Vẻ mê hoặc của các công trình Hồi giáo
Bộ ảnh về các lăng tẩm, cung điện, nhà thờ ở Iran là kết quả của nhiếp ảnh gia Christopher Wilton-Steer khi đi theo Con đường tơ lụa từ London đến Bắc Kinh.
Đền thờ Fatima Masumeh ở thành phố Qom là một trong những điểm tôn giáo quan trọng nhất ở Iran. Công trình này được xây dựng trên phần mộ của Fatima đã qua đời vào thế kỷ 9 nhưng về sau được tô điểm và sửa sang thêm qua nhiều thế kỷ.
Theo văn hóa của người Hồi giáo Shia, phụ nữ thường được tôn thờ như các vị thánh nếu họ có các mối quan hệ khăng khít với một trong 12 hậu duệ của nhà tiên tri Muhammad (Imams). Trong đó Fatima Masumeh là chị em của hậu duệ thứ 8.
Thánh đường Shah ở thành phố Isfahan. Năm 1587, Shah Abbas là vua thứ 5 của vương triều Safavid (1501 – 1736) ở Ba Tư, đã biến Isfahan trở thành thủ đô của ông bằng cách xây dựng vô số cung điện, vườn lớn và các khu chợ. Vương triều Safavid còn đem hàng trăm nghệ nhân Trung Hoa tới Isfahan để xây dựng các công trình kiến trúc, trong đó có thánh đường Shah.
Họa tiết trần của cung điện Ali Qapu, nơi ở chính thức của các quốc vương Ba Tư thời Safavid. Cung điện còn là nơi để Shah Abbas đón tiếp và tổ chức tiệc đãi khách qúy tộc cũng như những nhà ngoại giao.
Xây dựng vào giữa thời kỳ Shah Abbas cai trị, thánh đường Sheikh Lotfollah ở Isfahan được hoàn thành vào năm 1619 và chỉ để phục vụ gia đình hoàng tộc.
Các lớp hoa văn cực kỳ tinh xảo và chi tiết trên trần cùa thánh đường Sheikh Lotfollah.
Video đang HOT
Nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk ở Shiraz được xây dựng vào thời Qajar và hoàn thiện vào năm 1888.
Nasir al-Mulk còn được gọi là “thánh đường hồng” vì sử dụng phần lớn là gạch lát màu hồng.
Những tòa tháp Yazd của nhà thờ Jameh là các tháp cao nhất Iran (52 m). Thánh đường Jameh này có từ thế kỷ 12 và đã được tôn tạo rất nhiều vào khoảng năm 1324 – 1365.
Họa tiết trang trí trần trong lăng Olijaytu ở thành phố Soltaniyeh. Công trình này được xây từ năm 1312 và có mái vòm màu xanh ngọc cùng những dấu tích chữ Kufic cách điệu rất điển hình của khu vực Trung Á.
Bên trong thánh đường Màu Xanh (Blue Mosque) ở Tabriz.
Trần của một mái vòm trong vườn Fin, thành phố Kashan.
Khám phá kỳ quan của những câu chuyện cổ tích bất tận "Nghìn lẻ một đêm"
Đến với đất nước Iran thời hiện đại, du khách như được "xuyên không" ngược dòng thời gian theo dấu những câu chuyện cổ tích bất tận "Nghìn lẻ một đêm" làm say đắm lòng người.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Đền thờ Fatima Masumeh tại Qom - nơi được người Hồi giáo Shia coi là thành phố linh thiêng thứ 2 tại Iran, chỉ sau Mashhad.
Từ thời xa xưa, Ba Tư (tên gọi cũ của Iran) đã nổi tiếng là điểm quan trọng trên con đường tơ lụa huyền thoại. Nơi đây sở hữu nhiều di sản nghệ thuật phong phú vào loại nhất nhì thế giới, rất nổi trội về kiến trúc, hội hoạ, dệt, gốm, thư pháp, kim loại và điêu khắc.
