Vẻ đẹp đầy mê hoặc của các quốc gia Phật giáo khắp châu Á
Nhiếp ảnh gia Jeremy Horner đã hành hương đến 16 quốc gia châu Á để ghi lại những hình ảnh đẹp mê hoặc của các xứ sở Phật giáo.
Các nhà sư rước nến trong nghi lễ Phật giáo dành cho nhà sư mới được tổ chức hàng năm tại Wat Phra Dhammakaya, một đền thờ phía Bắc Thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ngôi đền là trung tâm của hệ giáo phái Dhammakaya, một giáo phái Phật giáo được hình thành vào những năm 1970 và dẫn đầu bởi một thầy tu tên là Phra Dhammachayo.
Tia sét lóe sáng trong cơn bão đầy ấn tượng ở cung điện Potala nằm ở thành phố Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Cung điện từng là chốn tu hành của các vị Đạt Lai Lạt Ma tới đời thứ 14, tượng trưng cho Phật giáo Tây Tạng và đóng vai trò gìn giữ, truyền bá văn hóa truyền thống của Tây Tạng.
Một nhà sư cầu nguyện tại một trong hàng ngàn ngôi đền ở thành phố Amarapura, từng là Thủ đô của Myanmar.
Một nhà sư hành hương đến Chùa Đá Vàng Kyaiktiyo, điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng Myanmar có điểm nhấn là tảng đá tròn hình quả trứng nằm cheo leo trên bờ một vách đá và được che phủ bằng vàng lá do những người mộ đạo dán lên.
Các nhà sư tại trường Phật giáo Gelugpa ở Tây Tạng trong trang phục truyền thống. Họ đang chờ đợi phía ngoài hội trường cầu nguyện chính của Tu viện Labrang.
Video đang HOT
Các nhà sư của Thiếu Lâm tự tại Trịnh Châu, Trung Quốc đang luyện Kungfu với bối cảnh ngôi chùa thiêng tuyệt đẹp phía sau.
Một khách hành hương dừng lại cầu nguyện trước một đám đông các nhà sư đang tụ tập bên ngoài sảnh cầu nguyện chính của Tu viện Labrang ở Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1709, Labrang từng là nơi tu hành của 4.000 nhà sư, nhưng bây giờ chỉ có khoảng 1.500.
Chùa Shwedagon, hay còn được gọi Chùa Vàng là một trong những ngôi chùa linh thiêng và hoành tráng nhất ở Myanmar. Đỉnh ngọn tháp có hình vương miện, được đính với 5448 viên kim cương, 2317 viên ruby, sapphire và các loại đá quý khác, cùng 1065 chiếc chuông bằng vàng với âm thanh vang kỳ lạ. Trên lá cờ ở đỉnh tháp, có một viên kim cương nặng tới 76 carat.
Cầu U Bein bắc qua hồ Taungthaman nằm ở ngoại ô Mandalay của Myanmar, dài 1,2 km là cây cầu gỗ tếch dài và lâu đời nhất thế giới, điểm đến thu hút của du khách khi hành hương đến Myanmar.
Chùa Wat Mai ở Luang Prabang, Lào với những chi tiết trang trí công phu.
Một nhà sư chạm tay vào bức tượng Phật khổng lồ tại chùa Wat Si Chum ở Thái Lan.
Mặc áo choàng màu đỏ rực rỡ, các nhà sư mới chuẩn bị bước vào lễ cầu nguyện sau khi nghỉ ngơi trong sân của tu viện Semtokha ở Thimphu, Bhutan.
Những ngôi chùa Phật giáo – hay tháp bậc thang – có thể được nhìn thấy rải rác trong cảnh sương mù trên sông Irawaddy ở Bagan, một thành phố cổ ở Myanmar.
Theo Zing News
Lý do không phải ai cũng vào được quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Được mệnh danh là "thiên đường hạnh phúc nhất thế giới" nhưng Bhutan không đẩy mạnh hút khách vì lo ngại những tác động tiêu cực từ du lịch.
Bhutan là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đất nước bé nhỏ nhưng được mệnh danh là "quốc gia hạnh phúc nhất thế giới", là xứ sở thần tiên đối với bất kỳ ai từng đặt chân tới. Khi đến Bhutan, du khách có thể cảm nhận được không khí bình yên ở vương quốc bí ẩn - nơi nền văn hóa Phật giáo truyền thống trên dãy Himalaya tách biệt khỏi xu hướng phát triển chóng mặt của toàn cầu. Có thể nói Bhutan là vùng đất thiên đường trên trái đất, nhưng trên thực tế, vì nhiều lý do mà số lượng khách du lịch hàng năm đến đây rất ít.
Chính sách hạn chế du lịch
Bhutan là một nước đặt ra yêu cầu rất khắt khe đối với du khách. Visa du lịch đến đây chỉ cấp theo yêu cầu của các nhà khai thác du lịch được cấp phép bởi chính phủ, và chỉ cho những ngày đi cụ thể mà tour du lịch đã được sắp xếp và thanh toán trước. Tuy nhiên, kể cả đối với các tour được chấp thuận tới Bhutan, chính phủ cũng đặt ra một mức giá tối thiểu là 200 USD/ người/ ngày (khoảng 4,5 triệu) cho toàn bộ chi phí.
