Vế đối để đời và cái chết tức tưởi của danh sĩ Ngô Thì Nhậm
Ngô Thì Nhậm còn gọi là Ngô Thời Nhiệm (1746- 1803), là một danh sỹ, nhà văn thời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp Tây Sơn đánh lui quân Thanh.
Thân thế, sự nghiệp
Ngô Thì Nhậm xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Bắc Hà, là con của Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh, học giỏi và sớm có những công trình về lịch sử. Năm 1768, ông đỗ giải nguyên, rồi tiến sỹ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê – Trịnh và được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778, ông làm Đốc đồng ở Kinh Bắc và Thái Nguyên.
Năm 1788, khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, ra chiếu “cầu hiền”, Ngô Thì Nhậm đã đầu quân cho nhà Tây Sơn. Sử cũ viết khi được danh sỹ Bắc hà này, Nguyễn Huệ rất mừng mà rằng: “Thật là trời để dành ông cho ta vậy” và phong cho ông giữ chức Tả thị lang bộ Lại, sau đó thăng làm thượng thư bộ Lại.
Cuối năm Mậu Thân (1788), khi 29 vạn quân Thanh vào nước ta theo lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống với danh nghĩa “phù Lê diệt Tây Sơn”, Ngô Thì Nhậm đã hiến kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn (Ninh Bình), góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn.
Tranh vẽ Ngô Thì Nhậm
Năm 1790, vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ Thượng thư. Tuy làm việc ở bộ Binh nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu, một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa.
Sau khi vua Quang Trung mất, ông không được tin dùng và quay về nghiên cứu Phật học.
Năm 1803, Ngô Thì Nhậm và một số quan lại triều Tây Sơn bị đánh bằng roi ở Văn Miếu nhưng do có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên người này đã tẩm thuốc độc vào roi. Sau trận đòn, về nhà Ngô Thì Nhậm chết.
Video đang HOT
Vế đối để đời và cái chết tức tưởi
Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường có quen biết với nhau. Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử nhưng không được, cộng với những mâu thuẫn trước kia nên từ đó căm giận, nhất quyết trả thù. Đặng Trần Thường vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh.
Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó lại là Đặng Trần Thường.
Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:
“Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”.
(Vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ ai và có chữ trần là tên đệm của Đặng Trần Thường).
Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:
“ Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.
(Vế đối lại cũng có 5 chữ thế, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng. Và vế đối cũng có chữ thời là tên đệm của Ngô Thời Nhậm).
Hai câu đối nhau chan chát, cực kỳ chỉnh không sai trật một ly. Quả là lời lẽ và từ ngữ của bậc quốc sĩ, hào khí ngất trời.
Bên cạnh đó, cũng có thuyết nói rằng, nguyên câu đối lại của Ngô Thì Nhậm là:
“Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, dù thời thế, thế nào cũng thế”.
hoặc là:
“Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế nào vẫn thế”.
Nhưng dù là thuyết nào thì cũng nói lên được hào khí của Ngô Thì Nhậm. Ngược lại, nghe xong câu đối, Đặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại “thế đành theo thế” (hay thế thời theo thế hoặc là thế thì phải thế) nhưng Ngô Thì Nhậm dửng dưng không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông.
Sau trận đòn về nhà, Phan Huy Ích không bị đánh bằng thuốc độc nên còn sống. Còn Ngô Thì Nhậm bị thuốc độc ngấm vào tạng phủ, biết mình không qua khỏi, trước khi qua đời ông có làm bài thơ gửi tặng Đặng Trần Thường như sau:
“Ai tai Đặng Trần Thường
Chân như yến xử đường
Vị Ương cung cố sự
Diệc nhĩ thị thu trường”.
(Nghĩa là: Thương thay Đặng Trần Thường, quyền thế lắm đấy nhưng như chim yến làm tổ trong nhà sắp cháy rồi tai ương sẽ đến. Gi ống như Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang rồi bị Cao Tổ giết ở Vị Ương. Kết cục của ngươi cũng thế).
Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử. Xét cho cùng thì Nhậm và Thường đều là những sỹ phu Bắc hà lỗi lạc thời bấy giờ, chỉ là “vòng trần ai, ai dễ biết ai!”.
Theo Helino
Người phụ nữ nổ đầu trên bàn mổ
Khi bác sĩ tiến hành rửa ruột, dạ dày của bệnh nhân chảy ra chất dịch nồng và bốc khói ngay sau đó. Tiếng nổ vang lên, cô gái tử vong ngay trên bàn cấp cứu.
Theo Sina, vừa qua, tại miền Bắc Ấn Độ, một người phụ nữ 40 tuổi tên Sheela Devi được đưa đến bệnh viện Jawahar Lal Neruh Medical College trong tình trạng nôn mửa, ý thức mơ hồ. Sau khi thăm khám, các bác sĩ nhận định bệnh nhận có thể bị ngộ độc thực phẩm hoặc thuốc độc. Người nhà cũng cho biết bệnh nhân đã uống thuốc nhưng không rõ tên.
Ngay sau đó, các bác sĩ tiến hành rửa ruột cho bệnh nhân. Khi nhân viên y tế vừa cho nước muối sinh lý vào dạ dày của bệnh nhân, một loại dịch màu nâu chảy ra kèm theo mùi khó chịu. Chất dịch này còn phát ra tia lửa điện và bốc khói nghi ngút. Trong chốc lát, phần đầu bệnh nhân phát nổ khiến bác sĩ không kịp phản ứng.
Dịch chảy ra từ miệng bệnh nhân bốc khói và phát nổ. Ảnh: Sina.
Theo clip được nhân chứng ghi lại, khói bốc lên nghi ngút, sau đó là tiếng nổ phát ra từ bệnh nhân. Hiện trường hỗn loạn, các bác sĩ đã không kịp trở tay để cứu bệnh nhân. Sheela chết trên bàn cấp cứu.
Bác sĩ Zaidi, người phụ trách trực tiếp trong ca cấp cứu, cho biết: "Chúng tôi đã cố gắng dẫn chất dịch trong dạ dày bằng nước muối sinh lý, tuy nhiên chất lạ đó đã bốc khói và nhanh chóng phát nổ. Chúng tôi đã không kịp cứu Sheela. Trong sự nghiệp y học, tôi chưa từng gặp trường hợp nào như vậy. Tôi thực sự lấy làm tiếc".
Chuyên gia nhận định chất lạ trong dạ dày của Sheela có thể là hợp chất hóa học nhôm Photphua (AlP). Chất này khi vào dạ dày đã kết hợp với axit tạo thành hợp chất dễ cháy. Khi chảy ra môi trường ngoài, chúng tiếp xúc với oxy nên có thể bắt cháy hay phát nổ. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Sheela vẫn phải đợi pháp y khám nghiệm.
Nhôm Photphua là chất hóa học có độc tính cao, trước đây được điều chế thành viên sau đó đốt lên xông những kho chứa lương thực để trừ mối mọt hay điều chế thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, do độc tính cao và gây chết người nếu ngửi phải nên nhôm Photphua đã bị chính phủ nhiều nước cấm dùng.
Tại khu vực Trung Đông và Tây Á, Ấn Độ, Iran, hợp chất này vẫn được sử dụng khá phổ biến và nhiều trường hợp tự tử đáng tiếc bằng nhôm Photphua đã xảy ra.
Theo Zing
Bắt quả tang một đối tượng phá rừng thông bằng thuốc độc Các đối tượng đang sử dụng thủ đoạn hạ độc rừng thông bằng thuốc độc để chiếm đất sản xuất. Chiều 5/6, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết vừa bắt quả tang một đối tượng phá hoại rừng thông 3 lá để chiếm đất sản xuất bằng thuốc độc. Thông chết vì...