Về nhà người yêu, vừa tới nơi mẹ em ghé tai nói một câu, tôi muốn chia tay ngay
Tuy ghé sát vào tai em nhưng tôi vẫn nghe rõ mồn một những lời bác gái nói.
Vốn dĩ xuất thân trong một gia đình bình thường ở quê sau này mới lên thành phố lập nghiệp nên tôi cũng chẳng có yêu cầu cao sang gì khi chọn lựa bạn đời cả. Với tôi, chỉ cần cả hai thấy hợp thì sẽ tiến tới hôn nhân.
Gần 2 năm trước, tôi quen Huệ qua lời giới thiệu của người bạn thân. Em ít hơn tôi 5 tuổi, khá xinh xắn, dễ thương, ngoan hiền lại chịu thương chịu khó.
Giống như tôi, em cũng là dân tỉnh lẻ lên thành phố mưu sinh. Huệ kể, dưới em còn hai người em đang trong độ tuổi đi học, bố mất sớm, mẹ không tái giá mà ở vậy nuôi 3 các con khôn lớn. Cuộc sống rất vất vả nên mỗi tháng em đều gửi tiền về để mẹ lo cho các em ăn học tới nơi tới chốn.
Khi yêu, em rất chân thành và mộc mạc, chưa bao giờ đòi hỏi quà cáp cao sang hay bắt tôi dẫn đi chơi chỗ này chỗ kia. Huệ còn nấu ăn rất ngon, mỗi lần qua phòng tôi em đều nấu cả một bàn đồ ăn, chúng bạn tôi cũng được nếm thử rồi, ai cũng phải suýt xoa.
Nói chung, Huệ chẳng có điểm gì chê được cả, từ lâu tôi đã xác định cô ấy là vợ tương lai của mình rồi. Có điều, nhiều lần muốn về quê thăm mẹ và các em, Huệ đều khước từ nói rằng chưa phải lúc. Mãi tới gần đây, khi yêu nhau gần 2 năm, tôi tạo áp lực lớn quá nên em mới miễn cưỡng dẫn tôi về ra mắt. Tôi năm nay đã 27 tuổi rồi, cứ lần lữa mãi bao giờ mới về thăm nhà em rồi tính chuyện cưới xin được.
Bạn gái tôi vừa dịu dàng lại đảm đang, chịu thương chịu khó. (Ảnh minh họa)
Lần đầu về ra mắt nhà bạn gái, biết nhà em nghèo tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng khi nhìn thấy căn nhà cũ kỹ, xập xệ ấy tôi vẫn không khỏi sửng sốt. Vừa về tới cửa, tôi đã nghe thấy tiếng mẹ Huệ lớn tiếng chửi mắng các em.
Thoáng chút xấu hổ, Huệ lớn tiếng gọi với vào trong: “Mẹ ơi, chúng con về rồi đây ạ”.
Video đang HOT
Nghe tiếng Huệ gọi, mẹ em từ trong nhà bước ra, theo sau là 2 đứa em, nhưng khi nhìn thấy mẹ bạn gái, nụ cười trên mặt tôi bỗng chốc cứng đơ lại. Mẹ em xuất hiện với gương mặt phờ phạc, nếp nhăn in hằn nơi khoé mắt nhưng nhìn qua cũng đủ biết bà đang mang bầu và sắp tới ngày sinh nở.
Thấy tôi, mẹ em hỏi han vài cầu rồi ghé vào tai Huệ thì thầm:
- Mấy hôm nay mẹ mệt nên không đi làm được, tiền trong nhà hết rồi, con đưa cho mẹ vài triệu tiêu tạm nhé. Hôm nay cũng chưa có gì ăn, chút con đi chợ rồi nấu cơm hộ mẹ nhé.
Tôi ngồi gần nên vẫn nghe rõ nhưng lời mẹ Huệ nói với em. Sau đó, tôi cùng Huệ đi chợ để chuẩn bị bữa trưa. Lúc này, tôi mới dám hỏi em về việc tại sao mẹ lại mang bầu khi đã lớn tuổi như thế.
Yêu nhau gần 2 năm Huệ mới dẫn tôi về nhà ra mắt. (Ảnh minh họa)
Huệ mỉm cười, bình tĩnh kể:
- Trước em không muốn đưa anh về nhà cũng vì lý do này. Thực ra, ba chị em em là cùng mẹ khác bố, không ai giống ai cả. Sau khi bố em mất, mẹ em qua lại với một số người đàn ông. Khi yêu thì ông nào cũng ngọt ngào, chăm chút nhưng khi biết mẹ em có thai, mấy ông ấy lại quất ngựa truy phong.