Vì vậy, nếu bạn là khách du lịch tự túc tới đây thì sẽ không được cấp visa. Điều này được lý giải bởi lo ngại của chính phủ Bhutan về những tác động tiêu cực mà du lịch có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng và hệ sinh thái nhạy cảm của đất nước nhỏ bé này.
Chính phủ Bhutan tập trung vào việc truyền bá văn hóa quốc gia thông qua du lịch nhiều hơn là quan tâm đến lợi ích kinh tế mà ngành này mang lại. Ảnh: Heavenlybhutan
Hiện nay, chính sách đối với du lịch đã thông thoáng hơn nhưng số lượng du khách ở Bhutan vẫn bị hạn chế. Hàng năm chỉ có khoảng 35.000 khách nước ngoài đến đây bởi chính phủ tập trung vào việc truyền bá văn hóa Bhutan thông qua du lịch nhiều hơn là quan tâm đến lợi ích kinh tế mà ngành này mang lại cho quốc gia.
Ngành hàng không
Ở Bhutan có duy nhất sân bay quốc tế là Paro, cách thủ đô Thimphu 65 km. Du khách muốn bay tới Bhutan phải quá cảnh ở Bangkok (Thái Lan), Calcutta, Dhaka, Delhi, Bagdogra (Ấn Độ) hoặc Kathmandu (Nepal). Ngoài ra, hãng hàng không duy nhất có lịch trình bay đến đây là Druk Air - hãng hàng không hoàng gia Bhutan. Số lượng vé cho các chuyến bay này cũng không nhiều và không thể đặt trước. Bạn chỉ có thể mua vé trực tiếp ở sân bay nếu xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ của tour du lịch đã thanh toán và được cấp phép bởi chính phủ nước này.
Trao đổi tiền tệ khó khăn và giá cả đắt đỏ
Ở Bhutan, rất khó để có thể tìm thấy ngân hàng hoặc cây ATM ngoài thủ đô Thimphu. Ảnh: Thedailystar
Bhutan sử dụng đồng ngultrum (Nu), được ấn định tỷ giá theo đồng rupee Ấn Độ. Ở đây, thẻ visa và master chỉ được chấp nhận ở một số khách sạn và nhà hàng lớn, vì vậy khi đến du lịch, bạn tốt nhất nên đem theo USD rồi đổi sang đồng Nu ở sân bay. Nếu ra khỏi thủ đô Thimphu, sẽ rất khó để có thể tìm thấy ngân hàng hoặc cây ATM và việc giao dịch ở đây cũng tốn rất nhiều thời gian. Đây là một trong những khó khăn mà du khách gặp phải khi du lịch ở Bhutan.
Ngoài ra, một trong những lý do khác khiến du khách ít tới thăm Bhutan là giá cả ở đây rất đắt đỏ. Chính phủ Bhutan áp dụng chính sách đánh thuế tất cả mặt hàng đối với khách du lịch, bao gồm thuế hướng dẫn viên, tài xế, xe riêng... Ngay cả các tour du lịch trọn gói bao gồm chỗ ở, ăn uống, tham quan, lệ phí nhập cảnh, lệ phí visa... cũng bị đánh thuế rất cao. Thông thường, một khách tới đây tham quan phải mất tới 300 USD/ ngày (khoảng 6,7 triệu đồng) vào mùa cao điểm và 240 USD/ ngày (khoảng 5,4 triệu đồng) vào mùa thấp điểm.
Ẩm thực Bhutan
Người ta sử dụng ớt cay để làm nguyên liệu chính cho các món ăn chứ không phải là gia vị. Một trong những món ăn truyền thống của người Bhutan là eme daste, bao gồm ớt xanh quả lớn ăn kèm với sốt phô mai.
Ớt cay là nguyên liệu không thể thiếu trong các bữa ăn của người Bhutan. Ảnh: Asherworldturns
Phật giáo kim cương thừa là quốc giáo ở Bhutan, hai phần ba số dân ở đây theo tôn giáo này. Vì vậy văn hóa ở quốc gia nhỏ bé cũng mang đậm màu sắc Phật giáo, đó là lý do các loại rau củ quả là đồ ăn phổ biến ở đây. Mặc dù các khách sạn dành cho khách du lịch có thể được quốc tế hóa bằng cách phục vụ nhiều thịt và giảm bớt độ cay trong đồ ăn, đây vẫn là một trong những thử thách khiến cho những ai có ý định đến thăm quốc gia này phải cân nhắc suy nghĩ trước khi quyết định.
Theo VNExpress
Cuộc sống ở nơi hạnh phúc quan trọng hơn tiền bạc Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới đo độ thịnh vượng bằng hạnh phúc của người dân. Nơi này thu hút du khách nhờ nền văn hóa đặc sắc và khung cảnh hùng vĩ. Bhutan là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về việc sử dụng năng lượng sạch. Phía dưới các ngọn núi là những đường hầm...