Vẻ đẹp của thành phố Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc
Là thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, thành phố Lhasa ngày càng trở nên hiện đại và thu hút nhiều khách du lịch. Năm 2020, khu tự trị Tây Tạng đã đón hơn 35 triệu lượt khách du lịch.
Vào sáng sớm, Lhasa chào đón du khách bằng những tia nắng rực rỡ, ấm áp. Nơi này cũng được gọi là thành phố của ánh nắng. Lhasa có nhiều công trình kiến trúc Phật giáo đặc trưng, nổi bật nhất với cung điện Potala, nơi lưu trú của các vị Đạt-lai Lạt-ma.
Người Tây Tạng luôn say mê với điệu múa Zhuo, là một trong ba điệu múa dân gian nổi tiếng của Tây Tạng. Trong tiếng địa phương, tên điệu múa này có nghĩa là vũ điệu vòng tròn.
Ở Lhasa, người dân hay bắt đầu ngày mới bằng một bữa ăn ngon trong quán trà địa phương. Họ thích gọi một số món ăn truyền thống của Tây Tạng và thư giãn với bạn bè.
Ngoài đồ ăn Tây Tạng, ở Lhasa còn có các món ăn ngon, thậm chí nhiều nơi trên thế giới, nhưng nhiều nhất là các món ăn Tứ Xuyên. Các món ăn từ các tỉnh khác như Quảng Đông và Hà Nam cũng rất phổ biến ở đây.
Phố Barkhor là con phố kinh điển và trung tâm thương mại nổi tiếng nhất ở Lhasa. Con phố nổi tiếng với lịch sử lâu đời hơn 1.300 năm, lưu giữ nền văn hóa Tây Tạng độc đáo, là nơi du khách không thể bỏ qua khi đến Lhasa. Nhiều khách du lịch thích chụp ảnh trong trang phục truyền thống Tây Tạng và mua một số đồ thủ công ở đây để làm kỷ niệm cho chuyến đi tới Tây Tạng.
Giao thông thuận tiện cũng thúc đẩy ngành du lịch ở Tây Tạng, giúp nhiều khách du lịch biết đến địa điểm này hơn.
9 con đèo nguy hiểm nhất hành tinh
Lở đất, bão tuyết, giao thông hỗn loạn...bạn có thể gặp phải những hình ảnh khó tưởng tượng nhất trên những con đèo đáng sợ này.
Từ lâu cao tốc Bayburt được coi là con đường nguy hiểm nhất thế giới. Con đường này được xây dựng bởi những người lính Nga vào năm 1916 trên sườn núi Soganli hùng vĩ. Cao tốc Bayburt dài 179km chạy trên những ngọn đồi và kinh khủng nhất là có tới 29 khúc uốn cong rất đáng sợ, gây kinh hoàng cho không ít lái xe.
Từ những khu rừng tuyệt đẹp đến những đỉnh núi mù sương, có rất nhiều điều để chiêm ngưỡng trên con đường dài 2.000km từ Thành Đô của Tứ Xuyên đến Lhasa của Tây Tạng, nhưng cũng không ít khúc cua ngoặt kinh dị, tuyết lở cùng rất nhiều vụ sạt lở đất.
Biệt danh "Con đường tử thần" đã nói lên tất cả về đường North Yungas. Được xây dựng vào những năm 1930 bởi các tù nhân Paraguay trong chiến tranh Chaco, tuyến đường này dài 400km, có độ cao chóng mặt lên tới 4.000, nối Los Yungas với thủ đô La Paz của Bolivia. Đường nằm trên mép núi rất chênh vênh và một bên không hề có rào chắn, nó chính là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn, gây ra cái chết thương tâm cho gần 300 nạn nhân mỗi năm.
Nằm trên cao trên dãy núi Thái Hành ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, con đường hầm đáng chú ý này được đục ra từ một vách đá bởi đội ngũ gồm 13 cư dân địa phương từ năm 1972 đến năm 1977. Điều ấn tượng nhất là nó được làm hoàn toàn thủ công bằng tay. Con đường này dài 1,2 km và ở điểm rộng nhất cũng chỉ được 4m. Theo người dân kể lại, vào giai đoạn xây dựng khó khăn nhất, dân làng chỉ sử dụng búa và đục nhưng đã đẽo được 1m trong 3 ngày.
Với độ cao 4.714m, đường cao tốc Karakoram là con đường trải nhựa cao nhất hành tinh và thường được gọi là "Kỳ quan thứ tám của thế giới". Việc xây dựng được bắt đầu vào năm 1959 và con đường cuối cùng đã được mở cửa giao thông vào năm 1979. Nhưng nó đã phải trả giá đắt, mùa đông khắc nghiệt và mưa gió lớn vào mùa hè khiến điều kiện đi lại trên con đường trở nên vô cùng nguy hiểm. Trên thực tế, hơn 800 công nhân Pakistan và 200 công nhân Trung Quốc đã mất mạng trong quá trình xây dựng, phần lớn là do lở đất và đá rơi.
Mặc dù nằm giữa khung cảnh tuyệt vời với một bên là lưu vực Drass và một bên là lưu vực Kashmir, nhưng đèo Zoji La vẫn thường xuyên bị đóng cửa trong nửa năm vì mức độ ngập tuyết nghiêm trọng và phải mất hoàn toàn 2 tháng dọn đường để có thể mở lại vào cuối mùa xuân. Con đường trải dài tới 9km ở độ cao 3.528m so với mực nước biển, do vậy bạn không nên nán lại quá lâu trên điểm cao nhất ở đèo Zoji La vì sự nguy hiểm khi bị hết ôxy.
Người ta cho rằng mọi thứ ở Hawaii đều là một kỳ quan đáng để chiêm ngưỡng, nhưng đằng sau vẻ đẹp ấn tượng thì con đường Hana cũng là một trong những con đường "ma quỷ" nhất trên Trái đất. Đèo Hana nối Kahului với thị trấn Hana chỉ dài khoảng 80 km nhưng có thể khiến bạn phải mất hơn 3 giờ lái xe vì nó không chỉ nhỏ mà còn có 620 khúc cua rất hẹp và 59 cây cầu (trong đó có những cây cầu có niên đại từ năm 1910).
Nằm trong khu bảo tồn giải trí núi Aurum trên đảo Nam, con đường dài 25km này được làm thủ công bằng tay trong cơn sốt tìm vàng ở Skippers Canyon vào giữa thế kỷ 19. Cây cầu cũ kỹ này đơn giản chỉ là một con đường rải sỏi hẹp dọc theo một mặt vách đá cheo leo và rất nguy hiểm.
Giống như nhiều con đường tuyệt đẹp khác, đèo Los Caracoles mang đến những khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục. Tuy nhiên, với độ nguy hiểm bởi các góc cua ngắn và quá gần nhau, con đường này sẽ khiến cho những lái xe chưa dày dạn kinh nghiệm phải hoảng sợ và nhiều du khách nhắm tịt mắt vì quá kinh hoàng.
Mùa thu 'nhuộm vàng' Trung Quốc Mùa thu Trung Quốc không chỉ có lá phong, ngân hạnh rực vàng mà còn có rừng gỗ dương Tân Cương hay những vạt lau trắng xóa ở Bắc Kinh. Du khách chụp hình ở Vườn quốc gia Huaxi ở Quý Dương, thủ phủ tỉnh Quý Châu, miền tây nam Trung Quốc vào ngày 25/10. Khung cảnh Vạn Lý Trường Thành chụp ngày...