Về quê tránh dịch, thanh niên được bố trí ở tách biệt giữa vườn: Ngày ngày tự hái rau, câu tôm cá nấu cơm
“Khi về, mình đến trạm y tế xã khai báo kĩ càng rồi bắt đầu quay lại căn nhà đó và bắt đầu thời gian cách ly tách biệt hoàn toàn với tất cả”.
Những ngày dịch bệnh thế này, nhiều người ở thành phố chọn cách về quê tránh dịch. Mới đây, trên mạng xã hội, Đoàn Pháp chia sẻ về hành trình của mình. Anh đã đi xe máy từ vùng dịch Bình Dương về quê nhà Cà Mau. Sau khi về đến nhà, Pháp được anh chị dọn riêng cho một căn nhà nhỏ giữa đầm tôm và vườn rau của gia đình để cách ly.
Nhân vật chính của câu chuyện.
Đoàn Pháp 32 tuổi là một kiến trúc sư tại Bình Dương. Từ ngày 22/6, Pháp tự đi xe máy từ Bình Dương về Cà Mau quê mình. Lúc đó, người dân vẫn được đi đường tuy nhiên các chốt kiểm soát dọc đường đã nhiều và kiểm tra gắt gao.
“Người ta yêu cầu mình đi thẳng, không dừng ghé bất cứ đâu. Mình đi một mạch về đến nhà. Căn nhà mà anh chị chuẩn bị sẵn cho mình là nhà vườn, để nghỉ ngơi khi làm vườn. Về đến nơi mình đến trạm y tế xã khai báo kĩ càng rồi bắt đầu quay lại căn nhà đó và bắt đầu thời gian cách ly tách biệt hoàn toàn với tất cả” , Pháp kể.
Khu vườn với đủ thức rau mà Pháp đã ở trong vòng 21 ngày.
“Đồ nghề” để anh tự phục vụ suốt thời gian cách ly.
Những ngày tiếp theo, anh một mình sinh hoạt, lúc thì làm vườn, lúc làm bản vẽ và cả bán hàng online. Về ăn uống, Pháp tự nấu nướng vì có sẵn rau, cá tôm. Bình thường chị anh sẽ mua thịt và treo ở cổng để Pháp ra lấy. Anh hoàn toàn không tiếp xúc với ai, một mình một vườn chỉ có cây cối, rau củ, cá tôm.
“Mình cảm thấy hoàn toàn tách biệt, đối lập với cuộc sống trên thành phố. Mình ăn ngủ đúng giờ, tập thể thao và không bị làm phiền bởi những cuộc gọi công việc. Nói chung mình thích cuộc sống bình yên như thế này.
Dù mình có 21 ngày chỉ một mình, không tiếp xúc với bất cứ một ai, không nghe tiếng ai nói nhưng mình biết đó là đúng đắn. Có thể mình mang mầm bệnh trong người, phải cách ly để bảo vệ người thân đầu tiên rồi khu xóm, xã hội. Chỉ cần một ca lây nhiễm cộng đồng sẽ xáo trộn nguyên vùng quê bình yên”, Pháp thẳng thắn bày tỏ.
Những “chiến lợi phẩm” phục vụ nhu cầu nấu nướng.
Suốt thời gian cách ly như vậy, hằng ngày anh chị và các bác, các cháu cũng gọi điện động viên Pháp nhiều vì sợ một mình anh sẽ buồn. Pháp cũng bày tỏ rằng bản thân đã đủ trưởng thành, ý thức được cuộc sống cần như thế nào. Suốt 3 tuần ròng rã như vậy, Pháp chỉ có khu vườn bầu bạn cho đến khi trọn vẹn, xong xuôi.
Pháp đến trạm y tế để nhận tờ xác thực đã cách ly đủ ngày, đủ điều kiện “tiếp xúc cộng đồng”.
Pháp khi đã hoàn thành cách ly 21 ngày.
“Cảm giác khi ra đường tiếp xúc với thế giới như một sự bừng tỉnh sau giấc ngủ dài vậy. Có 21 ngày mà mọi thứ cứ như 21 tháng. Thật đáng yêu nếu cuộc sống bình yên trở lại. Mình hi vọng dịch bệnh sẽ được kiểm soát và mọi người quay về với nếp sống như xưa”, Pháp chia sẻ.
Bức xúc tài xế bỏ rơi 7 người giữa đường vì không "bao" được giấy xét nghiệm để "thông chốt"
Tài xế nhận chở 7 người về quê ở Sơn La, tuy nhiên không "bao" được giấy xét nghiệm để qua chốt kiểm soát y tế nên bỏ mặc số người này rồi bỏ đi.
Tối 10/8, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip dài hơn 2 phút ghi lại hình ảnh 7 người dân đang ngồi bên vệ đường cùng nhiều đồ đạc kèm theo giữa trời mưa tầm tã.
Theo nội dung chia sẻ, 7 người này thuê một xe ô tô từ cầu Đông Trù, Hà Nội lên cầu Trung Hà để về quê ở Sơn La với giá 700 nghìn đồng/người. Tổng số tiền phải thanh toán cho tài xế là 4,9 triệu đồng.
Tuy nhiên, tài xế chỉ chở đến Bệnh viện Ba Vì thì bỏ số người này lại, sau đó họ phải tự đi bộ lên cầu Trung Hà. Thời điểm quay clip là tối nhưng 7 người này vẫn chưa được ăn.
