Về miền di sản Cố đô Huế
Lịch sử vùng đất Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tạo ra những di sản văn hóa có giá trị nổi bật.
Những công trình tại Quần thể Di tích Cố đô Huế vẫn giữ được nét độc đáo riêng có của hàng trăm công trình kiến trúc, nghệ thuật mang giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa xứ Huế và Việt Nam.
Quần thể di tích Cố đô Huế bao gồm các di tích liên quan đến triều Nguyễn, nằm dọc 2 bên bờ sông Hương thuộc phạm vi thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách đây 30 năm (ngày 11/12/1993), Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã công nhận Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.
Lịch sử vùng đất Cố đô Huế đã tạo ra những di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu, song do sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai và thời gian đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Năm 1981, sau khi nghiên cứu và khảo sát Quần thể di sản Huế, ông M’Bow – Tổng Giám đốc UNESCO lúc bấy giờ đã ra lời kêu gọi cứu vãn di sản văn hóa Huế với thông điệp: “Di sản Huế đang ở trong tình trạng lâm nguy, đang đứng bên vực thẳm của sự diệt vong và sự quên lãng” và chỉ có “một sự cứu nguy khẩn cấp” với nỗ lực của Chính phủ Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế thì mới có thể giúp Cố đô Huế thoát ra khỏi tình trạng trên.
Các công trình của Quần thể Di tích Cố đô Huế thu hút đông đảo du khách tham quan.
Trải qua những biến thiên của lịch sử, Quần thể Di tích Cố đô Huế vẫn giữ được nét độc đáo riêng có của hàng trăm công trình kiến trúc, nghệ thuật tuyệt mỹ, mang giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa xứ Huế và Việt Nam. Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu… Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Kinh thành Huế được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng), tọa lạc ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam. Về tổng thể kinh thành Huế gồm có 3 vòng thành. Mỗi vòng thành đều có chức năng riêng, tất cả đều hướng về phía Nam (lệch Đông). Về tổng thể kinh thành Huế gồm có 3 vòng thành. Mỗi vòng thành đều có chức năng riêng, tất cả đều hướng về phía Nam (lệch Đông).
Tên gọi của 3 vòng thành ấy theo thứ tự ngoài lớn vào phía trong nhỏ. Kinh thành: vòng ngoài cùng gồm 13 cửa ra vào (11 cửa đường bộ và 2 cửa đường thủy). Hoàng thành: vòng thành giữa gồm 4 cửa ra vào. Tử cấm thành: vòng thành trong cùng. Lúc mới xây dựng thì chỉ có 7 cửa. Về sau trổ thêm 4 cửa. Tổng thể kiến trúc còn khá nguyên vẹn với gần 140 công trình lớn nhỏ qua hơn 200 năm. Kinh thành Huế với 13 cửa ra vào đều có tên chữ Hán khắc ở mặt trước và sau cửa. Đây là tên chính thức của Nhà Nguyễn đặt. Còn người dân thì vẫn hay gọi tên theo thói quen liên hệ tới một cái gì đó cho dễ nhớ.
Là một phần trong Quần thể Di tích Cố đô Huế, Đại Nội Huế mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều Nguyễn. Đại Nội là trung tâm chính trị, nơi ăn ở, sinh hoạt của cả 13 đời vua nhà Nguyễn. Đại Nội rộng 40 ha, việc xây dựng kéo dài suốt 27 năm, từ thời vua Gia Long 1805 và hoàn thành vào thời Minh Mạng 1832.
Video đang HOT
Kỳ đài Kinh thành Huế mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Ảnh: VT.
Kỳ đài Kinh thành Huế mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), Kỳ đài Kinh thành Huế là di tích trong Quần thể di tích của Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993.
Kỳ đài toạ lạc tại mặt trước kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1807. Kỳ đài gồm có hai phần chính là đài cờ và cột cờ. Phần đài cờ có 3 tầng chóp cụt xếp chồng lên nhau. Tầng 1 có chiều cao hơn 5,5m, tầng 2 cao khoảng 6m và tầng thứ 3 cao hơn 6m. Tổng độ cao của phần cột cờ khoảng 18m. Công trình xây bằng gạch, ba tầng như ba hình tháp cụt xếp chồng lên nhau. Trên mặt đài, trước đây có hai điểm canh và bốn pháo xưởng để bố trí bốn khẩu đại bác. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Trong những trường hợp cần thiết, lính canh sẽ trèo lên Vọng Đẩu dùng kính Thiên lý quan sát các hoạt động ngoài bờ biển.
Với niên đại hơn 200 năm, kỳ đài là một trong những điểm sáng của du lịch Huế nhờ lối kiến trúc ấn tượng và những giá trị văn hóa sâu sắc, minh chứng cho lịch sử của triều đại nhà Nguyễn. Kỳ đài là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đặc biệt ngày 21/8/1945, lần đầu tiên lá cờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tung bay trên đỉnh Kỳ đài. Ngày 23/8/1945, Cách mạng Tháng 8 bùng nổ và thành công ở Huế.
Phu Văn Lâu là nơi niêm yết các văn bản triều đình nhà Nguyễn cần bố cáo cho thần dân như chiếu chỉ của nhà vua, bảng kết quả các cuộc thi.
