Vẻ đẹp trường tồn của những ngôi làng cổ
Khi nắng xuân dịu dàng trải dài trên những dãy núi trùng điệp, hoa đào, hoa mận đua nhau khoe sắc, miền biên viễn Cao Bằng hiện lên với vẻ đẹp thanh bình và cuốn hút đến nao lòng.
Giữa bức tranh thiên nhiên hữu tình ấy, những ngôi làng cổ hấp dẫn du khách ghé thăm bởi vẻ đẹp nguyên sơ, cổ kính in đậm dấu ấn văn hóa lịch sử. Cùng với phong tục, tập quán, tín ngưỡng lâu đời của người dân nơi đây, góp phần tạo nên chỉnh thể vẻ đẹp văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao.
LÀNG ĐÁ KHUỔI KY – KIỆT TÁC TỪ BÀN TAY NGƯỜI TÀY
Nằm nép mình dưới chân núi, làng đá Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) chỉ cách động Ngườm Ngao chừng 1 km. Từ năm 2008, làng Khuổi Ky được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”. Được mệnh danh là “ngôi làng đá độc nhất vô nhị” của người Tày, Khuổi Ky nổi bật với 14 ngôi nhà sàn xây hoàn toàn bằng đá có tuổ.i đời hơn 400 năm, trải rộng khoảng 1 ha, không chỉ là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Tày mà còn là bức tranh hài hòa giữa nét văn hóa, lịch sử, thiên nhiên vô cùng độc đáo, thu hút bước chân du khách gần xa.
Người Tày có tín ngưỡng thờ đá, xem đá là biểu tượng của sự vững chãi và trường tồn. Từ các công trình nhà, đậ.p nước đến dụng cụ sinh hoạt như cối xay, đá đều hiện diện, minh chứng cho sự gắn bó bền bỉ giữa con người và thiên nhiên. Đây cũng là nguồn gốc của những ngôi nhà đá vững chắc được xây dựng từ thời nhà Mạc (1594 – 1677), khi nhà Mạc lên Cao Bằng xây dựng thành quách phòng thủ.
Làng đá Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh). Ảnh Thế Vĩnh
Những ngôi nhà tại đây có tường đá dày từ 40 – 50 cm, được xếp chồng khéo léo mà không cần xi măng, vừa bền vững, vừa chống chịu tốt với khí hậu khắc nghiệt của vùng cao. Mỗi ngôi nhà là một kiệt tác kiến trúc độc đáo, nơi kết tinh bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của người Tày. Đá không chỉ làm tường mà còn tạo thành cổng, hàng rào, bậc thềm, gắn bó mật thiết với đời sống của người Tày. Trải qua hơn 4 thế kỷ, kiến trúc này vẫn giữ được nét nguyên sơ, ẩn chứa biết bao tri thức bản địa. Khi ánh mặt trời chiếu rọi, làng đá như khoác lên mình một màu huyền thoại, hòa quyện giữa sắc đá xám cổ kính và rêu phong phủ mờ theo năm tháng. Từng ngôi nhà sàn vững chãi, mái ngói âm dương xếp đều tăm tắp, phản chiếu tinh thần đoàn kết và khéo léo của người dân.
Nhờ sự chung tay của người dân và chính quyền, làng Khuổi Ky nay dần trở thành biểu tượng du lịch cộng đồng bền vững, vừa bảo tồn giá trị văn hóa vừa thúc đẩy kinh tế địa phương. Chị Nguyễn Kim Phương, chủ cơ sở Tày’s Homestay tại làng đá Khuổi Ky cho biết: Homestay của tôi giữ nguyên kiến trúc nhà sàn đá với tường đá, mái ngói âm dương, cột gỗ nghiến, cầu thang đá… nhưng được nâng cấp để du khách cảm thấy thoải mái. Ngoài ra, chúng tôi tổ chức các hoạt động văn hóa như hát Then, đàn tính, nhảy sạp, giúp du khách hiểu hơn về đời sống người Tày.
Những người dân Tày chất phác vốn chỉ quen làm nông nay tự tin tham gia các công việc du lịch, từ hướng dẫn, phục vụ đến biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Kể từ khi tham gia làm du lịch cộng đồng đã có những đổi thay trong đời sống kinh tế của bà con. Chị Phương chia sẻ thêm: Thu nhập trung bình của lao động làm việc tại homestay khoảng 6 triệu đồng/tháng. Khi đông khách, chúng tôi gọi thêm chị em trong làng hỗ trợ, trả công 350 nghìn đồng/ngày hoặc từ 100 – 500 nghìn đồng/người/buổi biểu diễn.