Hai lần rồi mà mẹ em vẫn chưa sáng mắt ra, và lần này cũng vậy. Em vừa tức vừa thương mẹ, có lẽ bố em mất sớm, thiếu thốn tình yêu thương nên mẹ mới luôn khao khát, tìm kiếm một người đàn ông để chở che, dựa vào. Bà ấy sai khi yêu đương mù quáng như vậy, nhưng dù gì cũng là mẹ em nên em chỉ đành chấp nhận.
Từ sau chuyến về thăm nhà Huệ, tôi cứ suy nghĩ mãi. Huệ là cô gái tốt, tình cảm tôi dành cho em là thật lòng, nhưng nhà em quá nặng gánh. Nhà em quá nghèo, mẹ em không có công ăn việc làm ổn định, giờ lại sắp tới ngày sinh nở, chưa kể hai đứa em em đang tuổi ăn tuổi học. Tôi sợ lấy Huệ, chưa kịp nuôi con của mình đã phải đuôi con của mẹ vợ. Nghĩ đến đây đã thấy chán, chỉ muốn chia tay luôn.
Thấy tôi nhiều cảm xúc ngổn ngang, Huệ hiểu nên cũng nói:
- Gia đình em hoàn cảnh như vậy. Nếu anh muốn chia tay, em sẽ không níu kéo hay trách móc nửa lời. Chúng ta đi tiếp hay dừng lại anh cứ suy nghĩ kỹ đi.
Thật lòng tôi rất muốn lấy Huệ về làm vợ, nhưng gia cảnh của em làm tôi khó nghĩ quá. Tôi có nên cưới cô ấy không, xin hãy cho tôi lời khuyên.
Chỉ vì ghen tuông mù quáng...
Hơn 15 năm gắn với 'nghề' hòa giải, cùng tấm lòng nhiệt huyết, ông Đặng Đình Kích (Tổ trưởng Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) đã hòa giải thành nhiều vụ mâu thuẫn.
Câu chuyện hòa giải thành dưới đây được ông Đặng Đình Kích kể với phóng viên PL&XH là một trong những vụ mà ông ấn tượng nhất.
Câu chuyện hòa giải:
Ông Đặng Đình Kích chia sẻ:"T rong quá trình hòa giải, tùy vụ việc, tôi sẽ vận dụng những phong tục, tập quán, quy ước và những kiến thức pháp luật liên quan, nhẹ nhàng phân tích, giải thích có lý, hợp tình theo phương châm "đúng - sai phân minh", "lý tình trọn vẹn" và xóa tan mâu thuẫn. Điều tối kỵ trong khi hòa giải là hòa giải viên không được đổ lỗi cho bất cứ bên nào. Hòa giải viên phải giúp các bên "hòa" thì mới "giải" được những mâu thuẫn". Ảnh: Văn Biên
Vợ chồng chị Lan và anh Đăng vốn có tiếng là đẹp đôi, chịu thương chịu khó. Sau khi kết hôn, anh chị được cha mẹ hai bên cho một căn nhà tại Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông để ra ở riêng, ngoài căn nhà, cha mẹ anh Đăng còn cho anh chị mấy trăm triệu để làm ăn. Nhờ tu chí làm ăn lại khéo léo vun vén nên hai vợ, chồng anh chị chỉ ít năm đã tích góp được số vốn kha khá. Với tiềm lực kinh tế mạnh, vợ chồng chị Lan bắt đầu mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê thêm nhân công.
Chị Lan hàng ngày quản lý tại xưởng sản xuất, anh Đăng lo đối ngoại, tìm đầu ra cho sản phẩm. Công việc thuận buồm xuôi gió, con cái học hành giỏi giang nên gia đình anh chị đầm ấm, hạnh phúc, rộn rã tiếng cười là niềm mong ước của biết bao người.
Tuy nhiên, vì tính chất công việc phải gặp gỡ khách hàng, các mối quan hệ nên anh Đăng thường xuyên đi sớm về muộn, thậm chí có chuyến công tác mở rộng thị trường dài ngày tại các tỉnh xa. Hơn thế nữa, cũng vì tính chất công việc, anh Đăng thay đổi hoàn toàn cách ăn mặc từ quần bò, áo phông, đi giầy thể thao trước đây sang áo sơ mi, quần âu, giầy da bóng nhoáng, đầu tóc lúc nào cũng mượt mà, thơm mùi nước hoa nam. Anh Đăng thường xuyên tham dự các buổi nhậu cùng khách hàng cũ và các mối quan hệ mới.
Thấy chồng thay đổi chóng mặt như vậy, vốn tính hay ghen, chị Lan thường hay tra hỏi chồng "đi đâu, làm gì" mỗi khi anh Đăng về muộn. Chị cho rằng anh có bồ nhí bên ngoài nên mới như vậy. Anh Đăng một mực khẳng định không làm gì có lỗi với vợ, anh ăn diện cũng chỉ vì công việc. Anh Đăng càng giải thích thì chị Lan càng không tin. Chán nản, anh Đăng chẳng muốn giải thích thêm gì với vợ, anh để chị Lan muốn nghĩ thế nào cũng được. Về phái chị Lan, khi tra hỏi chồng nhưng chẳng thấy anh trả lời thì lại nghĩ anh ấy có lỗi nên im lặng trước những lời phán xét của vợ.