7 người thuê xe về quê bị tài xế bỏ rơi giữa đường
Liên quan đến đoạn clip trên, tối cùng ngày, chúng tôi đã liên hệ với người chia sẻ sự việc là anh T.B.T, anh này xác nhận và cũng là người có mặt để tìm hiểu sự việc: "Thông tin như đã chia sẻ là diễn biến toàn bộ sự việc có thật, tôi cam đoan chịu trách nhiệm với những gì mình chia sẻ, mục đích chính là lấy lại công bằng cho những người dân nghèo khổ kia", anh T. cho biết, trong lúc đang tìm hiểu sự việc thì bị lực lượng chức năng cắm chốt gần đó giải tán do phòng chống dịch.
Theo anh T. những người khách bị bỏ rơi kể lại; chiều cùng ngày họ thuê xe ô tô từ quận khu vực cầu Đông Trù, hành trình về Sơn La, tài xế nhận 4,9 triệu đồng, thỏa thuận "bao" luôn giấy kết quả xét nghiệm để qua chốt kiểm dịch. Tuy nhiên, khi đưa số khách vào bệnh viện Ba Vì để test thì phải đợi đến hôm sau, tài xế liền quay xe, bỏ mặc 7 người khách rồi đi mất hút.
"7 người này khóc lóc, kêu khổ, họ phải đi bộ từ bệnh viện đến đây khoảng 10km, gặp chốt không được qua vì không có giấy xét nghiệm. Lúc tối ở khu chốt này nhiều người chứng kiến sự việc rất bất bình, thấy đông người đứng lại thì những người làm nhiệm vụ đến giải tán, tránh tụ tập. Chúng tôi rất thương những người này, họ hầu hết là người dân tộc, không còn tiền, tại sao tài xế kia lại làm như vậy", anh T. chia sẻ.
Tài xế lên tiếng
Tối muộn cùng ngày, chúng tôi cũng liên lạc với tài xế để xác minh, anh này cho hay, trước khi nhận chở khách, anh có thỏa thuận và biết rõ thời điểm này không được hoạt động nhưng vì không có việc làm nên "tranh thủ".
"Trước khi nhận chở họ, tôi nói rõ ràng là hiện tại đi lại rất khó khăn, nhiều chốt nên tôi thu mỗi người 700 nghìn đồng và chở 7 người từ cầu Đông Trù lên trạm kiểm soát dịch ở cầu Trung Hà. Việc 7 người này qua được trạm hay không là do mọi người, tôi chỉ làm công tác vận chuyển, đến nơi là lấy tiền và được khách đồng ý. Sau đó, tôi mới lái xe đón khách ở cầu Đông Trù để đi về Phù Yên, Sơn La", anh lái xe nói.
7 người bị tài xế bỏ rơi gần chốt kiểm soát dịch
Lái xe ô tô 4 chỗ, cho biết thêm, sau khi thỏa thuận anh đón 7 người này tại cầu Đông Trù vào lúc hơn 14h chiều cùng ngày rồi đi lên cầu Trung Hà để khách qua chốt bắt xe về Sơn La.
Đến khoảng 16h30, tài xế chở 7 người đến gần Bệnh viện Ba Vì, lúc này anh nói với khách nếu muốn test Covid-19 thì vào bệnh viện làm, sau đó sẽ lên trạm để xin sang bên kia bắt xe về quê.
"Khi đang ở Bệnh viện tôi nói còn cách chốt kiểm dịch cầu Trung Hà khoảng 5-6km, khi nào test xong thì đi bộ lên chốt, tôi quay xe ra về.
Tuy nhiên, vào bệnh viện thì được phản hồi là hết kit test Covid-19 và hẹn vào sáng mai quay lại.
"Đang trên đường về thì tôi nhận được cuộc gọi từ khách hàng nói ngày mai mới test Covid-19 được. Tôi nói với khách nếu về Hà Nội test Covid-19 thì tôi sẽ quay lại chở về nhưng khách hàng bảo không. Lúc đó, nếu khách hàng yêu cầu quay lại đón thì tôi sẽ quay lại ngay", lái xe nói.
Về thông tin 7 người khách cho rằng, số tiền 4,9 triệu đã có thỏa thuận "bao" luôn kết quả test nhanh Covid-19, tài xế phủ nhận và cho biết, hai bên chỉ thỏa thuận về cung đường và không có việc "bao" test Covid-19.
"Tối hôm nay tôi nhận được nhiều cuộc gọi từ mọi người và tôi cũng hỏi được 7 người này đang ở chốt kiểm dịch Covid-19 ở cầu Trung Hà. Tôi nói với 1 người dân ở trên đó, để sáng mai xem tình hình thế nào, nếu cần, tôi sẽ trả lại tiền cho 7 người này", anh lái xe nhấn mạnh.
Theo thông tin chúng tôi nắm được, ngay trong tối hôm nay sau khi tìm hiểu sự việc, tổ công tác làm việc tại chốt kiểm soát cầu Trung Hà (Ba Vì, Hà Nội) cùng người dân đang giúp đỡ để về quê.
Thương cụ ông đi bộ tập tễnh, CSGT biếu tiền rồi đưa đến bệnh viện Trong những ngày TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, lực lượng CSGT không chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cư dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch mà còn giúp đỡ khá nhiều hoàn cảnh khó khăn. Mới đây, theo Pháp Luật TP.HCM, tổ công tác của Đội CSGT Hàng Xanh, thuộc Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM...