Vé máy bay Tết Quý Mão ‘nóng’ dần
Đến hẹn lại lên, các hãng hàng không nội địa và các kênh bán vé máy bay online phục vụ hành khách dịp Tết Quý mão bắt đầu mở bán vé máy bay, nhưng không nằm ngoài dự đoán, vé máy bay các hãng đều tăng giá trước nhu cầu tăng cao.
Mỏi mắt tìm vé rẻ
Trên các kênh bán vé online của Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways… giá vé đã “ nóng” ở nhiều chặng bay nội địa lẫn quốc tế. Giá vé khứ hồi các chặng đi và đến từ TP Hồ Chí Minh trong dịp Tết Nguyên đán từ ngày 20/1/2023 (tức 29 Tết) đến 26/1 (mùng 5 Tết) đang ở mức cao, bình quân khoảng 5 – 7 triệu đồng/vé khứ hồi.
Vé máy bay Tết Quý Mão của các hãng hàng không tăng giá.
Một cặp vé khứ hồi mua bay về Hà Nội trong ngày đầu của kỳ nghỉ Tết và quay trở lại TP Hồ Chí Minh vào ngày cuối cùng đang ở mức 6,5 – 7 triệu đồng nếu bay Vietnam Airlines; bay Vietjet hay Bamboo Airways cũng khoảng trên dưới 5,5 triệu đồng. Hành khách chọn bay sớm khung giờ từ 5 giờ 30 phút hoặc 23 giờ, giá vé khứ hồi thấp nhất (gồm thuế phí) của Vietjet 5,3 triệu đồng, Vietnam Airlines từ 6 – 7 triệu đồng, thậm chí có những khung giờ đã hết hạng vé tiết kiệm. Giá vé của Bamboo Airways, Vietravel Airlines cũng đều trên mức 6 triệu đồng cho hành trình khứ hồi ở cùng thời điểm…
Các đường bay đến Vinh (Nghệ An), Thanh Hóa dịp Tết đã bắt đầu khan hiếm, vì số chuyến bay ít, nhu cầu cao, khiến giá vé luôn bị đẩy lên. Đơn cử chặng TP Hồ Chí Minh – Vinh bay Vietjet có giá 6,6 triệu đồng, 7 triệu đồng của Vietnam Airlines, 7,1 triệu đồng của Bamboo Airways; chặng Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An… có giá dao động từ 4,8 – 7,3 triệu đồng/vé khứ hồi. Thực tế, theo các đại lý vé, giá vé Tết Quý Mão 2023 tăng khoảng 5 – 10% so với năm ngoái.
Video đang HOT
Theo ông Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, năm nay dịch COVID-19 đã được kiểm soát, việc đi lại bằng đường hàng không đã trở về như thời điểm trước dịch. Theo quy luật thị trường, nhu cầu tăng đột biến, nguồn cung tăng nhưng khó dư thừa, vì vậy, càng đặt mua vé máy bay Tết sớm càng rẻ.
Còn theo nhân viên đại lý vé máy bay của các hãng, nếu có điều kiện về thời gian, hành khách có thể lùi ngày bay qua những ngày cao điểm Tết để có vé rẻ, thậm chí vé giá 0 đồng luôn có nhiều. Vào những ngày cao điểm Tết, các hãng hàng không đều phải giải quyết bài toán chi phí cho các chuyến bay “lệch đầu”, có một chiều bay khách có nhu cầu lớn, ngược lại có chiều bay nhu cầu thấp, nên mức giá tăng cao hơn thường lệ để đảm bảo hiệu quả chi phí, bù đắp chiều bay “rỗng” hoặc không đủ khách. Thông thường vào dịp giáp Tết, vé máy bay sẽ tăng cao chiều từ Nam ra Bắc và ngược lại những ngày sau Tết sẽ “sốt”vé chiều từ Bắc vào Nam.
Hàng không tăng chuyến
Theo kế hoạch bay Tết Quý Mão của Cục Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không đã xây dựng Kế hoạch tăng cường chuyến Tết (từ ngày 15 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết 15 tháng Giêng năm Quý Mão), dự kiến khai thác 25.613 chuyến bay và dự kiến tăng thêm 8.079 chuyến tương đương 32% (từ 25.613 chuyến lên 33.691).
Các chuyến bay trung bình/ngày tăng 260 chuyến/ngày (từ 826 lên 1.087). Ghế cung ứng tăng 1,6 triệu ghế, tương đương 33% (từ 5,1 triệu lên 6,7 triệu ghế). Trung bình, ghế cung ứng tăng 53.900 ghế/ngày (từ 163.000 ghế lên 216.900 ghế).
Các đường bay tăng chuyến cao tập trung vào các đường bay: TP Hồ Chí Minh – Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Hới, Vinh, Thanh Hóa, Chu Lai, Hải Phòng, Qui Nhơn, Huế và ngược lại. Cụ thể, chặng bay giữa TP Hồ Chí Minh – Hà Nội dự kiến có 1.901 chuyến vào dịp Tết, tăng 22% so với bình thường; chặng bay giữa Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh tăng 54%, dự kiến khoảng 1.618 chuyến bay. Đáng chú ý, chặng bay giữa TP Hồ Chí Minh – Chu Lai dự kiến dịp Tết có 1.208 chuyến, tăng 131%. Chặng Huế -TP Hồ Chí Minh dự kiến tăng tới 122%, với 1.867 chuyến vào dịp Tết hay chặng TP Hồ Chí Minh – Thanh Hóa cũng tăng 91%, với dự kiến 1.660 chuyến.
