Về Quảng Trị, thưởng thức món ăn dân dã bún nghệ
Trên đất nước hình chữ “S” thân yêu, chúng ta đặt chân đến vùng đất mới, khám phá một vùng quê mới vì ở đó có những nét đặc trưng riêng, lối sống riêng và ẩm thực riêng của từng địa phương đó.
Quảng Trị, là vùng đất có những nét đặc trưng riêng, ẩm thực riêng mà khi du khách đặt chân đến cũng khó mà có thể bỏ qua những món ăn, ẩm thực nổi tiếng vùng đất này.
Cái tên “bún nghệ” chắc hẳn không quá xa lạ với nhiều người dân Quảng Trị, kể cả một số địa phương khác, tuy nhiên “Bún nghệ Quảng Trị” có một hương vị riêng mà chỉ Quảng Trị mới có, ai đã từng thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên.
Một món ăn dân dã của người dân Quảng Trị mang đậm hương vị cay nồng của nghệ tươi Vĩnh Linh, tiêu xanh vùng Cùa… được chắt chiu từ những tinh hoa của vùng đất, cái ngọt béo của miếng lòng… thấm đậm qua từng miếng gắp. Nếu có dịp du lịch đến Quảng Trị, bạn hãy một lần thưởng thức qua món bún nghệ bắt vị này để cảm nhận hương vị đậm đà của nơi đây.
Video đang HOT
Bún nghệ đôi khi còn được gọi bằng cái tên khác là bún lòng xào nghệ. Để có được món bún nghệ đúng điệu, ngon như ý, người nấu cần phải đầu tư thật kỹ lưỡng trong tất cả các khâu từ việc chuẩn bị nguyên liệu cho đến cắt thái và khi lên bếp.
Nguyên liệu chính của món này là lòng heo, bún, nghệ tươi Vĩnh Linh giã nhỏ, tiêu xanh vùng Cùa. Lòng heo phải là lòng heo mới mổ, tươi ngon và được chọn những khúc ngon nhất trong bộ lòng, ngoài ra phải có thêm phần sụn của ống thực quản, sau khi mua về làm sạch bằng nước cốt chanh hay dấm cùng muối và rượu trắng. Sau khi lòng được làm sạch thì cắt miềng vừa ăn ướp cùng gia vị. Nghệ tươi, phải là loại nghệ địa phương trồng trên đất đỏ Vĩnh Linh, củ tuy nhỏ nhưng rất cay nồng. Nghệ tươi được cạo sạch vỏ đập và băm nhỏ. Lòng sau khi ướp thấm thì đưa vào xào cùng với hành tím, tỏi cho săn lại rồi bỏ nghệ băm nhỏ vào xào đến lúc chín thì cho bún vào xào tiếp cho đến khi sợi bún hơi khô và cháy cạnh tỏa thơm nồng, tiếp đến nêm thêm gia vị.
Bún lòng nghệ Quảng Trị (Phan Hoài An)
Một tô bún nghệ sẽ gây hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên với bạn bằng một màu vàng tươi, rưới một ít nước mắm biển ớt cay nồng, rải thêm ít ngò xanh, tiêu xanh, rồi rắc thêm chút tiêu bột đen đen, vậy là có ngay một đĩa bún nghệ thơm ngon, vừa làm nức lòng, vừa làm đã mắt du khách đang cồn cào với cái bụng réo rắt. Gắp một đũa đầu tiên, bạn sẽ thấy hơi lạ lẫm với vị hăng nồng của nghệ tươi, cay cay của tiêu Cùa; miếng tiếp theo sẽ giúp bạn đến cảm nhận rõ ràng về món ăn này hơn, nhất là sự mềm mại, không nhão, không khô, rất vừa ăn của những sợi bún xào nóng hổi, đã được nghệ ươm vàng, cộng thêm vào đó là cái giòn giòn của sụn, cái béo, dai dai của lòng heo sẽ là bạn không bao giờ quên được.
Đến Quảng Trị, ghé thăm những danh lam thắng cảnh đẹp như: Mũi Trèo, biển Cửa Việt – Cửa Tùng, nước nóng Klu – Đakrong, đèo Sa Mù… cùng thưởng thức những món ăn ngon như: Nem lụi chợ Sải, bánh ướt Phương Lang, bánh lọc Mỹ Chánh… Và bạn đừng quên ghé thăm thành phố Đông Hà, ăn tô bún nghệ và ngắm dòng sông Hiếu đầy thơ mộng về đêm.
Trưa nay ăn gì: Dân dã cơm kho quẹt cho bữa trưa giữa tuần
Cơm cháy kho quẹt là một trong những món ăn dân dã quen thuộc ở miền Tây Nam bộ. Ai đã từng thưởng thức món ăn này, chắc chắn không thể quên được hương vị đặc trưng của những miếng cơm cháy giòn rụm, quyện lẫn trong hương vị đậm đà, ngọt thanh và cay nồng của kho quẹt sền sệt.
Tên gọi của món ăn xuất phát từ cách ăn đặc biệt của người miền Tây. Khi thưởng thức họ dùng đũa "quẹt" mạnh xuống đáy nồi. Cách này là để món thấm vị mặn mòi đúng như tên gọi "kho rồi quẹt". Ngoài ra, do đặc trưng ở vùng đất này nên món kho quẹt trở nên độc đáo hơn. Ở đây người dân tận dụng tóp mỡ, thêm mắm, đường, kèm theo con tép trấu, con cá lòng tong, trái ớt hiếm kho chung. Thế là thành món kho quẹt! Còn cơm cháy, ban đầu nấu cơm và tận dụng phần cơm bị cháy nơi đáy nồi.
Mặc dù là món ăn đặc trưng của người miền Nam và miền Tây nhưng hương vị kho quẹt dễ ăn, cuốn hút vị giác bất kì ai thưởng thức. Nguyên liệu cho món ăn đúng chuẩn là thịt ba chỉ và tôm khô loại ngon. Chọn loại thịt ba chỉ 2 phần mỡ và 1 phần nạc thì làm kho quẹt sẽ ngon hơn. Về mỡ heo có lẫn ít thịt, trong và có màu hồng nhạt khi thắng tóp mỡ sẽ giòn ngon hơn. Tôm khô nên chọn tôm nõn có màu hồng đỏ, thịt tôm căng tròn, rắn chắc và không mềm hay dễ gãy.
Ngoài ăn chung với cơm cháy, kho quẹt còn được dùng ăn kèm với rau luộc. Vị thanh mát của rau củ quả luộc hòa quyện với vị mặn mà của kho quẹt ăn mãi không biết ngán. Các loại rau củ có thể kết hợp tùy thích như cà rốt, đậu que, cải thìa, cải thảo, mướp, khổ qua... Chọn các loại rau củ tươi, không úng, héo để luộc lên màu đẹp và mùi vị ngon ngọt. Kho quẹt ngon nhất khi được nấu trong niêu sành sứ hoặc niêu đất. Kho quẹt nấu càng lâu thì màu càng sậm đen. Chỉ nên nấu đến khi hơi kẹo sánh lại thì kho quẹt màu nâu óng ánh đẹp mắt hơn.
Khi ăn, bạn cho cơm cháy ra đĩa bày cùng với chén kho quẹt, để nguyên miếng cơm cháy to và xé nhỏ rồi chấm với kho quẹt hoặc cắt miếng vừa ăn bày lên đĩa. Quét một miếng cơm vào nồi kho quẹt và ăn thử thì cảm nhận ngay được độ giòn rụm của cơm, ăn nghe rộp rộp vui tai. Nồi kho quẹt đậm đà, topping thì ngập tràn, nào là thịt, nào là tóp mỡ lại tôm khô.
Món ăn này đúng chuẩn phải có bốn vị: Ngọt bùi, béo ngầy ngậy, cay dìu dịu, chút mằn mặn. Tuy dân dã và đơn giản nhưng cơm cháy kho quẹt đã trở thành một món ăn ngon và dễ gây "nghiện", chiếm trọn cảm tình của những người sành ăn. Hơn thế, nhờ cách chế biến đơn giản món ăn này đã và đang lan tỏa đi khắp các vùng miền. Nếu bạn đang muốn đổi vị cho bữa trưa mới lạ thì đây là một gợi ý thú vị không thể bỏ qua.
Cá nục hấp cuốn bánh tráng Món ngon khó quên của người miền Trung Cá nục hấp cuốn bánh tráng là món ăn của người miền Trung. Những con cá nục bé bằng ngón tay, được hấp chín, cuốn chung với bánh tráng, rau, ăn kèm với nước chấm, mang lại cảm giác rất ngon miệng. Cá nục có rất nhiều ở ven biển các tỉnh miền Trung, nấu canh, kho hay chiên... món nào cũng ngon....