Phu Văn Lâu gần bờ bắc sông Hương. Công trình nằm trên trục chính của quần thể kiến trúc cố đô Huế gồm Điện Thái Hòa – Ngọ Môn – Kỳ Đài – Phu Văn Lâu – Nghinh Lương Đình – Hương Giang – Ngự Bình. Đây là nơi niêm yết các văn bản triều đình nhà Nguyễn cần bố cáo cho thần dân như chiếu chỉ của nhà vua, bảng kết quả các cuộc thi Hội, thi Đình; hoặc tổ chức cuộc lễ có sự hiện diện của nhà vua, triều thần và dân chúng…
Hiện nay, công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Di sản văn hóa Huế đang phát huy hiệu quả vai trò, vị trí và giá trị của mình trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, phục vụ phát triển du lịch, không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân và đặc biệt là chiếm được nhiều cảm tình của du khách trong nước cũng như bạn bè trên khắp thế giới. Theo đánh giá của UNESCO, trong giai đoạn hiện nay, Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản thế giới được bảo tồn rất tốt và là một trong những mô hình quản lý di sản có hiệu quả ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Ngắm vịnh Lăng Cô đẹp mờ ảo trong sương
Lăng Cô là vịnh biển gần như nguyên sơ với khung cảnh non nước hữu tình và là một trong những thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vịnh Lăng Cô thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế hơn 60km về phía Nam và cách thành phố Đà Nẵng chừng 25km về phía Bắc.
Lăng Cô là một phần trong chuỗi "Con đường di sản miền Trung" từ Động Phong Nha- Kẻ Bàng đến Cố đô Huế - Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.
Lăng Cô còn nằm trên trục hành lang kinh tế Đông- Tây đang từng bước phát huy tiềm năng và lợi thế của vùng.
Vịnh Lăng Cô nằm ngay dưới dãy núi Hải Vân hùng vĩ, với diện tích 42,5 km2, có bãi cát trắng, mịn trãi dài hơn 10km, có đảo Sơn Chà với hệ động, thực vật phong phú; mặt nước biển trong xanh với nhiều loại động thực vật biển quý hiếm, là vùng đa dạng sinh học, đang được đề nghị vào danh sách khu bảo tồn biển của Việt Nam.
Lăng Cô là một trong những thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm xưa, vua Khải Định trong chuyến tuần du năm đầu lên ngôi, đi suốt một dải sông núi phía nam Kinh Đô, khi đến đây vua thốt lên "Quả là một chốn bồng lai tiên cảnh!".
Hiện tại, ở thôn An Cư Đông 1 (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) có một bia đá khắc bài văn của vua Khải Định ca tụng cảnh sắc Lăng Cô. Cũng tại nơi này, vua Khải Định cho xây dựng "Hành cung tịnh viên" làm nơi nghỉ dưỡng.
Trong một ngày giữa tháng 4, sương mù giăng phủ, Vịnh Lăng Cô hiện lên mơ màng, tựa "nàng thơ" xứ Huế với đường cong hoàn mỹ, e ấp trong tà áo dài tha thướt.
Với vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng, Vịnh Lăng Cô được kết nạp vào câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới vào ngày 16/5/2009.
Nhìn từ trên cao, toàn thị trấn Lăng Cô giống như một dải lụa, trải dài từ đèo Phú Gia ở phía bắc và đèo Hải Vân ở phía nam, được bao bọc bởi một bên là biển Lăng Cô và một bên là đầm Lập An.
Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam, tập trung nhiều tài nguyên du lịch, với cơ sở hạ tầng và nhiều trang thiết bị hiện đại.
Là một phần của Vịnh Lăng Cô, đầm Lập An được bao quanh bởi dãy núi Bạch Mã ngút ngàn, hùng vĩ, với biệt danh "Tuyệt tình cốc" xứ Huế. Trong đầm có nguồn thủy sản vô cùng đa dạng, phong phú.
Du khách đến đây không chỉ bị chinh phục bởi cảnh sắc thiên nhiên lãng mạn, trữ tình mà còn có dịp thưởng thức món đặc sản hàu nức tiếng của vùng đầm Lập An.
Trong 15 năm qua, từ khi được công nhận vịnh đẹp thế giới, các hoạt động đầu tư, kinh doanh dịch vụ, du lịch tại Lăng Cô phát triển sôi động, trở thành điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư, nhiều dự án có quy mô lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Bình quân hàng năm, Lăng Cô thu hút trên 1 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Các cấp chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Lăng Cô để phục vụ phát triển du lịch, đồng thời đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường vịnh đẹp thế giới.
Theo đó, Lăng Cô được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với cảng nước sâu, khu công nghiệp và thương mại quốc tế Chân Mây, đô thị Chân Mây trong lộ trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bảo đảm phát triển bền vững, toàn diện các chức năng nghỉ ngơi, sinh sống và làm việc của một đô thị lớn.
Theo UBND huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 10-12/5, địa phương này sẽ tổ chức chương trình kỷ niệm "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới - 15 năm Xây dựng và Phát triển" với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.
Vị trí Vịnh Lăng Cô (Ảnh: Google Maps).
Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh: Điểm nhấn miền di sản Ninh Bình Cách đây 10 năm, ngày 25/6/2014, Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi bật: Các giá trị nổi bật toàn cầu về văn hóa; các giá trị về thẩm mỹ; các giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo....