Về Hậu Giang thưởng thức đặc sản cháo lòng Cái Tắc
Nhắc đến những đăc sản trứ danh miền Tây không thể không nhắc đến món cháo lòng Cái Tắc tại Hậu Giang. Cũng vẫn là tim, gan, phèo, phổi, gia vị, gạo nhưng cháo lòng Cái Tắc có cách nêm nếm khác tạo nên sự hấp dẫn của món ăn này và đã trở thành thương hiệu cho ẩm thực Hậu Giang.
Sở dĩ món ăn này được gọi cháo lòng Cái Tắc vì được bán nhiều ở thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Không biết cháo lòng Cái Tắc xuất hiện từ khi nào, chỉ biết nó là món ăn ngon không chỉ nổi tiếng trong tỉnh Hậu Giang mà còn vươn ra xa khắp các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Rất đông du khách đến từ các tỉnh, thành ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí là Việt kiều khi có dịp đi ngang qua thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A), đã dành chút thời gian ghé lại để thưởng thức món cháo lòng thơm ngon này.
Tại Hậu Giang có hẳn một “phố” cháo lòng, khoảng bốn, năm quán nằm liền kề nhau. (Ảnh Thế giới ẩm thực).
Mặc dù mỗi người có một cách nêm nếm khác nhau, mỗi quán có một hương vị riêng, nhưng khách không cần bận tâm, ghé vào quán nào cũng được vì tô cháo của quan nào cũng rất ngon. Về cách nêm nếm gia vị cho nồi cháo thì trừ người trong nhà. Người chủ quán luôn tránh né những câu hỏi tò mò của thực khách và giữ kín như một bí quyết gia truyền.
Khi thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc bạn sẽ cảm nhận được cháo nấu rất nhừ và lỏng. Đầu bếp thường châm thêm nước vào nồi, giữ cho cháo lỏng. (Ảnh Việt Giải Trí).
Video đang HOT
Lúc nồi cháo sôi, họ cho huyết, thịt, phèo, phổi… vào, cho đến khi nồi cháo nhừ thì họ vớt những thứ đó ra để trên mâm, chỉ chừa lại những miếng huyết. Do người bán thường dùng vá quậy nồi cháo cho đều nên huyết cũng tan ra thành từng miếng nhỏ, màu huyết hòa vào cháo, tạo nên màu trắng ngà ngà trông thật bắt mắt.
Một nét đặc trưng nữa của người miền Tây là khi ăn cháo thường gọi thêm bún hoặc bánh củ cải. Bánh này thực khách có thể xé miếng nhỏ rồi cho thêm vào tô cháo nhằm tăng thêm hương vị đậm đà. (Ảnh dulichvietnam).
Bên cạnh vị thơm ngon, món ăn này còn được thực khách ưa thích bởi nước chấm. Các quán cháo lòng ở đây đều sử dụng nước mắm nhĩ thêm chút ớt tươi rồi vắt vào ít nước cốt chanh chấm cùng.
Gắp một miếng lòng chấm vào chung nước mắm nhỉ có chút ớt bằm ngâm dấm, sẽ thấy hương vị bùi, thơm, ngon, ngọt thấm đẫm vị giác…
Cháo lòng ở Cái Tắc có nhiều giá bán cho thực khách tha hồ chọn lựa: tô bình dân 15.000 đồng, tô bình thường 20.000 đồng, tô đặc biệt 30.000 đồng và tô đặc biệt có thêm dĩa thịt lòng riêng là 40.000 đồng. (Ảnh toplistcantho).
Hiện nay, món cháo lòng Cái Tắc đã xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành ở miền Tây… Nhưng để thưởng thức được tô cháo có hương vị hài hòa, thơm ngon “đúng chuẩn” Cái Tắc thì có lẽ bạn nên tìm đến mảnh đất Hậu Giang.
Những đặc sản ở Hậu Giang
Hậu Giang là một vùng đất yên bình có dòng sông Hậu bao quanh. Đến Hậu Giang, du khách nhất định phải thử những món đặc sản này ở đây.
Bưởi Năm Roi
Bưởi Năm Roi Hậu Giang có hình trái lê, vỏ từ xanh tới vàng, sọ to vừa phải, tép thường có màu vàng óng, ráo, không hạt. Khi ăn có vị chua ngọt dịu nhẹ, không có vị đắng, the. Mỗi trái bưởi Năm Roi thường có trọng lượng từ 1,2 - 1,5kg, những trái lớn có thể lên tới 3-4 kg.
Ngày nay, để gia tăng thêm gia trị cho trái bưởi Năm Roi, những người nông dân ở Phú Hữu còn tạo hình cho quả bưởi thành hồ lô bán trong dịp Tết Nguyên đán với giá khoảng 1-2 triệu/cặp bưởi.
Bưởi năm roi Hậu Giang
Cháo lòng cái Tắc
Cách nấu cháo của người Cái Tắc ở Hậu Giang cũng không có gì mới lạ. Chỉ là gạo ninh nhừ rồi hòa vào chút tiết heo cho đậm đà. Một tô cháo đi kèm thường có thêm đĩa lòng heo cùng rau đắng, đồ chua và bánh quẩy. Người ta ăn miếng cháo lại kèm thêm miếng lòng giòn giòn, dai dai, lại ngâm nga chút rau đắng miền Tây. Có lẽ bởi cái thú ăn có phần tao nhã lại nhiều hương vị ấy mà cháo lòng Cái Tắc nức tiếng gần xa.
Thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc
Khóm Cầu Đúc
Đặc điểm của loại khóm ở dây là có hình thuôn dài, cuốn ngắn, lõi nhỏ, mắt lồi, hố mắt hơi sâu, bên trong có màu vàng sậm, ít xơ, ít nước, ăn giòn và ngọt. Mỗi trái thường có trọng lượng từ 1,2 - 1,5kg. Điều đặc biệt nhất và có ý nghĩa khi xuất sang những vùng khác là khóm Cầu Đúc có thể để được từ 12-15 ngày mà không có hiện tượng hư hỏng.
Khóm Cầu Đúc rất nổi tiếng
Chả cá thác lác
Ai đã từng nếm thử miếng chả cá thác lác Hậu Giang hẳn sẽ nhớ mãi không quên. Bởi chả cá nơi đâu không bở bở hay nếu có giòn giòn dai dai là kiểu có thêm hóa chất. Cá được lọc thịt, xay nhuyễn rồi quết nhanh tay cho quyện lại rồi đem chiên, nấu canh tùy thích. Nhưng được yêu thích nhất phải kể đến chả cá, cá quết xong bỏ thêm chút hành lạ, thì là rồi viên tròn, rán vàng và chấm nước mắm cay.
Chả cả thác lác món ăn Hậu Giang
Về miền Tây thưởng thức món lẩu rắn hổ hành, chỉ cần ăn một lần là nghiền Món ăn từ rắn là đặc sản của người dân xứ miệt vườn, cũng là món khoái khẩu của những ai trót mê hương vị của miền Tây sông nước Nhắc đến miền Tây là nhắc đến vùng đất trù phú với một nền ẩm thực vô cùng đa dạng và độc đáo. Nơi đây không chỉ có các món ăn ngon "tuyệt...