Về miền tây xứ Nghệ mùa măng đắng
Mỗi năm một lần, đồng bào dân tộc thiểu số nơi miền tây xứ Nghệ lại vào vụ đi tìm măng đắng. Tuy mùa măng đắng kéo dài không lâu nhưng vào những ngày tháng 3 (đói giáp hạt) chính loài măng đó đã cứu bà con dân bản.
Lâu dần, khi cuộc sống không còn phải lo cái đói, những mầm măng đắng ngày nào lại trở thành một đặc sản của núi rừng. Ở Nghệ An, khu vực miền tây có rất nhiều loài măng này, nhưng ở huyện Quế Phong măng đắng được tôn vinh như một đặc sản riêng của vùng này.
Sự tích cây măng đắng
Mùa măng đắng được bắt đầu từ tháng Giêng âm lịch kéo dài cho đến hết tháng 3, vào thời gian này, tiết trời se lạnh kèm theo những cơn mưa xuân báo hiệu một mùa măng bắt đầu. Trên địa bàn huyện Quế Phong, cây măng đắng có ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều nhất ở xã Tri Lễ và xã Thông Thụ. Những khóm Tre già xơ xác nhưng lại cho ra những mầm măng hết sức đặc biệt.
Măng đắng mọc đầy trên những khu rừng miền giáp biên
Không ai biết cây măng đắng có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi sinh ra và lớn lên đã thấy cha mẹ ăn thì cũng ăn lâu dần thành quen. Gặp những bậc cao niên trong bản, nghe họ kể lại về câu chuyện măng đắng mới thấu hiểu được có thời gian chính cây măng này lại là nguồn sống của người dân nơi đây. Bà Quang Thị Tuyết (75 tuổi) một già làng ở bản Mường Phú, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong cho biết: “Cây măng đắng này có từ rất lâu rồi, không ai nhớ rõ nó có từ bao giờ, chúng ta cũng được nghe cha ông kể lại”.
“Thời gian đó, cuộc sống của người dân đang khó khăn, chuyện thiếu ăn thường xuyên diễn ra và cây rừng là nguồn lương thực chính vào khi đó. Thế nhưng, cây rừng rồi cũng có hạn, hái nhiều rồi nó cùng hết. Nhất là vào mùa đông, hầu hết các loại rau rừng đều chậm sinh sôi, tháng 3 khi cái đói của mùa giáp hạt đến, cũng vào thời điểm này, một loại cây rừng họ tre lại cho những mầm măng bụ bẫm nhìn rất thích mắt. Vì cái đói, dân làng lấy măng đó về ăn, nhưng vị đắng của loại măng này khiến nhiều người không ăn nổi, cũng có người lại ăn được nên từ đó người ta gọi là măng đắng”, bà Tuyết tiếp lời.
Video đang HOT
Măng đắng theo chân người ra phố
Lâu dần, cây măng đắng trở nên thân thuộc với đồng bào nơi đây, vị đắng chát đã dần trở nên thân quen với từng bữa ăn của bà con. Bà Quang Thị Thiết (73 tuổi, trú cùng Mường Phú) tiếp lời: “Có 4 loại măng gồm măng đắng, măng giang, măng nứa và măng hốp là những loại có thể làm thức ăn của con người. Tuy nhiên, đứng đầu trong 4 loại đó là măng đắng, vì nó là sinh sôi sớm nhất trong năm. Mùa của măng đắng bắt đầu từ tháng Giêng kéo dài cho đến hết tháng 3. Loại măng đặc biệt này chỉ khi mọc lên khỏi mặt đất mới chuyển sang đắng chứ nếu mầm cây vẫn còn nằm trong lòng đất thì nó lại rất ngọt, có thể ăn sống được”.
Từ ăn để no cái bụng, để tránh cái đói trước mắt, lâu dần người dân thấy lẫn trong vị đắng của măng là vị ngọt. Cũng theo người dân trong bản thì măng đắng có ở nhiều nơi nhưng ở km số 0, cửa khẩu Thông Thụ là loại măng đắng ăn ngon và ngọt nhất. Thế nên, mỗi mùa măng đến, người dân lại rục rịch chuẩn bị đồ nghề đi hái măng. Cả làng, cả bản ai ai cũng có thể hái loại măng này vì chỉ cần một con dao, chiếc gùi là có thể bắt đầu hành trình hái măng. Loại măng này cũng rất dễ chế biến, có thể luộc, xào hay nấu canh.
Đặc sản có một không hai của núi rừng
Ngày nay, dù không còn phải ăn măng chống đói nữa nhưng bây giờ măng lại được coi là khoản thu nhập của bà con đồng bào nơi đây. Với mỗi kg măng đắng đầu mùa sẽ được thương lái thu mua với giá dao động từ 10 – 15 nghìn đồng/kg. Chị Lương Thị Hoa (SN 1974) cho biết: “Bây giờ, măng đắng đã trở thành đặc sản của Quế Phong rồi nên không chỉ có các thương lại đặt mua mà các du khách khi về xuôi cũng đều cố gắng mang theo ít măng để làm quà cho bạn bà, hàng xóm”. Vì măng đắng là loại cây mọc tự nhiên, lại có rất nhiều nên mỗi ngày nếu chịu khó đi sâu vào rừng rậm mỗi người có thể hái đến 40kg măng.
