Vẻ đẹp của những loài hoa tượng trưng cho năm mới
Châu Á đón năm mới sau Tết âm lịch, châu Âu đón năm mới qua lễ Giáng sinh. Châu Á thích trưng hoa đào. Châu Âu chuộng hoa trạng nguyên. Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có cách riêng thưởng hoa trong dịp đầu năm mới.
Cùng đón Tết âm lịch với Việt Nam có những nước như Trung Quốc, Hàn Quốc… Trung Quốc khá tương đồng với Việt Nam, vào dịp năm mới, người dân Trung Quốc cũng chuộng những loại hoa tương tự như ở ta: hoa đào tượng trưng cho may mắn, cây quất và hoa thủy tiên tượng trưng cho sự giàu có, hoa hướng dương tượng trưng cho một năm mới tốt đẹp đang chờ đợi phía trước.
Ở Việt Nam, người Bắc có thói quen trưng Hoa đào trong những ngày đầu năm mới. Hoa đào tượng trưng cho may mắn.
Trong khi đó, người miền Nam có thói quen mua hoa mai vàng về trưng Tết.
Nhiều gia đình thích mua cả Hoa thủy tiên, Hoa thủy tiên tượng trưng cho sự giàu có.
Video đang HOT
Hoa hướng dương tượng trưng cho một năm mới tốt đẹp đang chờ đợi phía trước
Tuy đón Tết dương lịch nhưng Người Nhật cũng coi hoa đào, hoa mai là hai loài hoa biểu tượng cho năm mới, ngoài ra, người Nhật còn có thêm biểu tượng hoa anh đào nhưng mùa đông ở Nhật khá khắc nghiệt, nhiệt độ xuống rất thấp, tuyết rơi và nhiều khi còn có bão tuyết, vì vậy, hoa thường không nở được hoặc nếu nở trong điều kiện thời tiết như vậy thì cũng không đẹp hoặc chóng tàn lụi.
Vì vậy, người Nhật phải tìm tới một cứu cánh khác, đó là làm hoa giả, một loài hoa có tên Mochibana. Người ta dùng bột gạo nấu lên, phần để nguyên màu trắng, phần nhuộm hồng và bọc thành từng nụ tròn nhỏ dọc theo những cành liễu khô để bày trong nhà, “giả vờ” coi đó là những nụ đào chưa nở được hái mang về.
Hoa anh đào đặc trưng của mùa xuân nước Nhật
Hoa Mochibana làm bằng bột gạo
Ở các nước phương Tây, Giáng sinh là dịp quan trọng nhất, trong dịp này, người ta thường chuộng các loại hoa như hoa trạng nguyên, hoa xương rồng, hoa nhựa ruồi, và những dây thường xuân, dây tầm gửi…
Người dân vùng Bắc Mỹ thích hoa trạng nguyên và hoa lan. Hoa trạng nguyên tượng trưng cho sự trong sáng. Ngoài ra, những cánh hoa đỏ tươi xòe nở đúng dịp Giáng sinh khiến hoa trạng nguyên được ưa chuộng hơn hẳn.
Có rất nhiều loại xương rồng cũng nở hoa vào đúng dịp Giáng sinh, những giỏ xương rồng lắc lư treo trong nhà với nhiều cành nhánh và những khóm hoa tươi sáng là một lựa chọn không tồi.
Ngoài ra, người dân vùng Bắc Mỹ còn rất thích cây hoa tuyết mà ở Châu Á hay gọi là cây bạch tuyết mai. Cây hoa này có nguồn gốc từ Châu Á nhưng nhanh chóng được phổ biến ở vùng bắc Mỹ. Những bông hoa trắng nhỏ thực sự khiến đem lại không khí Giáng sinh cho các gia đình.
Ở Châu Âu, người dân Châu Âu chuộng cây hoa nhựa ruồi, dây thường xuân và dây tầm gửi. Hoa nhựa ruồi là loài hoa gắn liền với Giáng sinh ở Châu Âu. Những vòng hoa nhựa ruồi thường được treo trên cửa báo hiệu Giáng sinh đã về, những nhánh hoa nhỏ thường được dùng để gắn lên bánh Giáng sinh.
Dây thường xuân tượng trưng cho sự bất diệt và sự hồi sinh. Lá thường xuân gắn liền với truyền thuyết về những vị thần Hy Lạp, La Mã… Trong đó, các vị thần hồi sinh nhờ vào lá thường xuân.
