Vẻ đẹp những công trình kiến trúc Pháp cổ tiêu biểu tại Hà Nội
Nhà hát lớn Hà Nội, cầu Long Biên, Bưu điện Hà Nội… là những công trình kiến trúc Pháp cổ tuyệt đẹp tại Hà Nội.
Nhà hát lớn Hà Nội (phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là công trình được người Pháp xây dựng năm 1901, hoàn thành năm 1911 do hai kiến trúc sư là Harlay và Broyer thiết kế. Đây là công trình mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh… giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ XX. Nhà hát lớn là công trình biểu diễn lớn nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ. Không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ và kiến trúc, công trình còn có giá trị lịch sử. Đây là nơi diễn ra cuộc họp đầu tiên của Quốc hội nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phủ Chủ tịch (Ba Đình, Hà Nội) là công trình khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1906, do kiến trúc sư Auguste Henri Vildieu và Charles Lichtenfelder thiết kế. Công trình đươc tôn cao bởi các bậc thang vượt qua tầng bán hầm tạo vẻ uy nghi, bề thế.
Nhà thờ lớn Hà Nội (phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) khánh thành năm 1887, được xây dựng theo khuôn mẫu các nhà thờ ở châu Âu. Nhà thờ có chiều dài 79m, chiều rộng 28,5m và 2 tháp chuông cao 64,5m với những trụ đá to nặng 4 góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Đến nay, nhà thờ lớn Hà Nội không chỉ là nơi hành lễ của các tín đồ Công giáo mà còn là điểm đến khó có thể bỏ qua của nhiều du khách khi đến Hà Nội.
Bộ Ngoại giao (phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội) trước đây là Sở Tài chính Đông Dương, do Ernest Hébrard thiết kế, khởi công năm 1925 và tới năm 1928 thì hoàn thành. Từ khi trở thành trụ sở Bộ Ngoại giao của nhà nước Việt Nam, nơi đây đã chứng kiến nhiều cuộc họp đưa ra các quyết định có tính lịch sử về đường lối ngoại giao qua nhiều giai đoạn phát triển của Việt Nam. Công trình có phong cách Đông Dương, một số chi tiết mang tính bản địa kết hợp với phong cách châu Âu như hệ mái hắt trên các khung cửa.
Video đang HOT
Cầu Long Biên được khởi công xây dựng năm 1898 và hoàn thành năm 1902, do 2 nhà thầu Daydé và Pille thi công. Kết cấu thép của cầu có độ dài gần 2km, là cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hồng lúc đó và cũng là cây cầu lớn nhất Đông Dương thời điểm bấy giờ. Cầu được tổ chức đường sắt ở giữa, 2 bên dành cho xe cộ, sau này làm thêm vỉa hè cho người đi bộ. Có thêm một điểm độc đáo của cây cầu, là cầu có chiều đi ngược với bình thường.
Bảo tàng lịch sử quốc gia (phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội) được thành lập trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Khối di sản mà Bảo tàng hiện lưu giữ đó là trên hai mươi vạn tài liệu, hiện vật là những di vật trải dài suốt toàn bộ dòng chảy lịch sử của dân tộc từ thời tiền sơ sử đến ngày nay.
Đại học Tổng hợp Hà Nội (phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trước đây là Đại học Đông Dương, được đưa vào sử dụng năm 1926, do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế. Công trình mang phong cách Đông Dương kết hợp phong cách tân cổ điển châu Âu với đặc điểm kiến trúc phù hợp khí hậu bản địa, tạo các mái vẩy trên ô cửa, rất hữu hiệu trong việc che mưa nắng vùng nhiệt đới.
Nhà khách Chính phủ (số 12 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi ghi dấu ấn của Bác Hồ về đây làm việc năm 1945 với tên gọi Bắc Bộ Phủ. Tòa nhà được xây dựng vào năm 1918, là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, với tổ hợp mặt bằng, mặt đứng rất cân xứng cùng với những chi tiết kiến trúc thuần túy châu Âu.
Bưu điện Hà Nội (phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nằm bên hồ Gươm nên hay được người dân gọi thân quen là Bưu điện Bờ Hồ. Đây một trong những công trình công cộng thuộc loại đầu tiên người Pháp xây dựng tại Hà Nội. Công trình mang phong cách cổ điển châu Âu do kiến trúc sư Auguste Henri Vildeu thiết kế, được đưa vào sử dụng năm 1896.
Ga Hàng Cỏ (phường Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội) được khởi công xây dựng năm 1899 và hoàn thành vào năm 1902 do kiến trúc sư Boreil và Vildieu thiết kế. Đây trở thành nhà ga trung tâm của Hà Nội, từ đây tới Vân Nam qua Lào Cai hay qua Lạng Sơn tới Bằng Tường (Trung Quốc), đi Hải Phòng và tuyến Bắc Nam vào tới TP Hồ Chí Minh.
Gợi ý trải nghiệm du lịch Huế
Dù đến bất kỳ đâu, du khách nên xem dự báo thời tiết để có chuyến đi trọn vẹn và phù hợp với mục đích ban đầu.