Những già làng ở bản Mường Phú say sưa kể về sự tích măng đắng
Theo quan sát của chúng tôi, dọc quốc lộ 48 có rất nhiều nơi bày bán măng, nhất là trong các khu chợ. Người mua, kẻ bán tấp nập cả một góc, nhiều người tranh thủ chọn những mầm măng thật ngon để chế biến bữa cơm cho gia đình. Dù biết măng đắng là lộc của thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây nhưng cũng không ít người gặp nạn từ những chuyến băng rừng hái măng. Bà Quang Thị Huynh (65 tuổi) chia sẻ: “Muốn hái được măng nói dễ thì cũng rất dễ nhưng mà cũng lắm hiểm nguy, có những người vì muốn hái nhiều măng mà đi sâu vào rừng dẫn đến lạc. Cũng có người còn bị rắn cắn”.
Đến nay, măng đắng đã dần theo con người về thị trấn, về thành phố hay có mặt trong những nhà hàng, được chế biến thành những món ăn rất hấp dẫn. Vì lẽ đó, người dân Quế Phong rất đỗi tự hào vì đặc sản của quê hương. Có một điều đặc biệt mà bà Tuyết nhắc nhở chúng tôi, dù măng đắng có vị đắng nhưng ăn không lo bị ngộ độc hay đau bụng gì cả. Tuy nhiên, những người bị bệnh dạ dày thì tuyệt đối không được ăn loại măng này.
Để chọn được những mầm măng đắng ngon cũng được coi là một quá trình, so với những người có kinh nghiệm thì việc này không khó khăn gì. Anh Duy Thành trú tại thị trấn Kim Sơn cho biết: “Muốn chọn măng ngon, phải chọn mầm măng có bẹ ngoài còn trắng và to một chút. Tuyệt đối không chọn loại có bẹ màu xanh, mậm nhỏ và cao, vì loại này đã mọc thoát khỏi mặt đất rất đắng”.
Chia tay Quế Phong sau những ngày được thưởng thức đặc sản măng của người dân nơi đây. Trước khi ra về, chúng tôi ai nấy cũng đều cố gắng mang theo ít măng đắng về xuôi để làm quà và cũng để chứng minh một điều “Chúng tôi đã đến nơi vùng nhiều măng đắng nhất miền tây xứ Nghệ”.
Theo ANTD
[Chế biến] - Chè lá đắng thanh nhiệt cho ngày hè nắng
Nguyên liệu
Lá đắng tươi: 100g
Gừng: 1 lát
200ml nước lọc
Cách làm
Lá đắng nhặt bỏ những là bị vàng, sâu rầy, lá già hoặc quá non vì nếu lá quá già sẽ làm nước bầm đen, không thơm còn lá quá non làm nước nhạt và không đượm
Rửa sạch lá đắng, không nên vò nát cũng như để nguyên lá mà vò nhẹ cho lá hơi nát là được
Đun sôi nước sau đó cho lá đắng vào, nhấn cho ngập mặt nước rồi tiếp tục đun sôi. Khi nước lá đắng đã sôi, lấy gáo nhấn lá chìm xuống, sau đó đổ thêm chút nước lã vào rồi hạ lửa
Khi nước sánh vàng, cho thêm lát gừng tươi vào, tắt bếp
Cho nước ra ly, thức uống này có tác dụng thanh nhiệt, rất thích hợp cho những ngày hè nắng nóng.
Lá đắng là tên gọi đúng vị của nó, mọc từ thân ra, có hình dạng giống như lá sắn mì. Từ cuống chính tỏa thành chín cuống phụ, mỗi cuống phụ môt lá, thân lá dài từ 5,6 đến 20 cm, rộng độ 4-5cm, chỗ gần cuống tròn hơn, thân lá nhọn, hai mặt đều màu xanh đậm. Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn lá đắng khi ngắt trực tiếp từ cây xuống như người lớn vì vị đắng có thể dẫn tới bị ói, nôn. Theo vietbao
[Chế biến] - Súp cua lá đắng lạ miệng ngon cơm Nguyên liệu Thịt cua: 100g Xương gà: 1kg 100g lá đắng, 50g bột năng, 1 quả trứng gà đánh tan, ½ thìa cà phê muối, ¼ thìa cà phê đường, ¼ thìa cà phê tiêu, 1 đoạn boa-rô Cách làm Xương gà rửa sạch, trụng qua nước sôi, xả lại nước lạnh thật kỹ. Nấu khoảng 3 lít nước sôi, thả xương gà...