Về giường phụ nữ ngại thay đổi điều này nhưng đàn ông lại thích mê, chỉ cần vợ hiểu chàng sẽ dành cả đời yêu thương
Sau cuộc yêu, điều mà người đàn ông yêu vợ muốn biết nhất chính là đối phương có thật sự mãn nguyện với những gì chàng vừa mang lại cho cô ấy.
Đàn ông thường bộc trực, thẳng thắn nhưng đó là khi các chàng giải quyết các vấn đề cuộc sống. Còn sau cánh cửa phòng ngủ, đối diện với người phụ nữ mình yêu các chàng lại khá nhút nhát. Một phần lý do là bởi đàn ông vốn không giỏi truyền tải tình cảm qua ngôn ngữ, phần nữa là chàng ta không đủ can đảm thổ lộ hết những mong mỏi của mình với đối phương. Ngoài ra chàng còn muốn thăm dò xem người phụ nữ của mình có đủ tinh tế để hiểu lòng anh ấy.
Đánh thức bình minh bằng cuộc yêu rực lửa
Trải qua một ngày làm việc bên ngoài đầy áp lực căng thẳng gần như chàng đã bị vắt kiệt không còn chút sức lực nào thì về nhà, bạn đừng cố bắt chàng phải “yêu” vợ nữa. Ngược lại quỹ thời gian còn lại bạn hãy dành để thủ thỉ những lời yêu thương, động viên và kể cho chồng nghe những mẩu chuyện vui để chàng lấy lại năng lượng rồi cùng nhau chìm vào giấc ngủ. Đấy chính là sự tâm lý, cảm thông mà phái mạnh cần nhất ở người phụ nữ anh yêu.
Ảnh minh họa
Trải qua đêm dài ngủ đủ giấc, cả tinh thần và thể lực của đôi bên đều căng tràn, đấy chính là thời điểm đàn ông muốn được người bạn đời của mình âu yếm, cưng nựng. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà bạn không tranh thủ trao cho anh ấy nụ hôn ngọt ngào và vòng ôm khơi gợi. Thấy chồng đã thực sự “cắn câu” thì nhanh chóng lôi chàng vào cuộc yêu với bạn.
Đảm bảo được vợ “úp sọt” bất ngờ như thế, chàng nào cũng sẽ vô cùng phấn khích. Không để vợ phải đợi lâu, lập tức chàng vùng dậy nhập cuộc. Một màn chào hỏi ngày mới rực lửa và nhiều cảm xúc như thế sẽ khiến cả ngày chàng sẽ ngất ngây trong dư âm cảm xúc mãnh liệt mà vợ dành cho mình. Và chắc chắn đó chính là món quà chào ngày mới tuyệt vời nhất chàng muốn được nhận từ vợ.
Cùng ngâm mình trong bồn tắm
Sau mỗi cuộc yêu, đàn ông thường mất sức nhiều hơn so với phụ nữ. Điều mà mỗi người đàn ông đều thích chính là được ngâm mình trong bồn nước ấm, thả lỏng cơ thể cho tinh thần được sảng khoái cũng như lấy lại sức sau những giây phút giao ban rực lửa vừa trải qua. Sẽ thật tuyệt khi bạn chủ động bước vào trong bồn nước ấy để cùng ngâm mình chung với chàng. Trong làn nước ấm, sự cọ xát giữa 2 cơ thể khiến cảm xúc một lần nữa bén lại và “hiệp 2″ bùng nổ là điều khó tránh.
Nhiều chị em còn ngại chưa thực sự cởi mở bản thân với chồng trong chuyện ấy cũng như ngại không dám “khỏa thân” trước mặt chồng nên chuyện tắm chung với chàng là hầu như chưa từng nghĩ tới. Tuy nhiên đàn ông lại chia sẻ rằng, họ rất thích được cùng nửa kia của mình tắm chung trong một phòng tắm, chàng không quá quan tâm tới hình thức của vợ mà chỉ quan tâm tới cảm xúc. Khi cùng vợ ngâm mình trong bồn tắm, chàng có cảm giác gần gũi, giống như giữa 2 người không còn ranh giới, rào cản nào. Điều ấy giúp cho tình cảm đôi bên ngày càng quấn quýt, bền chặt hơn.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Nếu là một người đàn ông vô tâm hoặc không yêu vợ thực lòng, xong cuộc yêu anh ta quay ra ngủ, không cần quan tâm tới suy nghĩ và cảm nhận của đối phương về những gì mình vừa thể hiện. Thế nhưng yêu vợ thật lòng thì phái mạnh lại có cách cư xử rất khác biệt.