NHÀ TRÌNH TƯỜNG – NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC DAO
Video đang HOT
Trong hành trình khám phá miền Tây Non nước Cao Bằng, trải nghiệm sự hùng vĩ, nên thơ của Vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén, những đồi chè xanh mướt của trang trại Kolia, hãy cùng trải nghiệm nét xuân trên những ngôi nhà trình tường ở xóm Nà Rẻo – Tam Hợp, xã Thành Công (Nguyên Bình). Trong sắc hoa đào, hoa mận, tiếng suối róc rách hòa cùng khói bếp thơm lừng mùi bánh chưng, bánh dày khiến khung cảnh trở nên yên bình, thi vị. Được xây dựng khoảng những năm 1960, đến nay, những ngôi nhà vẫn được gìn giữ tương đối nguyên vẹn, hài hòa với cảnh quan núi rừng miền Tây.
Từ xa, dãy nhà trình tường liền kề nhau tạo nên một quần thể kiến trúc độc đáo, hiếm thấy ở những vùng, miền khác. Trong nhóm 10 hộ của xóm Nà Rẻo, có 8 ngôi nhà trình tường san sát nhau, bên cạnh 1 nhà cấp bốn và 1 nhà ván thưng. Điểm đặc biệt trong kiến trúc nhà trình tường ở Nà Rẻo là dãy nhà xây dựng liền kề từ 5 – 7 nhà cùng sinh sống. Dù diện tích lớn hay nhỏ, các ngôi nhà đều có thiết kế thống nhất 3 gian, 2 cửa – cửa chính ở giữa và cửa phụ bên hông nhà để dẫn ra chuồng trại phía sau.
Dãy nhà trình tường tại xóm Nà Rẻo – Tam Hợp, xã Thành Công (Nguyên Bình).
Bên trong ngôi nhà, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên, ở khu vực trung tâm là bộ bàn ghế để tiếp khách; bên trái và phải bố trí buồng ngủ của các thành viên trong gia đình, khu vực bếp, sinh hoạt chung… Sàn nhà được làm bằng đất nện dày, mái lợp ngói âm dương đã trổ rêu xanh cổ kính, tường nhà được trình bằng đất sét chắc chắn, dày dặn… Bao quanh nhà là hàng rào đá kiên cố với bậc thang lên xuống được xếp bằng đá, hai bên đầu hồi xây vòm hình vòng cung, ngoài cửa xây nhiều cột bằng gạch chắc chắn. Chị Đặng Thị Thúy, dân tộc Dao Tiề.n, xóm Tam Hợp chia sẻ: Gần đây, có nhiều đoàn khách du lịch đến tham quan ngôi làng, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc và nghề truyền thống. Tôi và mọi người trong xóm cùng nhau thực hiện kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng, dẫu còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ vệ sinh cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp để đón du khách.
Tuy chưa phát triển thành điểm du lịch cộng đồng nhưng nơi đây dần trở thành điểm checkin hấp dẫn cho những ai yêu thích sự hoài cổ và vẻ đẹp thiên nhiên, tìm về sự tĩnh lặng để cảm nhận hơi thở của văn hóa và cuộc sống vùng cao. Với điểm nhấn độc đáo về kiến trúc, khu nhà trình tường của nhóm hộ Nà Rẻo, xóm Tam Hợp có thể kết nối các điểm tham quan khác trong huyện Nguyên Bình như vườn trúc sào tại xóm Bản Phường, xã Thành Công; làng du lịch cộng đồng xóm Hoài Khao, xã Quang Thành; tham quan vọng cảnh trên đỉnh Phja Oắc cao 1.931 m… Dẫu thời gian trôi đi, những ngôi nhà trình tường ở Nà Rẻo – Tam Hợp vẫn vững chãi, lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc Dao Tiề.n, là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa con người và thiên nhiên.
