Về làng Đức Bưu ăn bánh lọc bà Thảo
Cũng là bánh lọc gói, nhưng bánh nơi đây khi bóc không bị dính tay, bột bánh cũng dẻo và dai hơn thế nên mỗi ngày hộ bà Hà Thị Thảo làm một tạ bột mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Làng Đức Bưu (Hương Sơ – TP. Huế) là làng làm bánh lọc lâu đời với gần 20 hộ. Hộ nhà bà Hà Thị Thảo trên đường Nguyễn Văn Linh là một trong số đó với gánh bèo – nậm – lọc – ram ít bán rong vào những năm 90 của thế kỷ trước.
Từ gánh bán rong, nay bà Thảo phải thuê thêm 8 nhân công mới đáp đủ nhu cầu thị trường
Điểm khác biệt là bánh nhà bà Thảo bột dẻo và dai hơn, thịt mỡ làm nhân béo giòn, khi bánh chín bóc không bị dính tay như nhiều nơi khác.
Khoảng 2-3 năm trở lại, thực khách từ Nam chí Bắc đều biết tiếng. Mỗi ngày, trung bình bà Thảo phải nhồi 1 tạ bột, tương đương 6.000 cái bánh lọc mới đáp ứng đủ nhu cầu.
Hiện một công ty ở Huế đang kết nối tìm hiểu để đưa sản phẩm này vào hệ thống thực phẩm phục vụ khách hàng.
Video đang HOT
Bà Thảo chia sẻ, nếu như bột các nơi khác khi cháo bột sẽ làm bột chín đến 80% trước khi gói thì bột của bà lại thực hiện bằng phương pháp nhồi riêng nên bột chỉ chín khoảng 20%. Điều này giúp bột dẻo và dai hơn.
“Để bánh bóc ra khô ráo, không bị dính tay khi bóc, phải lau sạch phấn ở 2 mặt lá chuối từng tấm một thay vì lau qua cả tàu lá chuối”, bà Thảo tiết lộ.
… nên cho hành tím và tiêu khi tôm gần chín rồi đảo qua
Mỡ heo hoặc thịt ba chỉ khi làm nhân cần chiên qua, khi đó thịt vẫn béo nhưng giòn và thơm hơn
Bánh gói xong được hút chân không để dễ vận chuyển và bảo quản. Bảo quản bánh bằng ngăn đông. Để bánh đảm bảo chất lượng nên ăn trong vòng 10 ngày từ lúc mua. Nếu quá, chất lượng bánh chỉ còn khoảng 80%.
Ngoài bánh lọc, bèo, ram ít cũng được thực khách đánh giá cao
Thực khách luôn chịu khó chờ để thưởng thức bánh nhà bà Thảo
Bánh lọc, món quà xứ Huế
Bánh lọc là món quà cho những người con xa xứ. Đợt tôi về quê, mẹ đi chợ mua cho một bịch bánh to ụ để tôi đem vào
Sài Gòn, mẹ dặn o bán hàng chỉ gói bánh sống lại, khoan hãy hấp. Vào đến Sài Gòn, mỗi khi muốn ăn, tôi chỉ cần bỏ vào nồi, hấp khoảng 30 - 40 phút là có một dĩa bánh nóng hổi như mới ra lò.
Bánh lọc - món ngon xứ Huế
Bánh lọc là một loại bánh đẹp, hấp đủ chín thì trong suốt như sương mai, nhìn thấu cả con tôm và miếng mỡ heo quyến rũ bên trong. Đối với những người có trí tưởng tượng phong phú, trông bánh chẳng khác nào con bươm bướm nằm ngủ yên trong miếng đá hổ phách.
Bánh lọc gói thơm mùi lá chuối, vỏ bánh thấm màu lá nên đục hơn, bánh trần thì gói thành hình quai vạc đặc trưng. Người ta không viên thành viên tròn vì như vậy vỏ bánh sẽ dày, ăn vào sượng sạo và dai nhách. Bánh hình quai vạc sẽ khiến lớp nhân sẽ có độ dày vừa đủ, vỏ bánh và nhân bánh sẽ có tỷ lệ hài hòa, dễ ăn hơn rất nhiều. Ông bà ta khéo lắm, làm gì cũng có ý, có tứ!
Tôi nhớ, ngày nhỏ, nội tôi thường luộc một thau bột lọc lớn. Bánh được ăn ngay trên xoong cho nóng, dùng đũa xoắn mấy vòng, rồi chấm nước mắm chanh ớt, ăn rất ngon, dẻo dẻo, bùi bùi. Tuy không có nhân nhưng bánh lọc "thuần túy" vẫn có cái ngon riêng. Ngon bởi vì cái cách ăn độc đáo, cũng như người ta thích khới đùi gà hơn là ăn miếng thịt đã được róc sẵn xương. Có một chút "lao động" thì miếng ăn sẽ ngon hơn, thú vị hơn nhiều!
Bánh lọc khá nặng bụng vì làm từ bột sắn, cái thứ bột có mùi không dễ chịu chút nào. Sau một cơn mưa, mùi sắn quyện với hơi nước thành một thứ mùi nồng nặc, khó ngửi. Nhà nào làm bột sắn thì cả xóm phải chịu trận. Để làm ra thứ bột trắng ngần, trong veo đó, người làm phải vất vả xay xay, nhào nhào, mài từng củ sắn, "lọc" qua nhiều lần để từ bột sắn thành bột "lọc". Miếng bánh lọc thơm ngon trông thì đơn giản mà ẩn chứa rất nhiều lao động của người nông dân. Qua rất nhiều công đoạn, những củ sắn không mấy thơm tho mới trở thành món ăn đặc sản.
Bánh lọc muốn ngon thì nhân phải kho thật thấm. Người làm không khéo thì bánh sẽ đường bánh, nhân đường nhân. Tôm và thịt mỡ xào chung, nêm muối, đường, nước mắm, hành tím, đảo thật đều và để lửa vừa phải. Gia vị sẽ thấm vào từng con tôm, thớ mỡ.
Ngoài bánh lọc nhụy tôm, người dân Huế còn chuộng bánh lọc nhụy đậu xanh, đặc biệt là vào ngày rằm hay mùng một hàng tháng. Đậu xanh được giã nhuyễn, nêm nếm vừa đủ để tạo ra thứ nhân mềm mại, dịu dàng. Nhân chay khiến bánh lọc trở nên nhã nhặn hơn, là sự lựa chọn cho những ngày bạn muốn thanh đạm một chút.
Bánh lọc, cũng như tâm hồn người dân xứ Huế: giản dị, chân thành nhưng khéo léo và sâu sắc!
Tản mạn cỗ chay xứ Huế Ăn chay là hiện tượng phổ biến ở Huế bởi nơi đây vốn là trung tâm Phật giáo của cả nước và có gần hai phần ba dân cư là Phật tử tại gia. Người Huế định ngày ăn chay trong tháng gọi là trai kỳ, có thể là nhị trai, tứ trai, thất trai, thập trai hay trường trai. Cho nên không...