Sau cuộc yêu, điều mà người đàn ông yêu vợ muốn biết nhất chính là đối phương có thật sự mãn nguyện với những gì chàng vừa mang lại cho cô ấy. Chàng muốn được nghe cảm nhận thật lòng nhất của vợ. Đôi bên cùng thẳng thắn trao đổi về cảm xúc của màn ân ái ấy. Nếu chàng chưa thật sự khiến vợ được hài lòng, chàng cũng muốn cô ấy nhận xét mang tính xây dựng để chàng biết cách trau dồi kỹ năng chăn gối, hoàn thiện bản thân hơn trong những cuộc yêu sau đó của vợ chồng.
Gia đình 3 người bước lên xe bus, nhìn thấy hành động của ông bố, người xung quanh nhăn mặt: Nhà này nhất định có vấn đề!
Cách cư xử của người đàn ông đối với vợ con trên xe bus khiến mọi người xung quanh phẫn nộ.
Mới đây, một câu chuyện đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm đông đảo của cư dân mạng. Chuyện xảy ra trên một chiếc xe bus, khi xe vừa dừng, một gia đình có 3 người bước lên. Người chồng đi phía trước, lúi húi bấm điện thoại rồi tìm một chiếc ghế trống ngồi xuống. Phía sau, người vợ khệ nệ xách túi đồ và dắt tay cậu con trai 5 tuổi ngồi ở băng ghế phía sau chồng.
Ngay khi xe vừa chạy, cậu con trai bắt đầu mè nheo, năn nỉ mẹ: "Mẹ cho con xem điện thoại, con muốn được xem hoạt hình". Người mẹ từ chối vì xem điện thoại khi xe đang chạy dễ gặp nguy hiểm. Mẹ vừa dứt lời, cậu bé nhảy ra khỏi ghế, khóc lóc ầm ĩ. Không còn cách nào khác, người mẹ phải đưa điện thoại cho con. Nhưng chiếc điện thoại sắp hết pin, cậu bé xem được một lúc thì sập nguồn. Và đứa trẻ bắt đầu gào khóc dữ dội.
Bất lực với con và xấu hổ với mọi người, cô ấy đành quay sang cầu cứu chồng: "Anh cho con mượn điện thoại một lúc đi". Nhưng người chồng đang mải chơi game nên mặc kệ lời vợ nói, cũng chẳng thèm quan tâm đến đứa con trai đang giãy giũa ăn vạ. Người chồng còn không buồn đưa mắt nhìn vợ con. Chứng kiến cảnh ấy, mọi người ngao ngán lắc đầu: "Chẳng hiểu đây là gia đình kiểu gì, như kiểu chỉ là người dung tình cờ ngồi cạnh nhau vậy!".
Ảnh minh hoạ.
Thấy con khóc đến khản tiếng, người bố lúc này nóng giận, quay ra quát: "Xem cái gì mà xem, suốt ngày xem hoạt hình". Nghe bố nạt nộ, đứa trẻ càng khóc to hơn. Không thể chịu được nữa, anh ta giơ tay tát thẳng vào mặt con rồi quay sang đay nghiến vợ: "Tôi không biết cô làm mẹ gì? Có mỗi việc trông con mà làm cũng không xong. Đúng là đồ ngu ngốc!".
Trước câu nói ấy, người vợ mắt đỏ hoe, bất lực nhìn chồng rồi lại vội vàng dỗ dành đứa con. Mọi người trên chuyến xe bày tỏ sự xót xa, thương cảm.
Thực tế, nhiều phụ nữ phải trải qua cảm giác tồi tệ khi phải chăm sóc, nuôi dạy con một mình, không được sự giúp đỡ từ chồng. Họ phải đảm nhiệm 2 vai một lúc, cuộc sống luôn trong trạng thái ngột ngạt, bức bối.
Còn đối với những đứa trẻ, khi bị bố quát mắng sẽ vô cùng sợ hại, không dám lại gần bố nữa. Dần dần, khi lớn lên, trẻ không muốn trò chuyện với một người bố cục cằn, hay nổi nóng. Trẻ cũng không chia sẻ những dự định tương lai để mong nhận được lời khuyên.
Ảnh hưởng nghiêm trọng nếu người bố hay quát mắng con
1. Trẻ ít nói, tính cách hướng nội
Đặc điểm của những đứa trẻ là ưa tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Tuy nhiên, sau khi bị bố la mắng, trẻ sẽ thu mình vào một góc, không muốn tiếp xúc với mọi người.
