Về quê ngoại đón Tết, ngày ra Hà Nội đón tôi ở bến xe là cô gái lạ mặt mặc váy cô dâu: “Em chờ mãi để nghe lời chúc phúc của chị với anh Vũ”
Không thể tin được đợi chờ mãi, người đón tôi không phải là anh nà là một cô gái lạ mặt mặc váy cô dâu. Cô ta nhìn tôi mỉm cười vẻ như quen biết từ lâu.
Lấy được người chồng hiền lành, ấy đã là điều kiện tiên quyết giúp người phụ nữ có được một cuộc sống hạnh phúc rồi. Đó là tôi nghĩ như vậy. Và tôi đã dùng nó để chọn người đàn ông của cuộc đời mình. Anh hơn tôi 1 tuổi.
Mẹ tôi nói con gái nên lấy chồng hơn nhiều tuổi một chút vì sau khi sinh nở, bầu bí mình sẽ già đi nhanh lắm. Sợ khi ấy đi với chồng lại chẳng xứng rồi thì nhiều chuyện không hay sẽ xảy ra. Tôi nghe chỉ cười, mẹ lo xa quá rồi. Anh hiền lành, giỏi kiếm tiền như vậy, tôi còn mong gì hơn nữa chứ. Ai mà ngờ đc đâu…
Kết hôn xong, mới đó 1 tháng,mà tôi đã mang bầu luôn rồi. Có tin vui, tôi mừng lắm, hí hửng báo tin cho anh. Anh mỉm cười ôm lấy tôi nhưng sao tôi lại thấy cảm giác ấy gượng gạo làm sao ấy. Kiểu như anh vừa hoàn thành xong trách nhiệm vậy.
Bầu bí, tôi không bị nghén ăn, chỉ nghén ngủ. Lúc nào tôi cũng thèm ngủ, đặt lưng là ngủ luôn rồi. Tan làm về nhà có khi chả đợi ăn cơm đã lăn nhà giường và nửa đêm hoặc khi nào bụng đói mới tỉnh dậy. Chỉ có điều, khoảng thời gian tôi ngủ dài ấy, không biết anh đã làm gì. Tôi hỏi thì anh trả lời rằng anh làm việc. Tôi sẽ cứ mãi tin lời anh cho đến ngày.
Lấy được người chồng hiền lành, ấy đã là điều kiện tiên quyết giúp người phụ nữ có được một cuộc sống hạnh phúc rồi. (Ảnh minh họa)
Sinh con xong 1 tháng thì cũng đến Tết. Tôi định đưa con về ngoại ít ngày chơi với ông bà rồi sẽ lên trước Tết thì anh nói
Năm nay anh bận công việc quá nên hai mẹ con về ngoại đón Tết nhé rồi anh sẽ về sau.
Video đang HOT
Về ngoại đón Tết, có người phụ nữ nào đi lấy chồng xa mà không mong điều này đâu. Tôi gật đầu đồng ý ngay.
Nhưng chờ mãi, 30 giao thừa rồi sang ngày mùng một tôi vẫn không thấy anh về. Gọi điện thì vẫn báo anh bận. Sốt ruột, tôi bế con trở lên vào mùng 3. Tôi gọi điện và còn nhắn tin kĩ càng anh đón tôi ở bến xe. Không thể tin được đợi chờ mãi, người đón tôi không phải là anh nà là một cô gái lạ mặt mặc váy cô dâu. Cô ta nhìn tôi mỉm cười vẻ như quen biết từ lâu. Trong khi tôi ngơ ngác và ngóng anh đâu thì cô ta:
- Em chờ mãi để nghe lời chúc phúc của chị với anh Vũ (Vũ là tên chồng tôi).
- Cô… Cô có nhầm tôi với ai không?
- Không đâu chị, chị đúng là vợ anh Vũ mà. Đơn ly hôn anh Vũ soạn sẵn rồi, đợi chị kí thôi. Hôm nay bọn em tổ chức trước vì đẹp ngày.
Bóng hai người đó khuất nhanh làm tôi choáng váng. Là cơn ác mộng phải không? (Ảnh minh họa)
Chợt nhớ mấy ngày anh bảo bận, tôi nhấc điện thoại gọi cho anh thì…
- Không phải gọi nữa, tôi đây rồi. Những gì cô ấy nói là sự thật. Tôi không hề yêu cô, tôi lấy cô là vì trách nhiệm với gia đình. Nếu cô có con, tôi sẽ được lấy người con gái tôi yêu. Cô tự về nhà đi, chúng tôi phải tới hôn lễ đây.
Bóng hai người đó khuất nhanh làm tôi choáng váng. Là cơn ác mộng phải không? Tôi không tin chuyện này là sự thật đâu. Tại sao anh lại có thể đối xử với tôi như thế chứ. Tất cả từ trước đến nay chỉ là sự giả dối thôi sao? Từ đầu đến cuối, tôi chỉ là một con rối, một con rối sống trong sự sắp đặt hạnh phúc giả dối của người khác. Đau đớn hơn, đó lại là người chồng, người mà tôi hết lòng tin tưởng, yêu thương. Mà đứa con, chẳng nhẽ cũng không có ý nghĩa gì với anh hay sao? Anh giấu tôi lâu như vậy là anh quá giỏi đóng kịch hay là tôi quá ngu ngốc.
Ôm con trên tay, tôi thấy tương lai mù mịt quá! Đi đâu về đâu giữa biển người mênh mông này đây?
Là phụ nữ lấy chồng xa nhưng tôi không bao giờ chọn về quê ngoại ăn Tết
Những ngày Tết, hàng xóm láng giềng ai cũng phải ghen tỵ với không khí nhộn nhịp, vui tươi của gia đình tôi.
