Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang
Nhà Đốc Phủ Hải vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc Á đông kết hợp châu Âu với các vật liệu gỗ quý, đá cẩm thạch.
Nhà Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải hay nhà Đốc Phủ Hải tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có không gian cổ kính. Công trình được xây dựng vào năm 1860. Thuở mới xây, đây là nơi sinh sống của bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định). Sau khi vào chùa quy y, bà Sanh để lại nhà cho các con cháu. Cháu ngoại bà Sanh lấy Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải và sống trong ngôi nhà này.
Bao quanh ngôi nhà là những mảnh vườn có cây cối xum xuê, rợp bóng.
Hiện ở Việt Nam, những ngôi nhà có lối kiến trúc Á Đông kết hợp hài hòa với phong cách Roman còn lại rất hiếm. Đây cũng là địa chỉ được nhiều đôi uyên ương chọn để chụp album cưới hoặc được lấy làm bối cảnh cho nhiều bộ phim có nội dung thời Pháp thuộc.
Phù điêu đắp nổi ngay giữa tiền sảnh bước vào ngôi nhà.
Mái lợp ngói âm dương mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông.
Video đang HOT
Lối đi xung quanh ngôi nhà thiết kế dạng cửa vòm theo kiểu Roman, mang nhiều ánh sáng cho ngôi nhà.
Trên đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn. Các tủ, bàn, ghế được chạm trổ theo kiểu Louis tinh xảo. Vật liệu đều làm từ gỗ quý hay cẩm thạch. Nhờ đó mà trải qua hơn trăm năm, ngôi nhà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp khiến không ít người trầm trồ khi có dịp ghé thăm.
Qua thăng trầm của thời gian, công trình được bảo quản gần như nguyên vẹn có hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ và 70 cổ vật. Trong nhà còn có các đồ dùng quý như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18. Nổi bật là giường Thất Bảo lát những tấm đá cẩm thạch màu sắc khác nhau, chân chạm nổi hoa lá, khảm xà cừ và hai bộ đi văng bằng đá cẩm thạch màu trắng vân đen.
Chiếc đàn kìm, nhạc cụ cơ bản của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cũng là chi tiết trang trí được chạm trổ trong nhà.
Nhà Đốc Phủ Hải được xem là ngôi nhà cổ còn bảo quản hoàn chỉnh nhất. Nhiều người nước ngoài đến tham quan cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôi nhà. Một du khách đến từ Anh chia sẻ đây là lần đầu tiên cô có dịp tận mắt chiêm ngưỡng một ngôi nhà giá trị như vậy. “Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Các công trình kiến trúc ở đây kích thích sự tò mò của tôi rất nhiều”, nữ du khách nói.
Nhà Đốc Phủ Hải là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1994.
Theo ivivu.com
Trưởng ban Kinh tế trung ương chia sẻ với sinh viên về khái niệm 'người giàu'
Trong lễ khai khoá năm học mới, hơn 1.000 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM đã được chia sẻ câu chuyện đầy cảm hứng về khái niệm "người giàu".
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế-luật tặng hoa cho ông Nguyễn Văn Bình - KHẢ HOÀ
"Sinh viên là người giàu có nhất"
Sáng nay (10.10), ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức lễ khai khoá năm 2018. Tham dự buổi lễ, ông Nguyễn Văn Bình, Bí thư Trung ương Đảng-Trưởng ban Kinh tế trung ương, đã có buổi nói chuyện với hơn 1.000 sinh viên của ĐH này về chủ đề: "Vai trò của ĐH đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập".
Phát biểu trước sinh viên, ông Bình chia sẻ: "Sau gần 40 năm rời ghế nhà trường, hôm nay tôi mới được sống lại không khí sinh viên. Tôi xin khẳng định lại, đấy là quảng đời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người".
Sau bài phát biểu chính thức, ông Nguyễn Văn Bình đứng ngay trên sân khấu kể câu chuyện truyền cảm hứng tới sinh viên về cách hiểu đúng về khái niệm "người giàu".
Ông Nguyễn Văn Bình phát biểu trước các sinh viên - Ảnh Khả Hoà
Ông Bình cho biết muốn kể câu chuyện để giúp sinh viên định hướng rõ hơn sứ mệnh của mình với TP.HCM nói riêng và đất nước nói chung.
Ông Bình bắt đầu câu chuyện của mình khi mới tốt nghiệp ĐH và vinh dự được tham gia đoàn công tác đi Nhật Bản ở tuổi 25. Trong đợt đi này, ông Bình là thành viên duy nhất trong đoàn nhận được lời mời đi ăn của một chủ tịch tập đoàn Nhật Bản.