Việc bị bố mắng nhiều lần vì làm sai sẽ tạo nên tâm lý sợ hãi cho những đứa trẻ. Con sẽ luôn cho rằng bố không hài lòng về mình. Dần dần, trẻ sẽ không còn quan tâm đến những điều xung quanh nữa, tính cách cũng thiên về hướng nội.
Trẻ thường bị bố quát mắng sẽ có tính cách hướng nội. (Ảnh minh hoạ)
2. Không dám đối mặt với khó khăn
Người bố thường mắng con với mục đích răn đe, giáo dục, ngăn chặn những hành vi nghịch ngợm hoặc chỉ ra những điểm sai của con. Tuy nhiên, việc này chỉ có tác dụng ngược lại.
Về lâu dài, trẻ không muốn chia sẻ với bố khi gặp những vấn đề khó và luôn tìm cách trốn tránh, thay vì đối mặt. Vì vậy, vai trò giáo dục và định hướng của người bố trong gia đình rất quan trọng.
3. Trẻ ngày càng ngang bướng, chống đối
Việc quát mắng không giải quyết được vấn đề mà khiến tình hình tồi tệ hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những gia đình có con trên 13 tuổi, khi thường bị bố quát mắng sẽ trở nên bướng bỉnh, hay có hành vi chống đối.
Việc quát mắng chỉ khiến con thêm ngang bướng, không chịu nghe lời. (Ảnh minh hoạ)
4. Thay đổi cách phát triển của não bộ
Nhiều nghiên cứu so sánh khi quét MRI não của những đứa trẻ bị quát mắng nhiều khi còn nhỏ với những đứa trẻ không gặp tình trạng này cho thấy sự khác biệt đáng kể về phần não chịu trách nhiễm xử lý âm thanh và ngôn ngữ.
Trẻ bị quát mắng thường có nguy cơ gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành. Những đứa trẻ này có sự gia tăng đáng báo động việc mắc các triệu chứng như: Lo lắng quá mức, khó tin tưởng người khác, trầm cảm,...
Cách bố dạy con nghe lời mà không cần quát mắng
1. Là tấm gương tốt cho con
Các quy tắc được đặt ra trong gia đình cần được áp dụng cho mọi thành viên, thay vì chỉ áp dụng cho trẻ. Trong mọi lời nói, hành xử, người bố cần làm gương tốt cho con, thực hiện đúng theo những quy tắc đặt ra. Người bố phải luôn là tấm gương để con nhìn vào và học tập.
Người bố cần làm tấm gương sáng để con học tập theo. (Ảnh minh hoạ)
2. Không nói những lời tiêu cực trước mặt trẻ
Trong lời nói hằng ngày, cha mẹ cần chú ý dùng từ mang ý nghĩa tích cực, thay vì nói những lời tiêu cực. Nếu người bố luôn có định hướng đúng đắn, tích cực sẽ giúp các con có suy nghĩ lạc quan, dám đối đầu với mọi thử thách.
3. Hãy động viên, khen thưởng con đúng lúc
Nhiều người bố thường nổi trận lôi đình trước mọi lỗi lầm của con và áp dụng ngay hình phạt nghiêm khắc. Họ nghĩ làm như vậy mới rèn con nên người. Nhưng thay vì chỉ chú ý đến việc làm sai, người bố hãy để tâm đến những hành động tốt của con.
Hãy luôn động viên, khen ngợi con khi trẻ làm tốt. (Ảnh minh hoạ)
Khi con làm đúng, đừng ngần ngại dành tặng cho con lời khen ngợi, động viên để giúp con thêm tự tin, cố gắng hơn nữa.
4. Không so sánh trẻ với bạn bè
Nhiều ông bố thường hay so sánh con mình với bạn bè. Có khi họ nghĩ đơn giản là việc này giúp con nỗ lực hơn. Nhưng các nhà tâm lý học đã chứng minh, việc so sánh sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm. Vì thế, người bố cần chú ý vấn đề này để không mắc phải lỗi trên.
Lì xì cho trẻ 100 nghìn thì nhận câu: "Có 2 tờ 50 thôi hả?", cô gái nghĩ thầm trong bụng một thứ gây cười sảng Lì xì cho trẻ nhỏ bao nhiêu tiền vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi mỗi mùa Tết. Cứ Tết đến là mạng xã hội lại có nhiều vấn đề để quan tâm, từ sắm sửa, dọn nhà, thưởng Tết... và ở cả chuyện lì xì đầu năm. Lì xì vốn là một nét đẹp văn hoá được người Việt lưu truyền...