Về hưu cũng phải chịu trách nhiệm
Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hải Phòng Trần Ngọc Vinh đề nghị, cần quy định: khi thanh tra, phát hiện dự án treo, để đất hoang hóa thì phải làm rõ trách nhiệm của người ký, kể cả người này đã nghỉ hưu hay chuyển công tác.
- PV: Thưa ông, vì sao thời gian qua có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định hành chính về đất đai?
- Ông Trần Ngọc Vinh: Lý do thì nhiều, một trong số đó là giá đền bù đất giải phóng mặt bằng (GPMB) trên cùng một địa bàn không thống nhất. Hiện, chúng ta đang áp dụng giá điều chỉnh hàng năm, đây là khoảng thời gian rất ngắn, nên xảy ra tình trạng chị A nhận tiền đền bù vào tháng 11 năm trước thấp hơn hẳn anh B nhận tiền đền bù vào tháng 1 năm sau. Cách nhau có 3 tháng mà rất thiệt thòi, nên đi khiếu kiện. Theo tôi chính sách về giá đất phải ổn định từ 3-5 năm.
- Giá đền bù đất GPMB chưa theo sát giá thị trường đã tồn tại lâu nay, theo ông vấn đề này cần được giải quyết như thế nào?
- Tại thời điểm thu hồi đất phải tính theo giá thị trường và nhất quán thực hiện từ đầu đến cuối. Tôi lấy 2 ví dụ: Một hộ gia đình có nhà trong ngõ, diện tích 40m2. Thế nhưng khi đền bù chỉ được nhận chừng 100 triệu đồng. Gia đình này muốn mua đất tái định cư, mà giá mảnh đất đó lại lên tới 300 triệu đồng, vậy làm sao người ta mua nổi và sẽ sinh ra tình trạng “bán lúa non”. Ví dụ thứ hai rất điển hình: người nông dân có khoảnh đất nông nghiệp khoảng 2 sào, hàng ngày vẫn sản xuất ra nông sản, bán đi kiếm sống. GPMB, lấy đất của họ, đền bù thấp và không tạo công ăn việc làm. Người nông dân đem tiền đi mua tivi, tủ lạnh, xe máy… thế là hết tiền. Trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã đặt vấn đề, đối với những trường hợp như trên thì nhà nước phải hỗ trợ bù giá, giúp dân có đất tái định cư.
- Hiện nay trên toàn quốc còn nhiều dự án dang dở, đất đai để hoang hóa hoặc sai mục đích sử dụng. Cần có chế tài gì đối với các dự án này?
- Cần phải rà soát lại một cách tổng thể, kỹ lưỡng tất cả các dự án đó và cương quyết tổ chức thu hồi nếu quá thời hạn. Quỹ đất dư thừa để làm khu tái định cư phải được đưa lên sàn để mời thầu, tránh việc đi “ngầm”. Nếu vướng mắc trong việc chủ đầu tư đã san lấp mặt bằng thì nhà nước cần đền bù cho doanh nghiệp.
- Các ĐBQH đã có số liệu chính thức về các dự án treo chưa, thưa ông?
- Hiện nay chưa có số liệu cụ thể nào.
Video đang HOT
- Còn về trách nhiệm của người cấp, ký những dự án này?
- Việc này phải quy định rõ, cán bộ cấp, ký dự án thì đồng nghĩa có trách nhiệm thanh tra kiểm tra cho tới nơi tới chốn. Chế tài hiện nay chưa rõ chỗ này. Cần đưa ra quy định, kể cả cán bộ đã về hưu hoặc thay đổi công tác, nhưng khi thanh tra, rà soát lại mà phát hiện vi phạm thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo ANTD
Dự án treo, "bóp nghẹt" cuộc sống của hàng chục hộ gia đình
12 năm sau khi dự án được duyệt, chủ đầu tư chưa có phương án xây dựng, chưa đưa ra kế hoạch đền bù khiến người dân không thể "an cư lạc nghiệp", giấc mơ cầm được tấm sổ đỏ vẫn là thứ xa vời với 11 hộ dân tổ 57, phường Dịch Vọng.
Như thông tin đã đưa, dự án xây dựng khu đô thị Nghĩa Đô - Dịch Vọng được TP. Hà Nội phê duyệt vào ngày 14/8/2000. Từ khi dự án được phê duyệt đến năm 2005, chủ đầu tư đã bàn giao và đưa vào sử dụng phần lớn hạng mục. Riêng diện tích đất của 11 hộ gia đình ở khu tập thể giáo viên tổ 57, phường Dịch Vọng, nằm trong lô C dự án vẫn "án binh bất động". Năm 2003 chủ đầu tư chỉ thông báo cho người dân biết việc đất nằm trong quy hoạch của dự án, chủ đầu tư không tiến hành thỏa thuận đền bù, không thông báo cho người dân biết chi tiết quy hoạch khu đất này trong tương lai. Thái độ làm việc chậm trễ của chủ đầu tư đã đẩy các hộ gia đình rơi vào cảnh điêu đứng, phải sống cảnh "vô chủ" trên chính mảnh đất của mình, còn nhà không được phép sửa chữa dù đã xuống cấp.
Đơn đề nghị người dân khu tập thể giáo viên Tổ 57 phường Dịch Vọng gửi báoDân trí
Trong đơn đề nghị gửi đến báo Dân trí, các hộ gia đình ở khu tập thể giáo viên Tổ 57 phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy phản ánh: Chủ đầu tư dự án đô thị Nghĩa Đô - Dịch Vọng là Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã đưa ra nhiều quyết định không rõ ràng, đe dọa trực tiếp quyền "an cư lạc nghiệp" của người dân. 12 năm sau ngày dự án được phê duyệt, những hạng mục nằm trên khu tập thể giáo viên tổ 57, Dịch Vọng vẫn là dự án "treo".