Suốt một thời gian dài vợ chồng anh Đăng sống trong cảnh nghi ngờ nhau như vậy, khiến cho cuộc sống ngột ngạt, công việc knh doanh bị ảnh hưởng nhiều vì không ai quán xuyến.
Mâu thuẫn của vợ chồng chị Lan bị đẩy lên đến đỉnh điểm khi chị có đơn đề nghị ly hôn khiến ai nghe cũng thấy ngỡ ngàng.
"Khi được nhận hòa giải vụ việc này, tôi cùng các thành viên tổ hòa giải nhanh chóng vào cuộc để tìm hiểu câu chuyện", ông Kích cho biết.
Khi biết rõ nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn giữa hai vợ chồng chị Lan, ông Kích trực tiếp gặp anh Đăng để nói chuyện. "Bác sống cùng khu với cháu từ khi cháu còn nhỏ, bác biết cháu là người giản dị, chăm chỉ làm ăn, thương vợ con, bác không tin cháu có nhân tình, cháu có thể lừa dối vợ. Nhưng chỉ ít năm trở lại đây, cháu thay đổi hoàn toàn, cá nhân bác cũng bất ngờ huống chi là vợ cháu. Phụ nữa có yêu chồng thì mới ghen tuông. Nếu chúa chót có lỗi với vợ thì nên quay đầu lại. Cháu đang có tất cả mọi thứ, đừng vì một thú vui nào đó mà hất bỏ tất cả, cháu sẽ mất tất đó. Cháu phải nghĩ đến 2 đứa con cháu, chúng đang tuổi ăn tuổi lớn, nếu vợ chồng cháu chia tay, rồi thì cháu cũng sẽ có hạnh phúc mới, vợ cháu cũng sẽ bờ vai khác để tựa...nhưng 2 đứa nhỏ là khổ nhất", ông Kích kể.
Ông Kích cho hay, sau khi nghe ông phân tích, anh Đăng vẫn một mực khẳng định không hề có bồ nhí bên ngoài, anh ăn diện cũng vì phải gặp gỡ nhiều đối tác nên cần chỉnh chu thể hiện sự tôn trọng khách hàng.
"Nghe anh Đăng nói vây, tôi cũng có lòng tin. Tôi cũng dò hỏi mấy đứa cháu cùng trang lứa có quen biết với anh Đăng, cùng một vài mối quan hệ của tôi đã từng làm ăn với anh Đăng thì đều được họ khẳng định là không hề có chuyện anh Đăng bồ bịch. Họ còn khẳng định: "Thằng Đăng cả đời nó chỉ biết mỗi vợ nó chứ làm gì có người thứ 2", ông Kích kể thêm.
Lựa thời điểm thích hợp, ông Kích và các thành viên trong tổ hòa giải có mặt tại nhà vợ chồng chị Lan để tổ chức buổi hòa giải. Sau khi nghe những phân tích, lý lẽ của ông Kích cùng các thành viên, chị Lan thừa nhận cũng chỉ vì quá yêu chồng nên đã ghen tuông mù quáng, hiểu lầm chồng, có những lời nói xúc phạm đến chồng . Chị Lan cũng ân hận vì đã gửi đơn ly hôn trong khi mới chỉ nghi ngờ chồng bồ bịch, chứ chưa hề có bất cứ chứng cứ nào.
Trước mặt ông Kích và các thành viên tổ hòa giải, Chị Lan xin lỗi anh Đăng. Mặc dù, vãn chưa nguôi giận vợ nhưng trước thái độ chân thành của vợ, anh Đăng chấp nhận lời xin lỗi của chị Lan
Buổi hòa giải thành công, những mâu thuẫn, bất hòa giữa hai vợ chồng chị Lan và anh Đăng được gạt bỏ. Ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Sau buổi hòa giải thành, ông Kỹ vẫn thường xuyên quan tâm thăm hỏi về cuộc sống và công việc của gia đình anh, chị.
Tên nhân vật đã được thay đổi
Xu hướng người trẻ trì hoãn kết hôn có phải do sợ hôn nhân? Không nhiều bạn trẻ sợ kết hôn và đa số đều cho rằng nhà cửa và sự nghiệp là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tiến tới hôn nhân của mình. Hôn nhân không phải là chủ đề mới nhưng chưa bao giờ là cũ. Câu chuyện "cưới vợ gả chồng" luôn nhận được sự quan tâm từ tất...