Về miền Tây, thưởng thức đặc sản ‘hủ tiếu ngũ sắc’ vừa dai vừa mềm
Về miền Tây Nam Bộ, bạn khó thể bỏ qua hủ tiếu – món ăn được chế biến từ các loại gạo đặc sản xứ này. Đặc biệt về xứ Cần Thơ “gạo trắng nước trong”, trải nghiệm các lò làm hủ tiếu truyền thống, thưởng thức “pizza hủ tiếu”, “hủ tiếu ngũ sắc”…
Để làm ra những cọng hủ tiếu vừa dai, vừa mềm thì khâu xay và pha bột là rất quan trọng – Ảnh: D.KHÔI
Khi đến Cần Thơ du lịch, lâu nay du khách ít khi bỏ qua tour tham quan chợ nổi Cái Răng, tham quan trải nghiệm ăn uống ở lò hủ tiếu Sáu Hoài (rạch Rau Răm, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ)…
Lò hủ tiếu từ lâu đã nổi tiếng với món “pizza hủ tiếu”, được du khách rất yêu thích. Gần đây, ông Sáu Hoài nghĩ ra việc tạo sắc màu cho hủ tiếu bằng nguyên liệu cây lá sẵn có, tạo nét mới cho hủ tiếu truyền thống.
Những sợi hủ tiếu trắng ngà truyền thống, nay có đủ sắc màu hòa quyện, nhìn thôi khách đã thấy thèm.
Với truyền thống 3 đời làm nghề sản xuất hủ tiếu, lò hủ tiếu của gia đình ông Huỳnh Hữu Hoài (Sáu Hoài) là một trong những lò sản xuất và cung cấp hủ tiếu đặc biệt ở Cần Thơ, được nhiều du khách biết đến.
Ngoài sản xuất hủ tiếu, ở đây còn có sân để phơi hủ tiếu dưới ánh sáng tự nhiên. Các công đoạn, thiết bị làm hủ tiếu ở đây vẫn giữ nét truyền thống thủ công, là nét độc đáo của làng nghề để cho ra đời sợi hủ tiếu mềm, dai và giữ được vị ngọt đậm đà của gạo đặc sản.
Theo ông Sáu Hoài, để hủ tiếu ngon thì khâu chọn gạo và pha chế bột là rất quan trọng, đòi hỏi bí quyết nghề nghiệp riêng, tích lũy suốt thời gian dài.
Gạo sau khi ngâm được xay mịn, cho vào lu nước quậy cho lắng thành tinh bột. Người thợ dùng hỗn hợp bột này tráng thành từng lớp mỏng trên bề mặt khuôn.
Bột sau khi pha được đổ một lớp mỏng vào khuôn tráng và hấp chín bằng hơi nước – Ảnh: T.LŨY
Video đang HOT
Khâu tráng bánh hủ tiếu này rất quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo sao cho miếng bánh mỏng đều nhau. Sau đó, thợ tráng bánh đậy nắp khuôn để bánh chín nhờ hơi nước.
Sau công đoạn tráng, bánh hủ tiếu được mang đi phơi nắng từ 3-4 giờ. Bánh tráng được phơi xếp trên những tấm phên tre, thợ tráng phải tạo bề mặt láng mịn không để đốm nổi trên bề mặt bánh hủ tiếu.
Sau khi tráng, hấp chín, bánh được đem phơi nắng – Ảnh: T.LŨY
Sau khi phơi nắng, từng tấm bánh sẽ được cắt thành những sợi hủ tiếu dài, mỏng. Trước đây, hủ tiếu Sáu Hoài chỉ có hai loại: màu trắng sữa đặc trưng của bột gạo và loại màu vàng do pha với bột nghệ.
Bánh phơi xong sẽ đưa vào máy cắt thành sợi hủ tiếu – Ảnh: T.LŨY
Giờ đây, để tạo trải nghiệm ẩm thực mới cho khách, ông Sáu Hoài cho ra mắt sản phẩm “hủ tiếu sắc màu” mới, đây là sản phẩm mới sau thành công của món “pizza hủ tiếu” trước đây của gia đình. Sợi hủ tiếu sắc màu được tạo màu từ rau củ, cây lá thiên nhiên, hoàn toàn không sử dụng phẩm màu, hóa chất.