Huế là điểm du lịch được nhiều người yêu thích. Một trong những yếu tố quyết định chuyến đi của bạn thuận tiện, đúng lịch trình và thoải mái là thời tiết. Cố đô không chia thành 4 mùa rõ rệt như các tỉnh miền Bắc mà có hai mùa chính là nắng và mưa.
Mùa nắng thường diễn ra từ tháng 1 đến tháng 8. Bạn có thể cảm nhận chút gió lạnh nhè nhẹ cùng mưa phùn dư âm Tết trong ba tháng đầu. Nắng gắt sẽ tập trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8. Nếu du lịch Huế thời gian này, bạn đừng quên trang bị áo khoác, kem chống nắng.
Nhiều du khách thuê áo dài khăn đóng, ngũ thân chụp ảnh ở Đại Nội Huế. Ảnh: Trân Ơi.
Mùa mưa Huế thường từ tháng 9 đến 12, trong đó tháng 9 và 10 tập trung những cơn mưa lớn do chịu ảnh hưởng của các dòng áp thấp và bão. Tháng 11, 12 là những ngày mưa đặc trưng cố đô - nhỏ và rả rích kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Nếu bạn là người lãng mạn và yêu mưa, hai tháng cuối năm là lựa chọn không tồi. Nếu có dịp, du khách nên thử cảm giác nhâm nhi tách cà phê dưới hiên quán cổ kính, lắng nghe nhạc Trịnh qua giọng hát Khánh Ly...
Danh thắng Huế
Nếu thích lịch sử và kiến trúc, quần thể di tích Cố đô Huế - nơi 13 đời vua triều Nguyễn trị vì - là điểm đến không nên bỏ qua. Ngoài Đại Nội, lăng tẩm được mọi người chú ý là lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định... Ngoài ra, Cung An Định cũng thu hút cộng đồng du lịch khi liên tục xuất hiện trên phim và MV ca nhạc.
Nếu muốn tìm hiểu văn hóa tâm linh người Huế, du khách có thể thăm các chùa Thiên Mụ, Từ Hiếu, Từ Đàm, Diệu Đế, Thiền Lâm hay chùa Huyền Không Sơn Thượng...
Bên cạnh đó còn có nhiều địa điểm nổi tiếng khác đi vào thi ca như dòng sông Hương thơ mộng. Du khách có thể thực hiện tour khám phá dọc hai bờ sông, lần lượt đi qua lăng Gia Long, điện Hòn Chén, đồi Vọng Cảnh, chùa Thiên Mụ, Quốc Học Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, Cồn Hến...
Ngắm cảnh đẹp từ trên đỉnh Hòn Vượn là sở thích của nhiều phượt thủ. Ảnh: Trân Ơi.
Với sự phát triển của mạng xã hội, các cộng đồng du lịch hiện hoạt động khá sôi động. Người trẻ không ngừng tìm kiếm điểm check-in hấp dẫn, thỏa mãn về phần hình ảnh lẫn trải nghiệm. Nếu có thời gian, bạn nên trải nghiệm chèo sub trên sông Hương; ngắm hoàng hôn ở Phá Tam Giang và các bãi biển; chinh phục đỉnh núi Hòn Vượn; làm hương tại Thủy Xuân; ngắm sương khói lãng đãng trên dòng Ô Lâu ở làng cổ Phước Tích hay thưởng thức ẩm thực ở phiên chợ quê yên bình...
Nét ẩm thực Huế
Một phần không thể thiếu làm nên nét đặc trưng Huế là ẩm thực, với hàng trăm món ăn từ dân dã đến cao lương mỹ vị. Nếu đến cố đô, du khách nên thử hương vị bánh bèo, nậm, lọc, một bát bún bò, vài cái bánh xèo, nem lụi... hay ổ bánh mỳ Tràng Tiền về đêm.
Ẩm thực Huế khá đa dạng và phong phú. Với 5.000 đồng, bạn có thể thưởng thức hàng chục món khoái khẩu như bánh bao chiên, xôi gấc, cháo gạo, bánh ép... Nhiều khách đến cố đô thích cảm giác ngồi ngắm sông Hương, đồi Vọng Cảnh, nhâm nhi chén tào phớ (tàu hũ) bên hông chùa Thiên Mụ.
Món bánh bèo chén nhân tôm. Ảnh: Trân Ơi.
Huế cũng được xem là thủ phủ của các món chè, thạch. Bạn có thể thưởng thức món thạch đen, trắng với giá 5.000 đồng, đi kèm là đậu xanh, dứa ngâm, nước cốt dừa... Món này bán nhiều ở chợ Cống, đường Nguyễn Lộ Trạch, thạch dì Liễu đường Thạch Hãn hay các chợ nhỏ. Hoặc nếu thích chè heo quay, du khách có thể tìm đến quán mệ Tôn Đích trước công viên Thương Bạc...
Chinh phục nóc nhà Đông Dương Nhiều người ước ao trong đời một lần được leo lên 'nóc nhà Đông Dương', để từ đấy ngắm nhìn 'Tổ quốc thức giấc'. Điều gì khiến hành trình chinh phục đỉnh Fansipan lại trở nên hấp dẫn và thú vị đến như vậy? Trước hết phải nói đến việc chinh phục đỉnh Fansipan giờ đây cáp treo Fansipan cũng có thể đưa...