Theo phản ánh của các hộ dân, dự án khu đô thị Nghĩa Đô - Dịch Vọng được phê duyệt từ năm 2000, nhưng phải đến ngày 29/04/2009 UBND Quận Cầu Giấy mới có QĐ số 795/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Cầu Giấy để thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng (khu C) tại Phường Dịch Vọng. Căn cứ quyết định này, ngày 5/1/2011 UBND phường Dịch Vọng mới triệu tập cuộc họp với 11 gia đình khu tập thể giáo viên Tổ 57 phổ biến việc triển khai thực hiện GPMB phục vụ dự án xây dựng nhà lô C khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng.
Cả cuộc đời gần 90 tuổi ông Hy và vợ chỉ mong cầm được tấm sổ đỏ
Đến ngày 29/5/2011, UBND phường Dịch Vọng triệu tập cuộc họp với 11 gia đình để công khai các thủ tục pháp lý thực hiện dự án xây dựng nhà lô C khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng. Tại cuộc họp, chủ đầu tư thông báo khu đất tập thể giáo viên Tổ 57 phường Dịch Vọng sẽ được giải toả để xây dựng một toà nhà chung cư 21 tầng. Khi 11 hộ gia đình yêu cầu chủ đầu tư thông báo các thủ tục cho phép xây dựng toà nhà 21 tầng tại phường Dịch Vọng để lấy đó làm căn cứ thoả thuận, chủ đầu tư đã không xuất trình được. Từ đó đến nay chưa có cơ quan, đơn vị nào thông báo, làm việc với 11 hộ gia đình về yêu cầu nêu trên. Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội không tiến hành thoả thuận với các hộ dân như cam kết trong cuộc họp ngày 29/5/2011.
Trong lúc chủ đầu tư không đưa ra được mốc thời gian cụ thể, cùng kế hoạch triển khai dự án xây dựng nhà lô C. Để đảm bảo quyền lợi cho hàng chục nhân khẩu đã sinh sống ổn định 21 năm tại khu tập thể giáo viên Tổ 57 phường Dịch Vọng, 11 hộ gia đình khu tập thể giáo viên khẩn cấp đề nghị cơ quan chức năng công khai làm rõ những yêu cầu, kiến nghị chính đáng của người dân.
Các hộ gia đình đề nghị cơ quan chức năng làm rõ việc UBND xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm cấp đất ở cho 11 hộ gia đình từ cuối năm 1990 có phải là tài sản chính đáng và hợp pháp của các gia đình không? Trong quá trình sử dụng đất từ khi được cấp đến nay, người dân có sai phạm gì không? Trong trường hợp không sai phạm, vì sao đến nay người dân khu tập thể giáo viên Tổ 57 phường Dịch Vọng chưa được cấp sổ đỏ, không được phép xây dựng sửa chữa nhà?
Các hộ dân luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế từ năm 1991 - 2011
Thực tế việc thực hiện quy hoạch dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng diễn ra như thế nào? Đến nay quy hoạch còn giá trị thực hiện không? Việc chủ đầu tư thay đổi thiết kế và thông báo kế hoạch xây dựng toà nhà 21 tầng trên đất của các hộ gia đình có được các cơ quan chức năng quản lý cho phép không? Tại sao khi được yêu cầu xuất trình các văn bản liên quan để làm căn cứ thoả thuận đền bù, tái định cư thì chủ đầu tư lại tránh né, không chấp nhận xuất trình? Tất cả những thắc mắc của người dân khu tập thể giáo viên Tổ 57, phường Dịch Vọng nêu ra đều rất chính đáng. Câu trả lời xin nhường lại cho TP. Hà Nội, quận Cầu Giấy, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội
Từ những sự việc trên, các hộ dân khiến nghị UBND TP. Hà Nội xem xét lại tình hình thực tế, đưa ra hướng xử lý thấu tình đạt lý vì quyền lợi của người dân, để các gia đình sớm ổn định cuộc sống.
Biên lai nộp thuế năm 1991 của ông Vũ Đức Ngân
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Đức Hy, một giáo viên về hưu đã gần 90 tuổi cho biết các hộ dân ở đây hoàn ủng hộ nếu dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng được chấp nhận thay đổi thiết kế (cho phép xây dựng toà nhà 21 tầng) và tiếp tục thực hiện. Trong trường hợp dự án vẫn còn giá trị, đề nghị chủ đầu tư công khai dự án, tiến hành đàm phán thoả thuận đền bù và lên phương án tái định cho 11 hộ gia đình khu tập thể giáo viên tổ 57, phường Dịch Vọng.
Trong trường hợp dự án khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng không được tiếp tục thực hiện, TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng liên quan cần sớm làm thủ tục cấp sổ đỏ theo quy định của Nhà nước, trả lại cho các hộ dân quyền sở hữu hợp pháp trên phần mảnh đất được xã Dịch Vọng cấp năm 1990, để người dân có thể sửa chữa, xây dựng nhà cửa để an cư trên mảnh đất của mình.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Dự án treo: Dân kiếm sống trên nghĩa địa Dự án Làng Đại học Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt từ tháng 12.1997. Từ đó đến nay hàng ngàn hộ dân nằm trong vùng dự án phải chịu đựng một cuộc sống tạm bợ. Dự án Làng Đại học Đà Nẵng được quy hoạch trên diện tích 300ha, nằm vùng giáp ranh giữa phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà...