Về nhà ngoại “thuốc lợi sữa và chống trầm cảm sau sinh”
Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “ về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con của hầu hết bà mẹ Việt.
Ở cữ nhà nội có gì mà phải sợ đến thế?
Đối với mẹ sau sinh, không gì đáng sợ bằng thời gian ở cữ, và nhất là ở cữ nhà nội. Không đáng sợ sao được khi một ngày phải ăn 6 bữa, trong đó 3 bữa cơm và 3 bữa cháo móng giò. Các cụ quan niệm ăn nhiều cơm mới nhiều sữa, nên bát cơm không như bát cơm ngày thường mà phải nén chặt và đầy ú ụ mới được. Móng giò thì lợi sữa, tất nhiên là phải ăn.
Thực đơn của bà đẻ quanh đi quẩn lại có canh rau ngót, thịt nấu nghệ, thịt kho tiêu, đều đặn bữa nào cũng giống bữa nào. Không ăn hết thì sao? Thì là có tội lớn với bố mẹ chồng, mất công chuẩn bị, nấu nướng mà con dâu còn dám chê? Còn cố ăn hết thì sao? Thì sớm muộn cũng bị trầm cảm vì ăn không ngon miệng mà thôi.
Đấy là chuyện ăn uống, vốn dĩ ở nhà nội sẽ không thể được tự do. Nhưng chuyện chăm con, nuôi con còn mất tự do hơn. Phải chăm con theo cách của các cụ này, mà đa phần các cách đó phản khoa học lắm. Nào là rơ lưỡi bằng mật ong, con bú xong phải cho nó uống nước, đừng đóng bỉm mà phải tập xi tè, hắt hơi – sổ mũi – ho hắng là phải uống kháng sinh ngay, không thì làm sao mà khỏi được….
Người mẹ đáng lẽ được toàn quyền chăm con theo cách của mình, theo những kiến thức đã học hỏi được từ trước, thì giờ phải nghe vô vàn những lời khuyên từ bất cứ ai và bị áp đặt cả chuyện chăm con như thế nào. Cứ như thể người mẹ đó chẳng hề biết gì vậy.
Giai đoạn sau sinh là giai đoạn cơ thể và tâm tính người mẹ có nhiều thay đổi. Chưa quen với việc thức đêm chăm con, bế con, tắm cho con, cho con bú nhưng trước mặt nhà nội phải tỏ ra là người mẹ đảm. Con khóc một tiếng là bật dậy như “lò xo”, không được để con bị muỗi đốt, bị hăm, bị nôn trớ. Chỉ một sơ sẩy nhỏ thôi, nhà nội sẽ nhìn với ánh mắt khác ngay. Thế nên người mẹ hình thành tâm lý phòng vệ, và lúc nào cũng áp lực chuyện mình phải là người mẹ hoàn hảo, chu toàn.
Video đang HOT
Mất tự do, bí bách và ức chế là những cảm giác thường thấy khi ở cữ nhà nội. (Ảnh: US News)
Còn về chuyện nuôi con sữa mẹ, nếu nhiều sữa, rất có thể sẽ bị chê là sữa hôi, sữa không có chất, sữa nhạt, cho con bú thêm sữa ngoài đi. Nếu ít sữa, tất nhiên cũng bắt phải cho bú thêm sữa ngoài, nhưng người mẹ còn chịu nhiều “dằn vặt” hơn khi hết người này đến người nọ nói “mẹ gì không có sữa cho con”. Vô tình những câu nói ấy làm tổn thương người mẹ và họ bỗng cảm thấy mình là kẻ tội đồ, chăm con không khéo, không làm tròn nghĩa vụ của người mẹ.
Nói tóm lại, nếu để nói về việc ở cữ nhà nội, thì vài từ sau sẽ mô tả chân thực nhất. Đó là mất tự do, bí bách và ức chế.
Về nhà ngoại – &’ thuốc lợi sữa và chống trầm cảm sau sinh’
Phụ nữ sau sinh có một mong mỏi âm thầm nhưng to lớn, mà ít ông chồng nào có thể hiểu được. Đó là được về nhà ngoại. Về nhà ngoại đích thị là “thuốc lợi sữa và chống trầm cảm sau sinh”, bởi khi tâm trạng vui vẻ thì điều gì cũng có thể xảy ra, từ ít sữa thành nhiều sữa, từ lầm lì, buồn bã trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, nói nhiều, cười nhiều.
Về nhà ngoại, mẹ sau sinh được là chính mình, được cho phép mình lười biếng, có thể nằm dài trên giường, ăn những món mình thích và quan trọng hơn là không phải lo lắng xem người khác đánh giá mình chăm con, nuôi con như thế nào.
Nói thì bảo quá đáng nhưng nếu ở nhà nội một mình mẹ một chiến tuyến, chẳng ai ủng hộ, chẳng ai hỗ trợ, thì về nhà ngoại lại hoàn toàn khác.
Ở cữ nhà nội nếu con thức chơi đêm, chỉ có mình mẹ bế con đến mỏi rã tay thì thôi, còn ở nhà ngoại, cứ “tống” hết cho bà ngoại trông, đã có bà ngoại lo hết, mẹ ngủ khò khò.
Ở cữ nhà nội thường xuyên nghe lời khuyên “phải như này, phải như nọ”, ở nhà ngoại thì tự do, toàn quyền chăm con theo cách của mình.