Tới gần như bất kỳ nơi nào trên đất nước Iran ngày nay, du khách vẫn như bị cuốn theo dòng chảy nghệ thuật truyền thống Ba Tư độc đáo thể hiện qua kho tàng di sản vô giá, vô số kho báu khảo cổ và nhiều công trình kiến trúc đồ sộ đậm nét đẹp huyền bí.
Nhân dịp BBC khởi chiếu loạt phim mới Art of Persia (Nghệ thuật Ba Tư) từ ngày 15/6, báo Guardian đăng chùm ảnh về vẻ đẹp của các lâu đài và đền thiêng Iran, do nhà văn kiêm nhiếp ảnh gia du lịch người Anh Christopher Wilton-Steer chụp trong chuyến đi tới Bắc Kinh năm 2019, trước đại dịch. Trong đó đặc biệt chú trọng những điểm nhấn là trần và mái các lăng mộ, đền thờ Hồi giáo...
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Đền thờ Fatima Masumeh là một trong những địa điểm tôn giáo quan trọng nhất ở Iran. Đền được xây dựng từ thế kỷ thứ 9, trên lăng mộ của Thánh nữ Fatima Masumeh.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Bà Fatima Masumeh là con gái của Imam (lãnh tụ Hồi giáo) Musa al-Kadhim thứ 7, em gái của Imam Reza thứ 8 (hậu duệ của Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad).
Dòng Hồi giáo dòng Shia thường tôn sùng những phụ nữ là họ hàng gần với 1 trong 12 Imam, gọi họ là Thánh.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Nhà thờ Hồi giáo Shah (Vua, Quốc Vương) ở Isfahan, được xây dựng trong triều đại Safavid và còn được gọi là nhà thờ Hồi giáo Imam sau Cách mạng Iran.
Năm 1587 Shah Abbas trở thành người cai trị đế chế Ba Tư vĩ đại thứ 3, ông biến đổi Isfahan thành Thủ đô và cho xây dựng tại đây nhiều cung điện, nhà thờ, vườn cây, chợ... rất đẹp.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Shah Abbas cho đưa hàng trăm nghệ nhân Trung Hoa tới Isfahan, xây dựng Shah Mosque thành một công trình kiến trúc nổi bật nhất thời đó.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Nhà thờ Hồi giáo Sheikh (lãnh chúa, tộc trưởng...) Lotfollah ở Isfahan được xây dựng dưới triều đại của Shah Abbas, hoàn thành năm 1619 và được Hoàng gia sử dụng độc quyền.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Trần nhà rất tinh xảo của nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk ở Shiraz được xây dựng dưới triều đại Qajar, hoàn thành năm 1888.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Nasir al-Mulk còn được gọi là "nhà thờ màu hồng" vì sử dụng nhiều loại gạch màu hồng rực rỡ.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Bên trong nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Tháp Giáo đường cao nhất Iran (52m) của nhà thờ Hồi giáo Jãmeh ở Yazd. Nhà thờ này có niên đại từ thế kỷ 12, nhưng phần lớn được xây dựng lại trong giai đoạn 1324 - 1365.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Mái vòm màu xanh ngọc lam điểm tô cho Lăng Oljaytu, cùng lối thư pháp Kufic cách điệu tương tự như những gì được tìm thấy ở Trung Á, đặc biệt là Uzbekistan.
Theo dấu cổ tích "1.001 đêm" qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Sau khi chinh phục vùng tây bắc Iran và chuyển sang đạo Hồi, Quốc Vương Oljaytu thành lập Thủ đô ở thành phố Soltaniyeh và cho xây dựng lăng mộ Oljaytu năm 1312.
Khám phá Syria thời trước chiến tranh Cuộc nội chiến ở Syria đã khiến bốn trăm nghìn người thiệt mạng, sáu triệu người mất nhà ở và hàng chục thành phố bị san phẳng. Bên cạnh đó, nó tàn phá nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của đất nước gây thiệt khoảng 400 tỷ USD. LHQ cũng từng mô tả nội chiến Syria là thảm họa nhân đạo...