Từ màu cam của trái gấc, màu xanh tím từ hoa đậu biếc, màu xanh của lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu hồng tía từ củ dền, thanh long ruột đỏ… tất cả cho ra những sợi hủ tiếu nhìn thôi đã thấy thèm.
Những sợi “hủ tiếu sắc màu”, nhìn thôi đã thấy thèm – Ảnh: T.LŨY
Theo ông Sáu Hoài, muốn thực khách nhớ, mọi thứ phải thay đổi, nhất là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, kế đến hình thức món ăn phải cho đẹp, hương vị món phải đậm đà… để khách cảm nhận bằng vị giác, nhớ mãi hương vị còn lưu luyến sau khi ăn.
Khi trải nghiệm các công đoạn làm hủ tiếu xong, khách sẽ được thưởng thức các món ăn từ cọng hủ tiếu mình làm ra, cảm giác rất thích thú!
Tô hủ tiếu sắc màu được trụng chín, nước súp được nấu bằng xương chan vào cọng hủ tiếu đã trụng, thêm rau giá, thịt, tôm, trứng cút… tùy ý thích của khách. Cọng hủ tiếu ăn vào vừa dai, vừa mềm, vừa đậm vị ngọt của gạo và hương vị trái cây rau củ hòa quyện.
Cọng hủ tiếu trụng chín, ăn với nước dùng và gia vị đậm đà – Ảnh: D.KHÔI
Nếu khách muốn thưởng thức món “pizza hủ tiếu” lạ miệng, đặc sản lâu nay của lò hủ tiếu Sáu Hoài thì cũng có thể ăn kèm theo các gia vị tùy thích. Điểm nhấn của món “pizza hủ tiếu” là những sợi hủ tiếu được khoanh tròn, đem ướp gia vị và chiên giòn lên.
Ăn kèm có thể là trứng chiên xắt sợi, thịt khìa nước dừa xiêm đậm đà. Thịt sau khi khìa được xắt nhỏ, bỏ phía trên khoanh hủ tiếu chiên giòn, kèm theo có thể để thêm hành phi, đậu phộng, ăn kèm rau sống, tương ớt hay tương cà (như pizza)…
Món “pizza hủ tiếu” đặc sản của lò hủ tiếu ông Sáu Hoài – Ảnh: CTV
Dù là món ăn được chế biến bằng cách chiên nhưng khi ăn, khách không có cảm giác ngán vì mùi dầu mỡ, khi ăn kèm gia vị truyền thống như rau giá, trứng, thịt khìa… Cắn vào cọng hủ tiếu giòn tan, với các loại hương vị béo ngọt của thịt khìa, rau giá sẽ thấy mùi vị đậm đà miền Tây.
Lạ lùng hủ tiếu pate: Đặc sản chỉ Bến Tre mới có
Hủ tiếu pate là món ăn kết hợp tuyệt vời giữa món nóng và món nguội, khiến nhiều người phải tìm thử cho bằng được và không thể ngớt lời khen ngợi.
Những món cơm độc đáo miệt sông nước Cửu Long khiến thực khách 'quên lối về'Năn bột: Loại cỏ dại nhưng lại là 'lộc' trời banRa Phú Quốc, nhớ thưởng thức đặc sản gỏi cá gỏi
Hủ tiếu là một món ăn vô cùng quen thuộc đối với người dân Nam Bộ nhất là nơi miền Tây sông nước. Mọi người ăn hủ tiếu vào bữa sáng, bữa trưa, bữa xế, bữa tối đều được hoặc đơn giản thèm lúc nào ăn lúc đó không phân biệt.
Ở miệt Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi khi nghe nhắn đến hủ tiếu lại nhớ ngay món hủ tiếu Sa Đéc của xứ sở sen hồng vùng Đồng Tháp, hủ tiếu Mỹ Tho xứ Tiền Giang, hủ tiếu Vĩnh Châu nơi Sóc Sờ Bai Sóc Trăng hay đặc trưng hủ tiếu Nam vang được người Khmer du nhập từ Campuchia. Mỗi loại hủ tiếu mỗi nơi đều mang hương vị riêng, màu sắc riêng nhưng đều có thể chiều lòng được ngay cả những thực khách khó tính nhất.
