Về quê chơi dịp hè, bố kinh hãi phát hiện con gái 5 tuổi bị giun xâm nhập cơ thể, bò lúc nhúc dưới da
Thấy chân con gái có nhiều nốt to cộm lên, lòng bàn chân bỗng xuất hiện những vết ngoằn nghèo như giun màu hồng, người cha liền đưa đi khám thì phát hiện con mắc chứng bệnh rợn người.
Đó là trường hợp của bé N.T.T. (5 tuổi, quê ở Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh). Trước đó, bé N.T.T được đưa về quê ngoại ở Long An chơi nhân dịp hè, khi đến ngày về, người cha thấy phía trên bàn chân con gái có nhiều nốt to cộm lên. Sau đó, trên lòng bàn chân phải bỗng xuất hiện những vết ngoằn nghèo như giun màu hồng.
Nghi có chuyện bất thường, phụ huynh đưa bé đến khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố thăm khám. Khi bé T. chìa bàn chân phải cho bác sĩ xem, nhiều nốt đỏ to sần lên vẫn còn, dấu vết của ấu trùng di chuyển tạo ra những vết dài ngoằn nghèo như đường hầm. Tình trạng này khiến bệnh nhi ngứa ngáy hết cả người, liên tục gãi dẫn đến da bị xây xát, chấn thương.
Bé N.T.T. mắc Hội chứng ban trườn.
Bác sĩ Minh Mẫn, người trực tiếp điều trị cho bé T. chia sẻ, bệnh nhi mắc phải căn bệnh có tên Creeping eruption – Hội chứng ban trườn (hay Cutaneous Larva Migrans – Ấu trùng da di chuyển). Đây là một bệnh nhiễm trùng da do ấu trùng giun móc từ mèo, chó và động vật khác. Khi đi bộ trên bãi cát bằng chân trần hoặc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân động vật, con người có thể bị nhiễm ấu trùng gây bệnh này.
Ấu trùng di chuyển ký sinh dưới bề mặt da và đào hang biểu hiện màu đỏ, ngứa. Các vị trí thường bị ảnh hưởng là bàn chân và cẳng chân, hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể tiếp xúc với đất bẩn. Trứng ký sinh trùng được truyền từ phân của động vật bị nhiễm khuẩn qua đất cát ẩm ướt tới da người.
Cẳng chân và bàn chân là các vị trí dễ bị ảnh hưởng.
Bác sĩ Mẫn phân tích, ấu trùng có thể xâm nhập thông qua nang lông, vết nứt da hoặc thậm chí da còn nguyên vẹn. Sau đó vài ngày đến vài tháng từ nơi xâm nhập ban đầu, chúng di chuyển dưới da tạo nên đường hầm rộng 3-5 mm.
Triệu chứng thường gặp là ngứa, có thể nặng hơn vào ban đêm, ban đỏ hình dải vằn vèo hoặc hình lượn sóng, di chuyển kèm theo ngứa rất nhiều. Ấu trùng có thể lây lan theo thời gian, thường là khoảng 1cm mỗi ngày. Bệnh thường xảy ra trên bàn chân và chân, nếu nhiễm khuẩn nặng có thể gây ra một số đường khác.
Bác sĩ cho biết bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Bác sĩ cho biết bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu chủ động can thiệp sẽ rút ngắn được quá trình của bệnh bằng thuốc kháng giun sán đường uống và đường bôi tại chỗ.
Video đang HOT
“Triệu chứng ngứa sẽ giảm đáng kể trong vòng 24-48 giờ sau điều trị và tổn thương sẽ được giải quyết trong vòng 1 tuần. Khi có nhiễm trùng da thứ phát cần kết hợp với kháng sinh” – bác sĩ Mẫn cho biết.
Được biết thời điểm này năm ngoái, BV Nhi đồng Thành phố cũng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi mắc Hội chứng ban trườn với các triệu chứng tương tự.
Để phòng tránh căn bệnh này, bố mẹ cần lưu ý:
- Nếu nhà có nuôi chó, mèo, luôn dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm hàng tuần.
- Vứt bỏ vào thùng rác hoặc phải chôn lấp phân chó, mèo.
- Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.
- Sau khi chơi đùa với chó, mèo; nghịch đất cát và trước khi ăn uống hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ với xà phòng.
- Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.
Theo Helino
Đây là lý do bạn bị mọc mụn trong tai và một vài cách đơn giản để loại bỏ chúng
Các loại mụn nhọt mọc trong tai có thể xuất hiện ở bất kì phần nào của tai, gây ngứa ngáy và khó chịu.
