ý nghĩa đối với người phụ nữ. Nhưng có rất nhiều quan niệm sai lệch phổ biến mà mẹ bầu vẫn cứ tin và làm theo. Khi có thai, mẹ bầu cần ăn cho 2 người, không được tập thể dục, mua quá nhiều đồ sơ sinh... là những lầm tưởng phổ biến...