Về Kon Tum thưởng thức đặc sản dân dã từ lúa mì
Kon Tum nổi tiếng có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với các công trình kiến trúc độc đáo cùng nền văn hóa các dân tộc đa dạng đậm bản sắc, là điểm đến hấp dẫn không còn xa lạ với các phượt thủ chuyên nghiệp cũng như du khách trong và ngoài nước.
Văn hoá ẩm thực nơi đây cũng tạo nên những nét rất riêng, rất khác biệt; khiến ai một lần được trải nghiệm sẽ luôn nhớ mãi. Điểm xuyến trong bức tranh ẩm thực của Kon Tum, không thể không kể đến các món ăn từ “lá mì”.
Cây mì hay còn được gọi là cây sắn được biết đến như một nguồn thực phẩm với nhiều món ăn được chế biến từ củ nhưng ít ai biết lá non của cây mì cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon đủ dưỡng chất mang lại lợi ích cho sức khỏe của con người.
Với người dân Kon Tum, món ăn từ lá mì đã có mặt từ rất lâu lắm rồi, là món ăn thông dụng cực kỳ yêu thích trong những bữa ăn gia đình của các đồng bào dân tộc thiểu số, trong các dịp đãi khách quý và thậm chí cả trong dịp lễ hội lớn, nhỏ của cộng đồng.
Nhưng không phải lá của bất kỳ loại mì (sắn) nào cũng có thể ăn được. Theo kinh nghiệm của bà con các dân tộc thiểu số tại Kon Tum, giống mì có lá ăn được là giống mì gòn (mì ta) cuống và gân lá có màu đỏ, củ khi nấu lên nở bung, bở, bùi rất ngon và một loại mì ko cho củ, chỉ chuyên để ăn lá, có cuống trắng, lá nhỏ, xanh, dài.
Lá mì ngon nhất là khi hái vào lúc sáng sớm và nên chọn hái những lá non gần ngọn, bỏ cuống, đem về rửa sạch rồi vò nát hoặc cho vào cối đá giã đều, vắt cho lá ra bớt nước xanh rồi bỏ vào nồi nấu.
Tùy khẩu vị và cách ăn của mỗi người mà lá mì cũng có nhiều cách chế biến khác nhau như: lá mì xào, canh cà đắng lá mì, nộm lá mì hoặc lá mì ủ chua dùng nấu như canh chua, cùng với đó nguyên liệu nấu kèm với lá mì cũng rất đa dạng và phong phú.
Nếu muốn thưởng thức món lá mì xào ngon đúng điệu, nguyên liệu nấu kèm không thể thiếu những trái cà đắng nhỏ xinh hay mọc ven đường lên rẫy, vài trái ớt hiểm nhỏ xíu thôi nhưng cay thơm nồng, vài nhánh sả, ít thịt heo, bò hoặc cá khô gác bếp, nếu muốn tăng vị hơn nữa thì có thể cho thêm ít hoa đu đủ đực… Tất cả hòa quyện với nhau tạo thành một món ăn đầy hương vị hấp dẫn.
Video đang HOT
Lá mì thơm, bùi, cà đắng giòn tan nổ lụp bụp trong khoang miệng, thoáng mùi thơm của sả, chút cay của ớt, vị ngọt của thịt, cảm giác đắng nhưng lại không đắng của cà, của hoa đu đủ, ngọt hậu, âm ỷ lan vào cuống họng, cứ thế lan ra khắp người, cực ngon, cực lạ mà cũng cực kỳ thú vị.
Món lá mì, cà bi rừng, hoa đu đủ đực xào với thịt heo (ảnh: ML)
Kế đến là món canh lá mì, cũng với các nguyên liệu như lá mì xào, nhưng sau khi xào sơ qua thì người ta bỏ thêm chút nước xâm xấp và nấu cho đến khi chín, có nhà thì bỏ thêm ít gạo rang đã giã mịn vào tạo thành một món canh ngọt, bùi, thơm, sóng sánh, ăn xong muỗng này lại cứ muốn múc thêm muỗng khác mãi không thôi.
Nếu có dịp đến thăm những ngôi làng của người đồng bào các dân tộc thiểu số tại Kon Tum, sau khi tìm hiểu nét văn hóa, khám phá kiến trúc cũng như các nghề truyền thống thì đừng quên trải nghiệm nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của con người nơi đây, bạn sẽ ngất ngây với những món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn như: cơm lam, thịt nướng ống, cá suối, rau rừng… và đặc biệt là các món ăn chế biến từ lá mì kể trên, chắc chắn bạn sẽ để lại trong bạn những cảm giác ấn tượng khó quên. Hãy đến và trải nghiệm!
Khám phá ẩm thực Kon Tum qua 4 món đặc sản độc đáo
Ẩm thực Kon Tum là nền ẩm thực độc đáo, sáng tạo và hấp dẫn. Nếu có cơ hội đến với vùng đất cao nguyên này, bạn sẽ không chỉ bị thu hút bởi phong cảnh núi rừng bạt ngàn mà còn lưu luyến với nền ẩm thực đa dạng, độc đáo.
Cùng điểm qua 4 món ngon không thể bỏ lỡ khi đến Kon Tum đây nhé.
Bún đỏ cao nguyên - Đặc sản ẩm thực Kon Tum
Chúng ta đã từng nghe đến bún mắm, bún thịt, bún chả,... nhưng cái tên bún đỏ cao nguyên hầu như vẫn còn xa lạ với nhiều người. Cái tên độc đáo gắn liền với mảnh đất đầy nắng và gió cùng công thức chế biến mới lạ đã cuốn hút biết bao thực khách khi đến với ẩm thực Kon Tum. Du khách dễ dàng tìm được món bún đỏ cao nguyên trong các nhà hàng hạng sang hoặc gáng rong, xe đẩy ven đường.