Ở cữ nhà nội, có thể sẽ ít sữa và stress sau sinh, ở nhà ngoại được coi là “thuốc lợi sữa” hiệu quả nhất.
Thế nên các ông chồng ạ, nếu thấy vợ mình bỗng dưng ít sữa hoặc hay buồn bã, khóc lóc, tâm tính không ổn định, thì hãy tặng vợ ngay món quà “về nhà ngoại”, đảm bảo chỉ vài tuần sau đó, vợ sẽ vui vẻ, yêu đời trở lại.
Theo Vietnammoi.vn
Vợ muốn về ăn tết với bố mẹ, chồng kiên quyết không cho còn giang tay tát vợ
Những gia đình như gia đình chồng chị, những ông chồng như chồng chị thời nay chắc không còn nhiều, nhưng rõ ràng là vẫn có. Trong thâm tâm họ vẫn coi trọng đàn ông, coi thường phụ nữ. Họ gia trưởng, bảo thủ, ích kỉ, vô tình. Họ chỉ biết nghĩ cho mình mà không hề muốn đặt mình vào vị trí của người khác.
Ngày xưa mẹ chị vì sức khỏe yếu nên bố chị không cho mẹ chị sinh thêm dù nhà ít con và chưa có con trai. Ở thời bố chị mà tư tưởng của ông đã tiến bộ như vậy rồi. Ông coi trọng tính mạng vợ mình hơn là thằng con trai nối dõi. Ông hài lòng với hai cô con gái và chăm sóc nuôi dạy hai chị em chị khôn lớn thành người. Ước mong của bố chị có lẽ cũng chỉ là mong con gái mình có thể làm chủ đời mình, là được sống vui vẻ hạnh phúc chứ không phải bị người ta chèn ép.
Chị được học hành đàng hoàng, có công ăn việc làm ổn định chứ không phụ thuộc ai. Chị lấy chồng là để gây dựng thêm một gia đình mới chứ không phải để cung phụng nhà chồng rồi lơ là bất hiếu với người đã sinh ra mình.
5 năm chị lấy chồng, 5 năm chị không về tết. 5 năm gia đình chồng chị có thêm người chăm lo cũng là ngần ấy năm bố mẹ chị thui thủi xa vắng nhớ thương con. Họ chưa từng đòi hỏi hay trách móc điều gì. Họ cũng không mong chờ con gái con rể mình thế này thế nọ. Ước mong của họ là chị hạnh phúc, là được gia đình chồng thương yêu. Nhưng cuối cùng chồng chị, gia đình anh ấy đã đối xử với chị như thế nào? Có đáng với sự tận tâm của chị hay không? Có đáng với sự gửi gắm của bố mẹ chị hay không?
Bố mẹ chị già rồi, không biết được mùa xuân nào là mùa xuân cuối cùng. Tết nay chị không về thì tết năm sau có thể về cũng không còn gặp nữa. Bố mẹ chị mong chị tết này, còn về sau có khi chẳng còn để mà mong ngóng nữa.
Theo tôi, trước khi về nhà ngoại ăn tết chị nên về nhà chồng trước, cần mua sắm gì thì mua hay biếu tiền bố mẹ chồng sắm tết. Rồi sau đó rõ ràng trình bày với họ về sức khỏe của bố mình, về nguyện vọng của chị. Nếu họ đồng ý thì vui vẻ cảm ơn mà lên đường. Nếu họ có khó chịu không hài lòng thì cũng cứ dứt khoát mà đi. Cũng đừng quên nói với chồng hi vọng anh có thể thu xếp ra năm vào thăm bố mẹ vợ. Sau đó anh ta có đi không thì tùy. Chị làm dâu, luôn trọn đạo với nhà chồng, chị không có gì phải hổ thẹn. Đừng sợ bố mẹ chồng, cũng đừng sợ chồng. Người ta chỉ sợ cái đúng chứ không sợ cái sai.
Nếu sau việc này mà gia đình chồng chị ý kiến thái độ này nọ hay chồng chị đối xử với chị chẳng ra sao thì chị cũng nên nghĩ đến tương lai cả cuộc đời dài rộng sau này mà tìm cho mình con đường nào dễ đi nhất. Với phụ nữ, gia đình rất quan trọng nhưng không phải vì thế mà phải nín nhịn cam chịu bằng mọi giá để giữ gìn.
Hãy mạnh mẽ và dứt khoát lên chị ạ. Cuộc đời chúng ta, có những khi chỉ cần một lần do dự cũng có thể khiến cả cuộc đời phải ân hận nuối tiếc. Hãy trở về nhà, thắp lên nụ cười trên môi bố mẹ, tự tay nấu cho bố mẹ mình những bữa cơm ấm cúng. Cùng họ đón giao thừa, đón năm mới trong ấm áp sum vầy, hân hoan. Hãy quên những con người ích kỉ ấy đi. Nếu họ không thể cho đi thì chẳng có tư cách gì mong đón nhận lại.
Phản hồi của độc giả Hằng Hà
Theo VNE
Sinh toàn con gái, bố mẹ tôi phải cô đơn trong đêm giao thừa Tôi năm nay 30 tuổi, kết hôn được 5 năm, có một con trai gần 4 tuổi. Tôi lấy chồng cùng quê, cả hai vợ chồng đều ra thành phố học hành rồi lập nghiệp. Gia đình chồng tôi vẫn ở quê, không khá giả, bố mẹ có lương hưu nhưng không nhiều (chúng tôi không phải chu cấp hàng tháng, chỉ thỉnh...