Tuy nhiên, vùng đất này còn phải kể đến hủ tiếu pate của xứ dừa với hương vị độc đáo hài hòa giữa một món nguội và một món ăn nóng khiến nhiều người ở xa nghe danh cũng phải tìm về thử cho được, rồi liền miệng tấm tắc khen ngon. Bởi vậy, người ta hay nói, Bến Tre ngoài dừa còn có rất nhiều đặc sản khác như bánh tráng, bánh phồng và không thể nào không kể đến món hủ tiếu pate béo béo thơm thơm trong cái ngọt của tô nước dùng làm ngây ngất bao người.
Pate hay còn được gọi là , cái tên nói lên đặc trưng của món ăn. Pate được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau tùy thuộc theo khẩu vị của người ăn mà có như da đầu heo,, da heo, lưỡi heo,... thường ăn kèm với bánh mì hoặc làm món nhậu lai rai chấm muối tiêu cứu cánh khi chưa kịp chuẩn bị những món mồi khác. Ngoài ra, pate còn là món nguội khai vị thường được đãi trên bàn tiệc từ xưa đến nay của người miền Tây.
Qua sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, người phụ nữ đã mạnh dạn biến sự kết hợp giữa 2 món tưởng như không ăn nhập trở nên hài hòa đến vậy. Cô Thuộc đặt chân Bến Tre dựng bảng hủ tiếu pate và gắn bó hơn 35 năm cho đến thời điểm này. Dù đã lớn tuổi nhưng cả 2 vợ chồng cô chú vẫn thoăn thoắt đôi bàn tay trụng hủ tiếu, xắt pate, xắt rau để thực khách có thể nhanh chóng thưởng thức được tô hủ tiếu thơm ngon không phải chở đợi lâu.
Pate cũng được gói bởi chính tay cô từ nguyên liệu ngon, sạch và gói rất chắc tay để cho ra đòn pate thành phẩm thơm ngon khó cưỡng. Những miếng pate được xắt dày, bự, đều tay đặt lên tô hủ tiếu đầy hấp dẫn.
Một quán hủ tiếu nằm trong hẻm nhưng khách ăn lúc nào cũng đông đến mức chủ quán làm không ngớt tay bên cạnh nồi nước dùng thơm nghi ngút khói. Nước dùng có vị ngọt tự nhiên từ củ quả và xương hầm, khi ăn thực khách được tùy ý lựa chọn những món ăn kèm từ lòng heo, xí quách, gà hoặc nếu muốn có thể gọi hủ tiếu pate không thêm gì khác, quán phục vụ cả hủ tiếu khô theo yêu cầu.
Tô hủ tiếu bưng ra còn bốc khói nóng hổi đầy đủ rau giá, pate lại thêm chút nồng cay của tiêu. Dù nóng cũng phải tức thì múc muỗng nước sì sụp húp trước mới đã. Sợi hủ tiếu dẻo dai vừa đủ, miếng pate dày lại béo ngậy đậm đà ăn đến ghiền không dứt được. Dù có vội cũng phải ăn cho hết nước hết cái để cảm nhận hết hương vị đặc biệt này.
Nếu có dịp ghé chân đến mảnh đất Bến Tre, hãy ít nhất một lần thử tìm ăn món hủ tiếu pate này để biết được mùi vị đặc trưng và hiểu tại sao nhiều người lại ghiền vậy. Để thưởng thức được hương vị chính gốc bởi cô Thuộc, chỉ có một địa chỉ duy nhất tại TP. Bến Tre, quán nằm tại 226/1A trên trục đường 30/4 thuộc phường 4.
Hủ tiếu dê núi lạ miệng giữa Sài Gòn Miếng thịt dê da sần sật cùng sợi hủ tiếu mềm làm từ bột gạo, nước lèo đặc trưng đã khiến món ăn chinh phục nhiều thực khách Sài Gòn. Hủ tiếu dê, hay hủ tiếu "sư phụ" là một trong những món ăn không quá phổ biến ở Sài Gòn, tuy nhiên theo thực khách sành ăn, "việc đổi vị từ các...