Vẻ hoang sơ hiếm có ở ngôi làng cổ ngàn năm tuổi nằm sát biển Quảng Ngãi
Đặc sản của làng cổ Gò Cỏ chính là nét hoang sơ gần như chưa nhuốm bụi trần.
Làng Gò Cỏ (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 45 km về phía nam, nằm sát bên đầm An Khê và bờ biển Sa Huỳnh. Nơi đây lưu giữ nhiều dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh cách đây hàng nghìn năm, có bờ biển hoang sơ, tuyệt đẹp và đầm nước mặn tự nhiên.
Theo các nhà khoa học, Gò Cỏ hình thành từ thời văn hóa Sa Huỳnh – cách đây khoảng 2.500 – 3.000 năm, hội tụ tinh hoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt. Điểm đặc biệt là ngôi làng tồn tại liền mạch từ đó đến thời Champa, nối tiếp nhiều thế hệ cư dân đến nay.
Nơi đây không bị bão hòa bởi sự đô thị hóa mà vẫn giữ cho mình một nét hoang sơ, chân chất hiếm có. Ngôi làng chỉ có khoảng 105 ha, với vỏn vẹn 83 hộ dân, đường đi vào quanh co gập ghềnh.
Điểm hấp dẫn đầu tiên khi đến Gò Cỏ là sau nhiều năm tạo dựng, đến giờ dân làng vẫn gìn giữ, tôn tạo thêm những con đường lát đá núi, bờ rào, bậc thang, kè đá giữ đất… tất cả đều được xếp bằng đá núi, theo thời gian đã kết nối liền mạch vững chãi và đẹp mắt.
Giữa hai gành đá ở làng Gò Cỏ có bãi biển tuyệt đẹp. Dạo bước trên bãi biển, bạn sẽ thích thú trước bãi đá cổ trải dài rộng từ ven bờ biển lên lưng chừng núi. Điểm thuận lợi cho khách check-in là bãi đá dễ leo lên, có những khối đá rất lớn bề mặt khá bằng phẳng để ngồi chơi, ngắm cảnh đẹp. Và trong khung cảnh chỉ cần xoay qua xoay lại, tiến lùi một chút thôi là bạn đã có một khuôn ảnh mới!
Video đang HOT
Không tàu to máy lớn, ngư dân Gò Cỏ sống bình lặng với những chiếc thuyền nhỏ đánh cá gần bờ. Tre làng tươi tốt quanh năm cho người làng nghề đan lát. Tre thành nan đan thuyền, đan thúng, đan nong nia, rổ rá… Tre thong dong nhàn rỗi “tám” với gió rì rào, tre “thả thính” mời gọi khách đường xa.
Nếu cảnh quan làng cổ Gò Cỏ nguyên sơ, mộc mạc “đốn tim” du khách thì người Gò Cỏ cũng khiến du khách “phải lòng” bằng tính cách thuần hậu, thật thà của mình. Cuộc sống ở Gò Cỏ bình lặng, nhịp sống êm ả, đêm rỉ rả tiếng côn trùng, ngày trôi chầm chậm. Người đi biển hay làm vườn đều thư thả, không chút vội vàng.
Không chỉ có cảnh sắc hữu tình, sản vật từ biển cũng là thứ mà bạn không thể bỏ qua khi đặt chân đến Gò Cỏ. Thiên nhiên khắc nghiệt là vậy nhưng cũng dành đãi ngộ cho ngư dân nhiều đặc sản. Tấm lưới đầy tôm cá làm vơi đi nỗi nhọc nhằn trên nét mặt các lão ngư. Bạn sẽ không bao giờ cưỡng lại được hương vị tuyệt vời của canh lưỡi long – cá thửng, hàu sữa nấu lá giang hay mực tháng tư hấp gừng làng Gò Cỏ.
Một lần ghé thăm làng cổ Gò Cỏ, bạn sẽ tận hưởng được cảm giác quay về với tuổi thơ, với cảm giác bình yên mà hiếm cảm nhận được ở cuộc sống đô thị hiện nay.
Làng treo lưng núi
Dọc dải miền Trung có hàng ngàn ngôi làng nhỏ như thế. Mỗi làng và nhóm làng dù nhỏ đều có một thiết chế xã hội nhất định, với bản sắc văn hóa độc đáo.
Ngôi làng của người Cor nằm giữa lưng núi thuộc hệ núi Cà Đam, đầu nguồn suối Nia (giáp ranh huyện Trà Bồng, và huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi)
Cách thức canh tác rẫy của đa phần người dân tộc thiểu số mất nhiều sức lao động, tác động mạnh vào rừng núi, nhưng hiệu quả kinh tế không cao
Thôn Quế (xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) cao chót vót trên đỉnh núi Cà Đam đang nuôi dưỡng những cây sâm thuốc bản địa
Trẻ em thường theo bố mẹ lên rừng, rẫy để lao động từ nhỏ, phần lớn không được học hành đầy đủ
Chuyến xe thồ của thương lái miền xuôi là "chợ di động" của người dân các ngôi làng ở miền núi xa xôi
Nhiều ngôi làng người Cor ở miền núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) bảo tồn, giữ gìn loài cây quế bản địa
Người dân nơi "cổng trời" Canh Liên (huyện Vân Canh, Bình Định) tự trồng rừng sầu đâu để lấy gỗ xây dựng nhà ở
Ngôi làng của người Cơ Tu (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam)được Nhà nước quy hoạch tập trung để giảm thiểu rủi ro của thiên tai và được giữ lại các thiết chế, văn hóa của mình.
Quảng Ngãi bình yên dưới góc nhìn của nhiếp ảnh gia xa quê Khi có dịp trở về quê nhà hồi đầu năm, Nguyễn Ngọc Ga đã tranh thủ thời gian ghi lại vẻ đẹp yên bình của Quảng Ngãi. Nguyễn Ngọc Ga, nhiếp ảnh gia sinh sống ở Đà Lạt (Lâm Đồng) vẫn thường dành một lần trong năm để về thăm quê nhà Quảng Ngãi. Rời xa những con phố tấp nập du khách...