Vẻ đẹp độc đáo của hang động Pê Răng Ky
Hang động Pê Răng Ky được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia theo Quyết định số 5372/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 12 năm 2017.
Thuộc địa phận thôn Pê Răng Ky, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa (Điện Biên), cách trung tâm xã Huổi Só khoảng 7m, độ cao trên 1000m so với mực nước biển, hang động Pê Răng Ky là hang đá tự nhiên, nằm trong quần thể núi đá vôi, với thảm thực vật sinh học đa dạng và phong phú.
Nhũ đá trong hang động Pê Răng Ky.
Hang động Pê Răng Ky với chiều sâu khoảng 800m, chia làm 03 khoang. Khoang thứ nhất sâu 388m, rộng trung bình 17m, cao 8-10m. Ngay cửa hang vào phía bên trái có hai ngách, ngách thứ nhất có chiều sâu 12m, ngách thứ 2 có chiều sâu 50m; nền các ngách và nền của hang động là những cột đá to đường kính 1,2 m, cao 10m màu vàng nhạt giống cột đèn hải đăng hay hình cây nấm khổng lồ.
Hai bên vách hang động là những dải nhũ đá màu xám, bám vào nhau tạo thành những con ốc xoáy ở đuôi, giống hình các công cụ sản xuất như: chiếc cày, chiếc bừa, chiếc cuốc và một số nhũ giống như hình những con gia súc, gia cầm… Đặc biệt phần trần hang động có nhiều nhũ đá, măng đá mang nhiều hình thù kỳ lạ, đẹp mắt như một “kỳ quan bí ẩn, hùng vĩ”, thách thức niềm đam mê khám phá của du khách.
Khoang thứ hai nằm ở vị trí cao hơn khoang thứ nhất khoảng 2m, bố cục như chiếc yên ngựa có chiều sâu 226m, rộng 37 – 101m, vòm cao 17- 36m; phần nền là những khối nhũ đá lớn màu trắng, xanh xám giống hình cây nấm, cây thông cao chừng 15m và những hình thù đa dạng, phong phú: san hô, viên cuội trắng ngà, tượng Phật, chiếc ô, cỏ cây hoa lá xen nhau tựa như bức tranh phong cảnh được dát ánh vàng, bạc, khiến cho không gian thêm phần lung linh, huyền ảo. Hai bên vách và trên trần hang động là những gườm đá dài, khi gõ vào phát ra những âm thanh khác nhau; những đám nhũ đá tựa những cụm lúa, đèn chùm to nhỏ khác nhau như có sự bài trí của con người tạo nên khung cảnh nguy nga lộng lẫy.
Video đang HOT
Nhũ đá, măng đá mang nhiều hình thù kỳ lạ, đẹp mắt như một “kỳ quan bí ẩn, hùng vĩ”.
Khác hẳn so với hai khoang trước, khoang thứ ba ngay từ cửa vào trong rộng, phía bên phải có một ngách cụt, đi vào trong khoảng 20m, đi qua một ngách hẹp vào bên trong diện tích mở rộng dần, vào bên trong có một ngã ba quay ngược lại phía cửa khoang tạo thành một vòng tròn, phía bên trái có một ngách nhỏ đi ra phía cửa khoang, về cuối khoang này diện tích hẹp dần và có một hủm sâu. Nhũ đá trong khoang này có cấu trúc như một quần thể kiến trúc cổ xưa, với vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính tĩnh mịch bởi nhiều cột đá, trụ đá, măng đá to, cao vút như muốn vươn tới tận trời xanh. Khoang thứ ba có chiều sâu hơn 202m, cao 20 – 25m, rộng 20 – 49m, vòm hang động là những chiếc đèn chùm lớn như được “trang trí” cầu kỳ, công phu với ánh sáng lấp lánh như thắp sáng cho những chiếc cột nhũ đá thạch anh hình chóp cao khoảng chục mét. Nền hang động là những tảng đá lớn, gồ ghề hình ô vuông lớn, những đường chéo tựa như chiếc bàn cờ vua có đường nét rõ ràng. Đặc biệt các nhũ đá hình hoa xếp chồng lền nhau lung linh hiện ra giống những bông hoa đá khổng lồ.
Vách hang động là những dải nhũ lớn tựa bức tranh của thiên nhiên kỳ thú, bầu không khí trong lành sẽ làm cho chúng ta như đang sống trong khung cảnh “thần tiên”. Đặc biệt cuối khoang là vẻ đẹp lộng lẫy và kì vĩ của rừng thạch nhũ đua nhau khoe sắc vây quanh hồ nước nhỏ rộng khoảng 8m, nước mát trong veo; xung quanh là các khối đá, khối thì giống cây nấm khổng lồ, khối thì cứng cáp, sắc nhọn như gươm đao, khối lại êm dịu, hiền lành tựa áng mây… chảy dài óng ánh như hòa chung, tạo nên cảnh sắc của bức tranh mà thiên nhiên ban tặng đã tạo nên sự bí ẩn, kích thích trí tò mò của người xem.
Khám phá hang động Pê Răng Ky kết hợp với tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa dân tộc bản địa và thả hồn phiêu lãng trên dòng sông Đà sẽ là một trải nghiệm thú vị mà du khách không thể nào quên.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ cổ Tùng Sơn ở Đà Nẵng
Trải qua hơn 117 năm xây dựng, nhà thờ cổ Tùng Sơn gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng.
Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc ở thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, được xây dựng từ trước năm 1904, bằng đá và được dùng chất liệu kết dính gồm: vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau.
Trải qua hơn 117 năm nhà thờ gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng.
Đây là một trong những nhà thờ cổ còn sót lại ở thành phố Đà Nẵng.
Những nét hoa văn trên các bộ cửa của nhà thờ phía sau vẫn còn nguyên vẹn.
Mặc dù một phần các cánh cửa chính của nhà thờ đã bị hư hỏng theo thời gian, nhưng nhà thờ vẫn mang một vẻ đẹp cổ kính đặc biệt của một ngôi nhà thờ được xây từ đá.
Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc trong một khuôn viên xanh mát.
Kiến trúc cột gỗ bên trong nhà thờ cổ Tùng Sơn.
Những tác động của thời gian đã làm lộ ra những tảng đá được xếp chồng lên nhau và được kết dính bởi vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng để dùng xây dựng nhà thờ.
Đồ sinh hoạt và thờ tự hầu như vẫn còn đầy đủ của những buổi lễ thời xưa.
Bên trong nhà thờ cổ Tùng Sơn 117 năm tuổi.
Hang đá Vân Cương, hang động hàng ngàn năm tuổi lưu giữ hơn 50.000 tượng Phật của Trung Quốc Được hoàn thành từ thế kỷ VI, đến nay, hang đá Vân Cương vẫn giữ được phần lớn cấu trúc chính với hơn 50.000 tượng Phật lớn nhỏ, có tượng cao lên đến 17 m. Kiến trúc Trung Hoa nổi tiếng với tài điêu khắc công phu, tuyệt đỉnh và điều đó còn được thể hiện rõ nét thông qua hang động Vân...