Hơn 10 năm ở bổn phận ấy, nói chẳng ngoa rằng chưa một ai kêu ca, phàn nàn hay chê bai tôi. (Ảnh minh họa)
Mấy ngày gần Tết, dù trên cơ quan hay về nhà, tôi cũng nghe đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè bàn tán ăn Tết ở đâu, nhà nội hay nhà ngoại, hay đi du lịch. Đa phần những ai làm dâu đều thích và muốn về ngoại ăn Tết với muôn nghìn lý do, cách thuyết phục khác nhau.
Có chị hùng hồn tuyên bố: nhà chồng không có quyền can thiệp vào việc chúng tôi ăn Tết ở đâu hay đi đâu, làm gì. Dĩ nhiên, đi đâu làm gì là việc của các chị, nhưng sống, hành động như thế nào để hợp tình, hợp lý, đúng đạo lý đâu phải ai cũng biết.
Tôi cũng là con dâu, thậm chí là dâu trưởng của một dòng họ lớn, gia giáo coi trọng lễ nghĩa nên dù ít hay nhiều tôi cũng hiểu đạo làm dâu. Hơn 10 năm ở bổn phận ấy, nói chẳng ngoa rằng chưa một ai kêu ca, phàn nàn hay chê bai tôi là không hiểu biết. Thậm chí, họ còn coi tôi như một hình mẫu để răn dạy con cái trong nhà.
Còn với tôi, mẹ chồng lại là hình mẫu để tôi học tập và noi theo. Dù chỉ sống được cùng bà mấy năm, nhưng tôi thấy rằng mẹ chồng luôn đặt công việc nhà chồng lên trên hết. Chưa một lần bà về ăn Tết với gia đình bên ngoại. Chính vì vậy tôi cũng học và làm theo như vậy. Cho đến bây giờ, thâm tâm tôi thấy hoàn toàn đúng.
Ngày thường, bên nhà ngoại có công việc gì tôi đều về lo liệu, thậm chí đích thân mẹ chồng còn sang thăm nom, góp vui chia buồn hay động viên tinh thần. Nhưng ngày Tết tuyệt nhiên chưa một lần vợ chồng con cái chúng tôi về ngoại ăn Tết. Có chăng, chỉ là về trước ngày 30 và sau ngày mùng 3 gọi là có quà cáp lễ vật dâng cúng ông bà tổ tiên và thắp nén nhanh tiễn các cụ.
Chẳng phải tôi không nhớ, không thương hay không muốn ăn Tết cùng bố mẹ, gia đình nhà đẻ. Nhưng thiết nghĩ, mình là dâu, phải cáng đáng lo toan công việc nhà chồng, điều đó vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ nhưng cũng là điều gì đó đáng tự hào.
Vẫn biết là ai cũng muốn được ăn Tết cùng bố mẹ đẻ mình, nhưng "xuất giá thì phải tòng phu", lấy chồng phải theo nhà chồng. Chị em thử nghĩ xem, nhà chồng đã mang trầu cau cưới hỏi, xin dâu, có thắp hương khói xin chứng dám để các chị là con của nhà chồng. Vì vậy, dù muốn hay không các chị vẫn "là ma" của họ, nên việc nhà ngoại ăn Tết không còn trong phạm vi, quyền hạn lo lắng của các chị nữa.
Những ngày Tết, hàng xóm láng giềng ai cũng phải ghen tỵ với không khí nhộn nhịp, vui tươi của gia đình tôi. (Ảnh minh họa)
Tôi thấy nhiều chị lấy lý do sợ bố mẹ đẻ buồn nên muốn về ăn Tết cùng cho ông bà đỡ tủi thân. Xin thưa, chỉ cần các chị làm tốt bổn phận bên nhà chồng thì mới là cách tốt nhất để bố mẹ các chị yên tâm và tự hào rồi, chứ đâu nhất thiết cần các chị bù đắp bằng mấy ngày Tết.
Còn có chị em thì than thở phải cơm nước vất vả mấy ngày Tết, muốn về ngoại ăn Tết còn được nghỉ ngơi. Tôi thấy đó là suy nghĩ thật ích kỷ! Các chị chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Cả năm cũng chỉ có mấy ngày Tết để các chị làm mâm cơm canh cúng bái tổ tiên mà các chị cũng định trốn tránh trách nhiệm, kêu than này nọ thì thật quá đáng trách.
Những ngày Tết, hàng xóm láng giềng ai cũng phải ghen tỵ với không khí nhộn nhịp, vui tươi của gia đình tôi. Đó là điều khiến tôi vô cùng hạnh phúc và tự hào. Tôi nghĩ rằng mình đã làm đúng.
Và tôi cũng nghĩ rằng, phàm là bố mẹ, ai cũng muốn con gái mình được khen ngợi, tôn trọng và có tiếng nói trong gia đình chồng. Vẫn biết các cụ có thể buồn, có thể thấy thiếu vắng, nhưng nếu mọi người giải thích và nói rõ nguyện vọng của mình thì chẳng ai nỡ trách các chị đâu.
Theo Afamily
Bầu đến tháng thứ 7 chồng vẫn ép vợ bắc thang lau chùi trần nhà để đón Tết và cái kết Bị chồng ép phải trèo thang lau nhà dù đang bầu 7 tháng, Thủy đành gạt nước mắt làm công việc chồng giao để rồi sau đó lại xảy ra cảnh tượng kinh hoàng này. Đang cố lau chùi trần nhà thì... (ảnh minh họa) Còn những nửa tháng nửa tháng mới đến Tết nhưng Hoàng đã bắt vợ dọn dẹp nhà cửa...