"Ông chủ tịch tập đoàn tiếp tôi trong ngôi nhà cổ, cả nhà hàng chỉ có 2 người. Nhìn thấy sự hồi hộp của tôi, ông chủ tịch tập đoàn cho biết lý do mời tôi vì nhìn tôi ông nhớ lại 60 năm trước của mình", ông Bình kể lại.
Chia sẻ thông điệp mình nhận được từ ông chủ tịch tập đoàn ấy, ông Bình kể tiếp l72i ông chủ tập đoàn: "Đến nay sau 60 năm, ở Nhật Bản người ta nói tôi là người giàu nhất nước. Ngày xưa khi 20 tuổi như anh tôi chỉ muốn có 1 chiếc xe hơi để đi đó chỉ là ước mơ. Còn ngày nay người ta nói tôi rất giàu nhưng cá nhân tôi lại cảm thấy tôi rất nghèo. Còn 60 năm trước khi không có gì tôi lại thấy tôi rất giàu và cảm nhận cả thế giới trong tay tôi. Nay tôi thấy mình rất nhỏ bé trong thế giới rộng lớn này. Thông điệp của tôi là tương lại của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nằm trong tay của anh".
Từ những dẫn dắt trên, ông Bình nói: "Khi còn trẻ, chúng tôi không hình dung được sứ mệnh của mình. Sau 40 năm rời ghế nhà trường đến giờ, bây giớ tôi thấy rằng sứ mệnh là có thật".
Từ câu chuyện bản thân mình khi còn ở tuổi 25, ông Bình gửi đến sinh viên thông điệp: "Các bạn bây giờ là người giàu có nhất, là những người vĩ đại nhất. Các bạn có thể mơ đến những vấn đề cực kỳ to lớn, thậm chí mơ đến việc cả thế giới nằm trong tay các bạn".
So sánh với bản thân, ông Bình tiếp tục: "Còn chúng tôi giờ cũng mơ nhưng giấc mơ chỉ nhỏ nhoi và cụ thể hơn rất nhiều. Chúng tôi mong các bạn có niềm đam mê, có những giấc mơ hoài bão to lớn để mình nỗ lực phấn đấu và biến ước mơ đó thành sự thật".
Chuyển từ dạy những gì có sẵn sang dạy cái xã hội cần
Ông Nguyễn Văn Bình cho rằng giáo dục trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 gồm 6 tính năng: đa dạng thời gian và địa điểm học tập, học tập mang tính cá nhân, người học theo tiến trình riêng, học dựa vào dự án, thay đổi đánh giá theo hướng quá trình và dự án cụ thể, giáo viên giúp học sinh sử dụng hiệu quả thông tin có sẵn.
Trong đó, trường ĐH cần thay đổi theo hướng tích cực, chuyển từ chỗ "dạy những gì mà giới học thuật sẵn có" sang "dạy những gì mà thị trường và doanh nghiệp cần", hoặc thậm chí xa hơn là "dạy những gì mà thị trường và doanh nghiệp sẽ cần".
"Người dạy phải chuyển từ vai trò truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối, hướng dẫn người học, phải quan tâm đến từng học sinh về đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu, năng lực sở trường, hoàn cảnh riêng. Nhà giáo phải giúp người học điều chỉnh định hướng về chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, phải là nhà giáo có đầu óc sáng tạo, biết phê phán, tư duy độc lập, năng lực hợp tác tích cực và hỗ trợ có hiệu quả giữa người học với những gì họ muốn biết, là người cung cấp cách hiểu mới cho người học", ông Bình nhấn mạnh.
Cũng trong buổi sáng, ông Nguyễn Văn Bình cùng đoàn công tác Ban Kinh tế trung ương còn có buổi làm việc với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của ĐH Quốc gia TP.HCM tại Trường ĐH Kinh tế-luật.
Theo thanhnien
"Chết cười" cuộc thi leo cột bôi trơn bên bờ biển Địa Trung Hải Người chơi phải leo tới đỉnh một cây cột bôi đầy mỡ lợn, nếu không cẩn thận họ sẽ rơi xuống biển. Từ ngôi làng nhỏ ven biển trở thành một trong những thị trấn hiện đại nhất của đất nước Malta, St Julian đang cố gắng để giữ lại truyền thống đã có từ thời xa xưa. Tọa lạc ở phía bắc...