Nét dung dị, bình yên của những ngôi làng cổ, cuộc sống chân thực của những người dân địa phương không chỉ làm say lòng du khách bởi vẻ đẹp mà còn khơi gợi niềm tự hào về di sản quê hương. Mỗi mái nhà, mỗi bức tường, mỗi viên đá như kể lại câu chuyện của riêng mình, hòa quyện với thiên nhiên và con người, trở thành điểm tựa cho sự phát triển bền vững. Đến làng cổ trong những ngày xuân, du khách không chỉ được trải nghiệm nét đẹp văn hóa mà còn cảm nhận được hơi thở yên bình, ấm áp của đất trời và con người nơi đây.
Thơ mộng ngôi làng cổ bên dòng sông chảy ngược
Làng Kon K'Tu (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nằm yên bình bên dòng sông Đăk Bla. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét cổ kính, mộc mạc và những giá trị văn hóa có tuổ.i đời hàng trăm năm.
Đặc biệt, bà con Ba Na trong làng vẫn hăng say "giữ lửa" với nghề đan lát, thổ cẩm.
Làng cổ bên dòng sông chảy ngược
Sông Đăk Bla là dòng sông hiếm hoi ở Việt Nam chảy theo hướng Đông - Tây nên được người dân ví von là "dòng sông chảy ngược". Từ sự đặc biệt này, sông Đăk Bla cũng trở thành một biểu tượng của vùng đất Kon Tum. Nép bên dòng sông chảy ngược này là làng Kon K'Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum).
Từ thành phố Kon Tum đi về hướng mặt trời mọc khoảng 8km, chúng tôi tới làng văn hóa Kon K'Tu. Ngôi làng đa số là người bản địa Ba Na sinh sống với 138 hộ dân, gần 800 nhân khẩu.
Trải qua thời gian hình thành, phát triển nhưng ngôi làng Kon K'Tu còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Người dân Ba Na trong làng luôn có ý thức bảo tồn nghề dệt thổ cẩm, đan lát và những ngôi nhà cổ có tuổ.i đời hàng trăm năm.
Giữa làng Kon K'Tu là căn nhà rông khổng lồ, che chở cho cuộc sống bình yên của dân làng. Kon K'Tu được xem là làng cổ nhất trên địa bàn thành phố Kon Tum khi còn giữ lại nhiều nét kiến trúc nguyên bản ngày xưa của người Ba Na. Nhiều nhà sàn truyền thống được xây dựng xung quanh nhà rông theo lối kiến trúc "làng vòm" có từ xa xưa.
Bên cạnh làng, dòng sông Đăk Bla chảy hiền hoà, êm đềm như giữ nguồn mạch sống nuôi dưỡng cả làng. Người dân cũng sống dựa vào dòng sông này để đán.h bắt cá tôm, lấy nước sinh hoạt, tưới mát cho hàng trăm diện tích hoa màu.
Ông A Đưn, Trưởng thôn làng Kon K'Tu không giấu niềm tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên ngôi làng có truyền thống này. Bà con Ba Na trong làng luôn nhiệt huyết giữ đất, giữ làng và giữ văn hoá trước thách thức với thời gian. Bảo tồn nhưng bà con địa phương cũng không ngừng học hỏi, cùng với lớp trẻ quảng bá những giá trị cổ kính của làng đối với du khách trong và ngoài nước.
Trưởng thôn A Đưn bộc bạch: "Làng thường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nhằm tuyên truyền, bảo tồn nét đẹp có từ hàng đời nay. Đồng thời, bà con luôn cũng chung tay xây dựng Kon K'Tu thành làng du lịch nổi tiếng và mang lại giá trị kinh tế cho chính người bản địa nơi đây. Nhiều người bản địa đã tự sửa chữa nhà mình để làng homestay phục vụ du khách".
Đến với làng Kon K'Tu, du khách sẽ được ngắm nhìn những ngôi nhà làm bằng gỗ, đất có tuổ.i đời hơn trăm năm. Ngoài ra, du khách sẽ còn được đắm chìm vào những bài kể về lịch sử hình thành của làng, nghe nhiều loại đàn được làm từ nứa, tre...
Trai đan lát, con gái say sưa bên khung dệt
Khi du khách bước vào làng Kon K'Tu sẽ cảm nhận thấy một khung cảnh bình yên. Trong mỗi nhà sàn, cô gái Ba Na say sưa se từng sợi chỉ để dệt thổ cẩm. Bên sông, chàng trai rắn chắc đang ngồi chẻ lạt, đan gùi, đan nia...