Mụn là những kẻ đáng ghét thường xuất hiện trên mặt hoặc lưng, gây cho chúng ta vô vàn phiền toái. Tồi tệ hơn, trong nhiều trường hợp, chúng còn xuất hiện và sưng tấy trên tai, thậm chí là trong ống tai của bạn, gây đau đớn. Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân mụn hình thành trên tai và mách bạn một vài cách đơn giản để loại bỏ chúng một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân nổi mụn trong tai
Mụn trứng cá là chứng bệnh ngoài da thông thường xảy da do sự bài tiết dầu quá mức từ các tuyến dầu của da. Các loại mụn nhọt mọc trong tai (tên gọi y tế là u nang bã nhờn) có thể xuất hiện ở bất kì phần nào của tai, từ vành tai, phía sau tai và cả trong ống tai. Chúng gây ngứa ngáy và khó chịu. Đặc biệt, các nốt mụn xuất hiện bên trong tai thường gây đau đớn, trong khi các nốt mụn mọc bên ngoài thì không. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra mụn tai.
Viêm tai
Chứng bệnh viêm tai này thường xảy ra do bơi trong vùng nước bị nhiễm khuẩn. Lúc này, các vi khuẩn có trong nước gây nhiễm trùng tai ngoài và ống tai, làm mụn xuất hiện. Ngoài ra, nếu bạn gãi tai bằng các vật dụng không sạch sẽ, bạn cũng có thể bị viêm tai.
Nhiễm trùng do xỏ khuyên
Những kích ứng gây ra do việc xỏ khuyên có thể dẫn đến sự hình thành của vết sưng nhỏ trên dái tai hoặc trong ống tai gần khu vực có khuyên. Bụi bẩn, sáp và dầu sẽ tích tụ lại, kết hợp cùng vết sưng khiến mụn phát triển gây đau đớn.
Vệ sinh kém
Tai là khu vực nhạy cảm, nếu tiếp xúc với các vật cứng hoặc sắc nhọn, tai rất dễ bị xây xát và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, tay bẩn, tai nghe không vệ sinh và tóc cũng có thể đưa vi khuẩn có hại vào tai. Tại đây, chúng phát triển và gây nổi mụn.
Thay đổi nội tiết
Những thay đổi về mức độ hormone trong cơ thể cũng có thể dẫn đến sự hình thành mụn ở tai, đặc biệt là với phái nữ.
Các nguyên nhân khác
Các bệnh mãn tính như ung thư cũng có thể chịu trách nhiệm cho các nốt mụn hình thành ở tai. Nếu vết sưng trên tai của bạn quá lâu không tự lành hay trông khác với mụn thông thường, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Làm thế nào để loại bỏ mụn trong tai?
Mụn tai thường tự lành và biến mất trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Nếu bạn muốn tăng tốc quá trình này, có một số biện pháp đơn giản sẽ giúp ích cho bạn. Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là luôn rửa tay thật sạch trước khi chạm vào tai. Bàn tay không sạch có thể làm mụn phát triển nặng thêm.
Các sản phẩm y tế
Nếu mụn trong tai là mụn trứng cá, bạn có thể dùng tăm bông nhúng vào cồn để nhẹ nhàng lau tai và vùng nốt mụn hai lần một ngày. Cồn có thể khử trùng giúp nốt mụn mau khô, đồng thời ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn qua các vùng khác.
Sử dụng oxi già cũng là một biện pháp hiệu quả. Tất cả những gì bạn cần làm là thấm bông y tế với oxi già và thoa bông lên nốt mụn vài lần một ngày. Oxi già không có tính chống viêm và kháng khuẩn nên đẩy nhanh quá trình loại bỏ mụn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem trị mụn có chứa benzoyl peroxide để thoa lên nốt mụn.
Các liệu pháp tự nhiên
Húng quế, hành tây, dấm táo hay trà đen đều là các nguyên liệu thiên nhiên có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm. Ép húng quế và hành tây lấy nước hoặc dùng dấm táo chấm nốt mụn một vài lần mỗi ngày giúp mụn xẹp đi nhanh chóng. Với trà đen, bạn hãy nhúng túi trà vào nước nóng trong một phút, loại bỏ nước dư thừa, chờ nguội bớt rồi đặt lên nốt mụn.
Cách đơn giản nhất là dùng một miếng gạc ấm đắp lên mụn trong khoảng 10 - 15 phút. Nhiệt độ ấm áp từ miếng gạc giúp vùng mụn bớt sưng viêm và giúp mụn lên đầu nhanh hơn.
Bạn cũng cần lưu ý là tuyệt đối không được tự ý nặn mụn tai bởi hành động này có thể đưa thêm vi khuẩn vào nốt mụn khiến mụn nặng hơn, làm lây lan mụn hoặc để lại sẹo.
Nguồn: Stylecraze
Theo Helino
Bệnh viện nhi hiện đại nhất miền Nam có bãi đáp trực thăng Sáng 1/6 Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) quy mô 1.000 giường bệnh, chính thức vận hành các hạng mục dịch vụ khám chữa bệnh. Tiến sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết bệnh viện gồm một tầng hầm và 8 tầng nổi với tổng mức đầu tư trên 4.476 tỷ đồng từ nguồn...