Bún đỏ cao nguyên - Đặc sản ẩm thực Kon Tum
Nguyên liệu chính cho món ăn độc lạ này cua đồng, chả viên, trứng cút, hạt điều, gia vị, rau củ quả. Sự khéo léo của người đầu bếp trong chế biến đã tạo nên một món ăn tròn vị, hấp dẫn.
Một trong những điều làm nên nét đặc trưng của bún đỏ cao nguyên là rau cần đước, giá, mỡ hành ăn kèm. Sự phối hợp hài hòa giữa các loại nguyên liệu đã làm nên một món ăn bình dị mà ấn tượng, đậm đà.
Nước dùng hấp dẫn bởi màu đỏ au của cà chua, hạt điều đặt cạnh dĩa rau sống tươi xanh bắt mắt. Nổi bật là màu nâu của chả cá, riêu cua kèm theo màu trắng của trứng cút luộc đã làm nên một món ăn hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Bún đỏ cao nguyên - Đặc sản ẩm thực Kon Tum
Gỏi lá - Món ăn đậm chất núi rừng cao nguyên
Ẩm thực Kon Tum được mệnh danh là nền ẩm thực độc lạ với nhiều món ăn đặc trưng, không lẫn với bất kỳ vùng miền nào. Giống như tên gọi gỏi lá, món ăn này được bày trí bởi hơn 40 loại lá rừng, rau sống khác nhau. Nền ẩm thực sáng tạo này đã thu hút sự tò mò của rất nhiều du khách, tất cả như hòa quyện và mang nét đặc trưng của núi rừng Kon Tum.
Gỏi lá - Món ăn đậm chất núi rừng cao nguyên
Các loại lá non xanh như: tía tô, đinh lăng, lá sung, lá xoài,... được rửa sạch, bày trí gọn gàng trên một chiếc mâm lớn. Ở chính giữa là các đĩa thức ăn kèm được chế biến tùy theo sở thích của mỗi người. Phần lớn người dân ở đây sẽ chọn thịt lợn, tôm luộc, cá chép, bì lợn,... để ăn cùng các loại lá rừng.
Chén nước chấm làm từ gạo nếp, tôm khô, sa tế và thịt ba chỉ được chế biến công phu, quyết định rất lớn đến hương vị món ăn. Ngoài ra, người Kon Tum còn có thói quen ăn gỏi lá cùng với muối hạt, tiêu sống. Để có thể cảm nhận trọn vẹn hết hương vị đặc trưng của món ăn này, du khách nên thưởng thức kết hợp một vài lá trong cùng một lần ăn.
Gỏi lá - Món ăn đậm chất núi rừng cao nguyên
Rượu ghè
Nếu có dịp khám phá ẩm thực Kon Tum thì đừng nên bỏ lỡ cơ hội nếm thử rượu ghè - loại thức uống độc đáo với hương men cay đắm say. Đối với người dân tộc miền núi ở Kon Tum, rượu ghè chính là nét đẹp văn hóa và không thể thiếu trong mỗi mùa lễ hội. Hương vị ngọt ngào, bạt ngàn của núi rừng đã làm nên một đặc sản rượu ghè không thể lẫn với bất cứ nơi nào.
Theo công thức lên men truyền thống, để có được vị ngọt thanh của rượu cần phải tìm trong rừng sâu đủ hơn 20 loại lá cây, rễ cây. Sau khi hái về, chúng được rửa sạch, giã nhỏ và phơi khô. Mỗi lần nấu sẽ mang chất men độc đáo này rải đều lên ghè có chứa bột gạo, bột ngô hoặc bột sắn. Sau thời gian dài ủ kín sẽ cho ra một chất lỏng có mùi men cay nồng, ngọt thanh làm say đắm lòng người.
Heo Măng Đen quay - món ăn không thể bỏ lỡ khi đến Kon Tum
Thịt heo quay là món ăn khá phổ biến, có mặt ở nhiều nơi với những hương vị vùng miền đặc trưng. Với tính chất nuôi thả rông tại rẫy, thịt heo Măng Đen thường chắc thịt, thơm ngon và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Thức ăn chính của chúng là các loại cây tự nhiên, do đó con trưởng thành nhất có cân nặng cũng chỉ chưa tròn 20kg.
Heo Măng Đen quay - món ăn không thể bỏ lỡ khi đến Kon Tum
Heo được làm sạch lông, làm sạch và mổ lấy nội tạng để chế biến thành các món khác như: lòng thả, cháo,... Gia vị tẩm ướp của heo Măng Đen quay mang đậm chất núi rừng Kon Tum như: củ nén, sả, ớt, lá rừng, gốc mùi,... Sau khi đã thẩm thấu gia vị, heo được quay nguyên con trên bếp than hồng. Khi chín, thịt tỏa ra mùi thơm cuốn hút, da vàng bóng cuốn hút từ ánh nhìn đầu tiên.
Bánh củ cải Bạc Liêu Bánh củ cải Bạc Liêu có nguồn gốc của người Hoa. Bánh có vỏ ngoài làm bằng bột mì trắng pha với bột củ cải trắng nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. Nhân bánh gồm tôm khô nhỏ hoặc tép bạc đất lột vỏ, đập dập vừa phải, cùng ít thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh hột hấp. Tất...