Chị Y Xanh (50 tuổ.i, làng Kon K'Tu) có tiếng của làng về đôi tay tài hoa. Sau mỗi buổi ra đồng, chị Y Xanh thường ngồi bên khung dệt để hoàn thành những đơn đặt hàng thổ cẩm của khách du lịch và bà con trong làng.
Theo chị Y Xanh, trong làng còn khoảng 20 người thường xuyên dệt thổ cẩm để bán cho du khách và bà con trong làng sử dụng. Để bảo tồn và phát triển, làng đã thành lập tổ dệt thổ cẩm để thực hiện các đơn đặt hàng và truyền nghề cho thế hệ con cháu. Một số sản phẩm thường được bà con nơi đây làm ra gồm áo, váy, tấm địu con hay túi xách, ví... Qua đó, bà con vừa gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc và tạo thu nhập cho gia đình.
Ông A Hùng ngồi bên bếp lửa tỉ mỉ đan gùi, nia để bán cho khách du lịch.
"Từ xưa đến nay, làng chúng tôi đã lập ra lệ con gái lớn biết dệt thì mới được đi lấy chồng. Con trai khỏe thì lên rừng chặt lồ ô, tre về học đan gùi, đan nia thì mới được ở rể. Nhờ vậy, thế hệ trẻ luôn tiếp nối những giá trị văn hóa và nghề thủ công mà ông cha đã truyền lại", chị Y Xanh tâm sự.
Gia đình ông A Hùng (62 tuổ.i) cùng vợ Y Mưk (62 tuổ.i) cũng là cặp vợ chồng khéo tay. Ông đan lát giỏi, chị Y Mưk thì dệt có tiếng. Chính vì vậy, vợ chồng ông bà thường ở nhà giúp người làng, học sinh làm các đồ mỹ nghệ trong các dịp lễ hội, hoạt động...
Ông A Hùng tâm sự: "Làng có thay đổi hơn xưa, nhiều nhà xây mọc lên nhưng bà con vẫn sống dựa vào dệt và đan lát. Tôi sinh được 8 người con, mỗi đứa một nghề để phát triển kinh tế. Nhưng cuối tuần, chúng lại về nhờ vợ chồng dạy cho đan lát, dệt thổ cẩm. Chúng tôi hạnh phúc vì lớp trẻ còn đam mê các nghề thủ công và bảo tồn làng cổ này".
Bên cạnh việc bảo tồn các nghề truyền thống, làng cổ Kon K'Tu đã được quy hoạch thành điểm đến du lịch kết nối thông qua các mô hình homestay. Bà con bản địa ở đây thường nấu những món ăn truyền thống của người Tây Nguyên như: Cơm lam, gà nướng, xiên lợn, rượu cần để phục vụ du khách đến thăm quan, nghỉ ngơi.
Thúc đẩy du lịch tại làng cổ Kon K'Tu
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư cơ sở du lịch sinh thái tại xã Đăk Rơ Wa, ông Nguyễn Bá Tâm, Giám đốc HTX Du lịch - Nông nghiệp Đăk Rơ Wa cho biết: "Nhận thấy tiềm năng lớn trong phát triển du lịch của vùng, chúng tôi quyết định xây dựng khu du lịch sinh thái để mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo, hòa mình vào thiên nhiên nơi đây. Với cảnh quan hoang sơ, không khí trong lành cùng văn hóa bản địa phong phú, đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tạm rời xa nhịp sống đô thị".
Theo ông Tâm, mục tiêu của khu du lịch không chỉ hướng đến việc phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Mỗi hoạt động tại khu du lịch đều hướng tới việc giới thiệu và tôn vinh bản sắc độc đáo của con người nơi đây. Đồng thời, thông qua khu du lịch sinh thái này tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho bà con trong vùng thông qua các dịch vụ như homestay, ẩm thực truyền thống và hướng dẫn du lịch, góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển cộng đồng một cách bền vững.
Khám phá "ngôi làng cổ châu Âu" tựa tiên cảnh tại Lavender Resort Đà Lạt Lấy cảm hứng từ loài hoa oải hương dịu dàng thơm ngát, Lavender Dalat Hotel and Resorts mang vẻ đẹp hài hoà giữa nét thơ lãng mạn tựa ngôi làng châu Âu. Tôi từng nghe kẻ lãng du nói khẽ với gió mùa xuân, có 2 gam màu để nhớ về Đà Lạt, là sắc hồng mê đắm của mùa hoa mai anh...