Về quê bạn thân ăn cưới, cô gái bất ngờ vì món tráng miệng lạ
Một lần về ăn cưới người bạn thân ở Phú Thọ, tôi bất ngờ khi món tráng miệng được mang ra.
Hôm ấy, tôi nhận lời mời về Phú Thọ dự đám cưới của một người bạn thân. Đường làng quê xanh mướt với những ngôi nhà cổ kính đỏ khiến tôi cảm thấy như lạc vào một không gian yên bình, mộc mạc.
Nhưng điều khiến tôi ấn tượng nhất lại không phải phong cảnh hay bữa tiệc linh đình, mà chính là món tráng miệng trong mâm cỗ cưới.
Cỗ cưới tráng miệng bằng mía khiến khách bất ngờ.
Ăn cỗ xong, tôi gọi người phục vụ, nhắc rằng mâm mình thiếu đồ tráng miệng. Tưởng người ta sẽ mang ra đĩa dưa hấu, quýt hay trái cây khác nhưng họ lại mang ra một đĩa mía được chẻ sẵn, cắt từng khúc.
Tôi thực sự bất ngờ nên hỏi: “Tráng miệng bằng mía ạ?”.
Thực sự đi rất nhiều đám cưới, ăn cỗ nhiều nơi nhưng lần đầu tiên tôi được ăn cỗ cưới có món tráng miệng bằng mía.
Video đang HOT
Hỏi người bạn Phú Thọ ngồi cùng bàn, tôi mới biết đây không phải chuyện lạ ở quê bạn. Bạn bảo, từ lâu, cỗ cưới hay đám giỗ quê bạn đều có món tráng miệng là mía.
“Mía là biểu tượng của sự ngọt ngào, may mắn nên nó thường được dùng trong các dịp lễ cưới hỏi”, bạn giải thích.
Tôi nghe xong cũng chỉ cười bởi cho rằng, đó là cách nghĩ hoa mỹ chứ món tráng miệng nào cũng ngọt, cũng ngon cả, không chỉ riêng mía.
Bạn nói tiếp, những gia đình hiện đại hơn thỉnh thoảng còn biến tấu món tráng miệng này thành mía hấp quế cho dậy mùi thơm.
Tôi lại hỏi: “Vậy các cụ già đi ăn cỗ thì sao? Mía cứng, người răng chắc mới nhai được, liệu có phù hợp với những người lớn tuổi răng yếu?”.
Bạn cười, bảo rằng không phải đám cưới nào cũng cố định dùng mía làm món tráng miệng. Thông thường, các gia đình sẽ cân nhắc thêm các món khác như chuối, quýt… Các cụ không ăn được thì mang về cho con, cháu.
Thực tế là ngày xưa, người ta hay dùng tráng miệng bằng mía vì món này luôn có sẵn và cũng rẻ hơn các món hoa quả khác. Nhưng bây giờ suy nghĩ cũng đã khác hơn nhiều… Nhiều gia đình muốn giữ truyền thống xưa thì vẫn dùng mía thay các loại hoa quả tráng miệng khác.
Thú thực nếu tráng miệng bằng mía, tôi ăn cũng khó, huống gì là các cụ… Nhưng đi đâu quen đấy, tôi cho đây là một trải nghiệm khá thú vị để hiểu thêm về phong tục nhiều nơi.
Tiết lộ từ hàng xóm Lê Tuấn Khang: "Bên cồn" là ở đâu mà đi xe ôm tận 200k?
Cả mạng xã hội đều rần rần trước "đám giỗ bên cồn" nhưng liệu đã ai biết "bên cồn" là ở đâu?
Những ngày vừa qua, khắp các nền tảng mạng xã hội đều rần rần trước Lê Tuấn Khang, anh chàng TikToker nhận được sự yêu mến bởi sự chân chất, mộc mạc nhưng không kém phần hài hước qua các video của mình. Cùng với đó, cụm từ "đám giỗ bên cồn" trong các video của Tuấn Khang cũng viral khắp cõi mạng. Dân tình khắp nơi rủ nhau đi ăn "đám giỗ bên cồn", ấy vậy nhưng "bên cồn" là ở đâu thì gần như... chưa ai biết.
Lê Tuấn Khang và cụm từ "đám giỗ bên cồn" rần rần khắp cõi mạng thời gian vừa qua
Cồn là từ được người dân miền Tây sử dụng để gọi một vùng đất phù sa được bồi đắp nằm giữa những con sông lớn. Hiểu một cách đơn giản thì cồn cũng giống như đảo, nhưng đảo nằm trên biển còn cồn thì nằm trên sông. Được biết, ở tỉnh Sóc Trăng (cũng chính là quê hương của Lê Tuấn Khang) có các cồn như cồn Mỹ Phước, cồn Phong Nẫm, cồn Lý Quyên, các cồn ở huyện Cù Lao Dung...
Trong rất nhiều video của Lê Tuấn Khang, cụm từ "đám giỗ bên cồn" vẫn liên tục xuất hiện. Đáng chú ý, trong một video, khi nhân vật bà Sáu nhờ Tuấn Khang chở đi "đám giỗ bên cồn" thì anh chàn đã đưa ra giá tận "2 xị" (200k). Với mức giá này, nhiều người dự đoán rằng có lẽ "bên cồn" nằm cách rất xa.
Khung cảnh làng quê trong các video của Tuấn Khang
Theo lời kể của những người bà con thân thiết và bà con hàng xóm của Lê Tuấn Khang thì ở phạm vi gần quanh khu vực sinh sống của nam TikToker thật ra... không có cồn nào cả. Một người thân khác tiết lộ rằng nếu nhắc tới cồn thì có Cù Lao Dung, nhưng nơi này lại cách nơi ở của Lê Tuấn Khang khá xa. Quả thật, nếu đi ăn "đám giỗ bên cồn" ở Cù Lao Dung thì giá xe ôm 200k là chuyện hoàn toàn dễ hiểu.
Dù vậy, bên cạnh Cù Lao Dung, từ nơi quê nhà của Lê Tuấn Khang đi về phía sông Hậu còn có cồn Phong Nẫm hay cồnn Mỹ Phước... nên cũng có khả năng "đám giỗ bên cồn" trong các video của Lê Tuấn Khang các địa điểm này.
Lê Tuấn Khang chở bà Sáu đi "đám giỗ bên cồn"
Hiện tại, để nói một cách chính xác rằng "bên cồn" là bên nào thì ngay cả các "diễn viên" trong video của Lê Tuấn Khang cũng... không biết.
Theo những người hàng xóm, những "diễn viên quần chúng" trong các video của Tuấn Khang thì "nó biểu làm sao tụi tui làm vậy, không biết nó quay cảnh đó ở đâu", hay thậm chí có bà hàng xóm cũng chưa từng đi qua "bên cồn" bao giờ. Đây có lẽ vẫn là một trong những bí ẩn cực thú vị trong các video của Lê Tuấn Khang đang chờ "chính chủ" giải đáp.
"35 tuổi, 3 con và... thất nghiệp, thật vô dụng", mẹ bỉm chia sẻ nỗi thất vọng về bản thân khiến nhiều người xót xa 5 năm 3 đứa con, đứa này chưa lớn lại bầu tiếp đứa nữa... mẹ bỉm rơi vào cảnh ở nhà liên tục để trông nom con cái, dọn dẹp nhà cửa. "Đi làm thì không ai chăm con, ở nhà thì chỉ loanh quanh cơm nước, tụt hậu với bạn bè", đó là vòng xoáy mà rất nhiều người mẹ hiện nay...