Về làng cổ Đường Lâm thưởng thức đặc sản dân dã
Đặt chân tới làng cổ Đường Lâm ( Sơn Tây, Hà Nội), chúng tôi có dịp đến thăm ngôi làng cổ nhất Việt Nam – nơi còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của làng quê Việt.
Bên cạnh mái đình, giếng nước, gốc đa và những ngôi nhà cổ vài trăm năm tuổi còn có đặc sản dân dã của vùng đất này như: Kẹo lạc, chè kho, kẹo dồi, tương nếp, bánh tẻ…
Nằm cách Hà Nội hơn 50km, làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, Hà Nội là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 2006.
Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có thể nói làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật, khiến cho nơi đây trở thành một điểm nhấn du lịch của Hà Nội.
Không chỉ thăm quan những ngôi nhà cổ làm bằng đá ong mát mẻ, du khách khi đến đây còn được thưởng thức những món ăn dân dã tuyệt ngon. Những món ăn truyền thống đã và đang góp phần tôn vinh, khẳng định giá trị của các di tích.
Kẹo dồi, kẹo lạc…
Kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng… là loại kẹo truyền thống được sản xuất bằng các nguyên liệu như lạc, đường, mạch nha, vừng, bột gạo là những sản phẩm nổi tiếng của làng Đông Sàng. Tuy nhiên khâu làm kẹo mới quan trọng và đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt để “đánh” kẹo. Kẹo sau khi chế biến xong sẽ được lăn qua lớp bột nếp trắng tạo thành một lớp phủ mịn màng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị bùi, ngậy thơm.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức trong nước và quốc tế, các loại kẹo này luôn được cải tiến, đổi mới cũng như được chứng nhận về các chỉ số, hàm lượng, VSATP. Các loại kẹo này đang được tiêu thụ và giới thiệu thường xuyên ở các hội chợ, triển lãm.
Chè kho
Món chè kho cũng là một món “mời chào” du khách tới với làng cổ. Chè kho làm từ đỗ xanh đã được đồ lên, rồi cho đường, dùng chiếc đũa cái to đảo thật đều tới khi những hạt đỗ như nát ra, láng mịn. Chè kho ăn khi nguội, dùng dao sắn từng miếng nho nhỏ đôi ba ngón tay, vừa ăn, vừa nhấp môi với chè xanh thì sẽ thấy vị ngọt thơm dìu dịu lan tỏa rất dễ chịu.
Bánh tẻ
Có lẽ ai từng đến đây cũng mua cho mình chục chiếc bánh tẻ về làm quà. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong hoặc lá chuối và được luộc chín. Nguyên liệu để làm bánh tẻ truyền thống nhân thịt là những nguyên liệu rất giản dị bao gồm gạo tẻ, thịt lợn vai, mộc nhĩ, lá dong (lá chuối).
Bánh tẻ ngon nhất là ăn lúc nóng. Bóc phần lá ra, chiếc bánh vẫn còn nóng hổi, hiện ra trắng ngần với mùi thơm dung dị từ lá dong, bột gạo nấu chín ôm ấp phần nhân mỡ màng, khiến ai đi xa cũng khó lòng quên được.
Tương quê
Nghề làm tương ở Đường Lâm có từ thời xa xưa và môi nhà đều có một vài vại tương phơi ngoài sân. Để có được bát tương ngon cũng cầu kỳ, kiểu cách, người làng Đường Lâm có bí quyết dùng nước giếng Giang (giếng nước đá ong ở gần nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh), bởi nước từ giếng ấy trong văn vắt và ngọt lừ. Có nước đỗ ngâm từ đậu tương rồi, người làm tương Đường Lâm sẽ cho dấm mốc vào trong chum, phơi giữa sân dưới nắng hè tháng 6 cho thật nhuyễn.
Ngoài những món ăn trên, trước cổng chùa Mía cũng bán rất nhiều khoai lang nướng và bánh đa, cũng được thực khách rất ưa chuộng.
Theo LĐTĐ
Cháo lươn xanh Quảng Nam
Có dịp đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách có lẽ khó cầm lòng với các món đặc sản dân dã từ bao đời nay: cháo lươn xanh hay còn gọi là cháo lươn gạo si.
Cháo lươn là đặc sản dân dã từ bao đời nay ở Quảng Nam
Món lươn xanh được nấu bằng gạo si, một giống lúa địa phương có từ rất xa xưa, dẻo, thơm và có vị ngọt bùi rất riêng. Gạo sau khi làm sạch được nấu loãng với đậu xanh xay nhỏ một nồi riêng. Con lươn dưới đồng còn sống, bỏ vào hũ đất, cho muối sống vào chà xát nhiều lần để hết chất nhờn rồi rửa sạch bằng nước giếng. Tiếp đó, người ta bỏ ngũ tạng lươn rồi chặt từng khúc nhỏ bằng lóng tay, trộn đều với sả xắt mỏng như lá lúa với dầu phụng (dầu lạc), đậu phộng (lạc), thêm chút tiêu, hành, ớt rồi um lên bằng nồi đất đậy phía trong là lá chuối non, ngoài là nắp nồi tạo nên mùi thơm cay nồng.
Cháo múc lên thật nóng rồi cho lươn um vàng vào ăn kèm với rau cải cau xanh thật tươi xắt mỏng như sợi bún cùng với đĩa ngò tây, lá hành, rau răm để riêng với một cái bánh tráng dòn tưng.
Khi ăn, người xứ Quảng có hai cách. Có người bỏ luôn một lần cải và các lọai rau, bánh tráng bẻ nhỏ vào tô cháo vừa thổi vừa xúc từng thìa đưa vào miệng xuýt xoa. Số khác thong thả bỏ từng cọng cải xanh vào từng thìa cháo để thấy vị cau cau của cải xanh, vị bùi của đậu, vị béo mà thơm nồng của lươn, vị ngọt dịu thoang thoảng mùi hương của cây lúa quê nhà. Nhưng tất cả đều ăn nóng và thỉnh thoảng lại cắn một miếng trái ớt xanh làm cho ai nấy ngồi gần thấy mà thèm muốn ăn.
Vì ăn cháo lươn với cải xanh nên người dân ở đây gọi là cháo lươn xanh. Một bát cháo lương gạo si chỉ có 10.000 đồng, cùng với nhấp chén rượu gạo chính hiệu ở đây vừa ngon, lại bổ mà sảng khoái tinh thần vô cùng nên đã thành câu ca: "Gạo Si mà nấu cháo lương/Trai mà không biết uổng đời làm trai".
Cháo lươn Bình Định ngon nhất là quán của chị Trương Thị Cẩm ở thôn 4. Nhiều du khách, khi tham quan đập Phước Hà, một thắng cảnh nhân tạo của người địa phương cách đó gần 5km, vẫn cố ghé lại quán của chị Cẩm thưởng thức món ăn chân quê bổ khoẻ, rẻ tiền và độc đáo này.
Theo Báo Quảng Nam
Du lịch Đà Lạt với 24 giờ trải nghiệm ẩm thực Không có nhiều thời gian rong chơi Đà Lạt, tôi dành cho mình 24 giờ trọn vẹn để khám phá ẩm thực của thành phố ngàn hoa. Không chỉ nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp, Đà Lạt còn làm hài lòng du khách bởi những món ăn ngon miệng, hấp dẫn. Ghé Đà Lạt vào buổi tối se lạnh, tôi không quên...