Đại diện Vietnam Airlines cho hay, tính từ thời điểm mở bán vé Tết là ngày 15/8/2022 đến 20/10/2022, lượng khách đã đặt vé dịp Tết năm 2023 tăng 23% so với cùng kỳ Âm lịch dịp Tết 2020 (giai đoạn trước dịch). Các đường bay có lượng khách lớn gồm Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh – Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh – Hải Phòng, Vinh, Thanh Hoá, Huế, chủ yếu là khách về quê, thăm thân. Hành khách tập trung bay vào thời giao từ 11/1/2023 đến 31/1/2023. Lượng khách bay du lịch tập trung ở các điểm đến Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc và đã mua vé từ khá sớm, sớm hơn so với năm 2020 và có xu hướng bay lệch đầu để tránh cao điểm.
Những ngày gần đây, lượng vé Tết Nguyên đán Quý Mão bán ra đang tăng nhanh, có thời điểm, lượng vé bán ra tuần sau cao hơn tuần liền trước tới 50%. Hãng hàng không Vietravel Airlines hiện đã thông báo mở bán 70.000 chỗ dịp Tết cho chặng bay áp dụng từ 7/1 – 7/2/2023, hiện tỷ lệ lấp đầy các chuyến bay của hãng trong dịp Tết đã đạt 75%. Hai hãng hàng không Vietjet và Bamboo Airways dù không công bố lượng vé bán ra, nhưng theo khảo sát, mức vé rẻ đã không còn nhiều mặc dù các chuyến bay đều còn chỗ.
Hãng nào có tỷ lệ chuyến bay đúng giờ thấp nhất?
Lượng các chuyến bay của toàn ngành hàng không tăng vọt khi bước vào cao điểm hè, dẫn đến tình trạng chậm, hủy chuyến tăng theo.
Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 7, tổng chuyến bay khai thác của các hãng hàng không đạt 33.238 chuyến, tăng 781,2% so với cùng kỳ năm 2021 và 7,9% so với tháng 6. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đi lại tăng cao của người dân cũng như nhịp tăng trưởng sôi động của ngành hàng không giai đoạn mới.
Vietnam Airlines có tỷ lệ chuyến bay đúng giờ thấp nhất trong tháng 7. (Ảnh: TTXVN)
Dù số lượng chuyến bay tăng cao song các hãng hàng không vẫn duy trì được tỷ lệ bay đúng giờ. Theo đó, tỷ lệ cất cánh đúng giờ của toàn ngành hàng không Việt Nam giai đoạn này đạt 81,8%. Trong đó, tháng 7, Vietravel Airlines dẫn đầu về tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ với 91,9%, tiếp theo là Bamboo Airways với 91,7%, Vietjet Air ghi nhận tỷ lệ đúng giờ là 81% và thấp nhất là Vietnam Airlines với tỷ lệ chỉ đạt 76,3%
Trong tháng 7 tỷ lệ cất cánh muộn (chậm chuyến) của toàn ngành hàng không là 18,2%. Trong đó, Bamboo Airways có tỷ lệ chậm chuyến là 8,3%, tỷ lệ chậm chuyến ở Vietnam Airlines và Vietjet Air lần lượt là 23,7% và 19%.
Tỷ lệ hủy chuyến của ngành hàng không nội địa trong giai đoạn này là 0,12%, giảm 4 điểm so với cùng kỳ 2021. Trong 3 hãng bay nội địa lớn nhất, Vietnam Airlines có tỷ lệ hủy chuyến lớn nhất với 0,2% chuyến bay bị hủy; Vietjet Air có tỷ lệ hủy chuyến thấp hơn với 0,04%; Bamboo Airways không hủy chuyến bay nào trong tháng 7.
Theo số liệu thống kê, các nhóm nguyên nhân chính gây nên việc chuyến bay bị chậm chuyến bao gồm trang thiết bị và dịch vụ tại cảng; quản lý, điều hành bay; thời tiết; hãng hàng không; tàu bay về muộn và các lý do khác. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng chậm chuyến của các hãng trong giai đoạn này đến từ việc tàu bay về muộn, chiếm tỷ trọng 77,7%.
Báo cáo cho thấy, thị trường hàng không Việt Nam đang ghi nhận tốc độ phục hồi và bứt phá đáng kinh ngạc sau dịch bệnh. Theo công bố mới nhất của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới.
Hàng không với nỗ lực 'làm sạch bầu trời' Lượng khí thải từ hàng trăm nghìn chuyến bay trên bầu trời mỗi ngày đang ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặt ra bài toán ngành Hàng không phải có những phương thức vận tải thay đổi để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu chống biến đổi khí hậu Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam,...