Vẻ ngoài lạ lẫm của loại cá bị đưa vào sách đỏ
Do có bề ngoài khá ‘độc’ và đẹp, cá hải long cỏ được rất nhiều yêu cá cảnh săn làm cá cảnh.
Chính vì sự suy giảm đáng kể ở môi trường tự nhiên, nó được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa vào sách đỏ năm 2006.
Cá hải long cỏ ( cá rồng biển thân cỏ) có tên khoa học là Phyllopteryx Teniolatus, là một loài cá thuộc họ cá chìa vôi. Đây là loài duy nhất của chi Phyllopteryx. Do có vẻ ngoài độc lạ, rất nhiều người săn làm cá cảnh. Chính vì sự suy giảm đáng kể ở môi trường tự nhiên, nó được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa vào sách đỏ năm 2006.
Hải long cỏ là biểu tượng hải dương của bang Victoria (Australia). Loài này thường gặp ở bờ biển phía Nam của Australia. Chúng thường sinh sống ở vùng nước ven biển xuống ít nhất sâu 50m. Nó gắn liền với các rạn đá, giường rong biển, đồng cỏ cỏ biển và các cấu trúc thuộc địa của rong biển.
Con trưởng thành có màu hơi đỏ, với các mảng vàng và tía. Chúng có phần phụ như chiếc lá giúp ngụy trang và một số gai ngắn để tự vệ. Con đực có thân hẹp hơn và màu tối hơn con cái. Hải long cỏ có một vây lưng dài dọc theo lưng và vây ngực nhỏ ở hai bên cổ giúp cho chúng giữ được thăng bằng. Loài cá này có thân dài 45cm.
Thức ăn của cá hải long cỏ là động vật giáp xác và các động vật phù du. Cũng giống như cá ngựa, con đực sẽ chịu trách nhiệm ấp trứng. Tới thời kỳ sinh sản, con cái đẻ khoảng 120 trứng vào các bề mặt đuôi con đực. Những quả trứng này được con đực thụ tinh và mang nơi mình khoảng 1 tháng sẽ nở. Đáng chú ý, cá hải long có không có khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.
Phát hiện cá rồng lấp lánh giống hình viên đạn ở độ sâu 300m
Cá rồng vây cao là loài hiếm nhất trong nhóm cá sống ở vùng biển sâu này.
Các nhà sinh vật học biển đã phát hiện ra một loài cá biển quý hiếm, có ngoại hình rực rỡ trong chuyến thám hiểm ở Vịnh Monterey, California, Mỹ.
Phát hiện cá rồng lấp lánh sống ở vùng biển sâu
Đây là cá rồng vây cao, loài hiếm nhất trong số các loài cá rồng. Trước đây, các nhà khoa học chỉ phát hiện những cá thể còn sống một vài lần.
Trong ba thập kỷ, bằng các phương tiện điều khiển từ xa ROV, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) đã khám phá vùng biển sâu, tìm thấy nhiều điều kỳ diệu.
Cá rồng vây cao rất khó bắt gặp. Chúng thường sống ở vùng nước sâu. Con cá đặc biệt lần này tìm thấy ở độ sâu hơn 300 mét.
Bruce Robison, nhà khoa học cấp cao của MBARI, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Đây là phát hiện đáng kinh ngạc, loài cá này cực hiếm thấy. Màu sắc lấp lánh của nó là một trong những điểm hấp dẫn nhất".
Vảy của cá rồng lấp lánh, có màu đồng kim loại, không giống với bất kỳ loài cá nào sống ở biển sâu. Theo các chuyên gia, màu đồng của cá do hấp thụ tàn dư của ánh sáng xanh, giúp cá có thể ngụy trang, gần như không thể nhìn thấy trong môi trường sống của nó. "Khi chúng tôi chiếu ánh sáng trắng lên cá, trông nó thật lộng lẫy", Bruce Robison cho biết.
Kiểu ngụy trang này giúp nó trở thành một kẻ săn mồi phục kích đáng sợ. Chúng lơ lửng trong bóng tối và chờ những con cá nhỏ và động vật giáp xác bơi qua. Những con mồi bị thu hút, tiến lại gần con cá rồng mà không hề biết nguy hiểm đang cận kề.
Bruce Robison cho biết: "Nó sử dụng mồi nhử để thu hút những con mồi nhìn thấy điểm phát sáng. Khi con mồi tiếp cận gần, cá rồng sẽ phát huy tác dụng của bộ hàm rộng và nhiều răng của nó để siết chặt".
Để có được phát hiện thú vị này, Bruce Robison và một nhóm các nhà nghiên cứu đã tham gia chuyến thám hiểm kéo dài một tuần, tiến hành nhiều thí nghiệm và quan sát trong một khoảng trên biển.
Theo Bruce Robison, nhóm nghiên cứu trên những con tàu đã phải tinh ý, nắm bắt cơ hội và sẵn sàng ứng phó với những điều bất ngờ, họ không bao giờ biết mình có thể phát hiện ra điều gì đặc biệt. "Việc phát hiện ra loài cá rồng vây cao lấp lánh này chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy sự tò mò, kiên trì khám phá về đại dương đã được đền đáp", Bruce Robison nói.
Vẻ đẹp ấn tượng của chim trĩ huyết Trĩ huyết, là cái tên khá lạ lẫm với người Việt Nam. Tuy nhiên, đây được xem là giống chim phổ biến ở Ấn Độ. Trĩ huyết (gà lôi đuôi ngắn) có tên khoa học là Ithaginis Cruentus. Giống gà này phân bố khá rộng rãi ở miền Đông dãy Himalaya, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Trung Quốc. Năm 2009, trĩ huyết được...