Cây tầm gửi gắn với một phong tục đã có từ lâu mà ngày nay người ta không hiểu tại sao lại có. Nếu muốn hôn ai đó trong dịp Giáng sinh, người ta sẽ hôn dưới một nhánh tầm gửi.
Theo Dantri
Hoa Trạng nguyên 10 năm bế chị đến trường
Thương chị bị bại liệt nên suốt 10 năm qua, cô học trò Hoàng Thị Loan đã làm "đôi chân" cho chị gái Hoàng Thị An đến trường.
Tại buổi lễ tuyên dương 800 học sinh, sinh viên xuất sắc nhất khu vực miền Nam vừa tổ chức tại tỉnh Long An, hàng nghìn ánh mắt ngạc nhiên lẫn cảm động dõi theo bước chân của thiếu nữ bế người chị của mình lên sân khấu nhạn giải thưởng Hoa Trạng nguyên.
10 năm qua An cõng chị đến trường
Đó là Hoàng thị Loan 17 tuổi và người chị Hoàng Thị An, cả hai đều là học sinh trường THPT Sơn Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Nhà Loan nằm sâu trong rừng cao su bạt ngàn thuộc địa bàn ấp 1, xã Suối Trầu, huyện Long Thành, có 6 chị em gái nhưng có đến 2 người bị bị liệt từ nhỏ.
Khi mới sinh, hai người chị gái của Loan cũng mập mạp, khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác. Năm lên 4 tuổi, sau trận sốt cao, An và một người chị bị bại liệt. Các bác sĩ kết luận hai chị gái của Loan bị nhiễm chất độc màu da cam.
2 năm sau ngày sinh chị An, Loan chào đời khỏe mạnh là niềm an ủi của gia đình. Tuy nhỏ tuổi nhưng Loan rất thương chị cả và chị An. Loan tuy bé xíu nhưng đã đòi bế chị đi chơi.
Khi bạn bè cùng trang lứa tíu tít đến trường, An cũng mơ ước được đi học. An thích học và học rất chăm chỉ. Đến nỗi có khi mải học quá, An lăn ra ốm khiến gia đình chạy chữa nhiều phen đuối sức.
Những ngày đầu khó khăn, khi cha mẹ bận việc, Loan lại cắn môi cõng chị đến trường. Nhưng đến năm lớp 6, tình trạng bệnh của An trở nặng. An đành nghỉ học nằm nhà điều trị.
Những tưởng ước mơ đến trường kết thúc, nhưng rồi An nhất mực xin cha mẹ cho đi học lại. Kể từ ngày đó, ngày ngày Loan bế chị An đi 5-6 cây số đến trường, bất kể trời mưa nắng. Đường từ nhà đến trường không những xa mà còn nguy hiểm, hai chị em lại phải băng qua cánh đồng cao su bạt ngàn.
Cô em gái đã trở thành một phần cơ thể, cuộc sống của An. Loan vui vẻ nói: "Chỉ cần chị vui là em cũng hạnh phúc".
Từ ngày đi học trở lại, kết quả học tập của An luôn dẫn đầu toàn trường. Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Loan cũng giành danh hiệu thủ khoa với kết quả thi bình quân mỗi môn 9 điểm.
Cô em gái Hoàng Thị Loan cũng không thua kém chị khi 11 năm liên là học sinh giỏi. Loan cũng là 1 trong 800 học sinh xuất sắc khu vực miền Nam được nhận giải Hoa Trạng nguyên.
Không chỉ là đôi chân cho chị, Loan còn thay mẹ chăm sóc cuộc sống cho các chị. Các thầy cô giáo và bạn bè tại trường THPT Sơn Bình đều rất yêu quý cô học trò chăm chỉ và có tấm lòng trong sáng này.
Cô Tiêu Đình Nghiêm Văn, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của An nói: "Tôi rất ấn tượng về An, dù tật nguyền nhưng em ấy luôn cố gắng vượt lên số phận. Còn em gái Hoàng Thị Loan thì học rất giỏi và hết mực yêu thương chị. Mỗi lần nhìn thấy hai chị em bế nhau đi học, thương và xót xa lắm".
An tốt nghiệp THPT và quyết định tự ôn tập 1 năm ở nhà chờ em gái cùng thi đại học. "Tương lai của hai chị em vẫn còn xa nhưng em không sợ điều gì cả. Em chỉ mong nghị lực của mình không bao giờ "tắt" để có thể che chở và là người bạn đồng hành cùng chị", Loan tâm sự.
Theo VTC
"Cậu nhỏ" qua lăng kính phụ nữ Có nhiều người lầm tưởng rằng, dương vât tượng trưng cho sức mạnh và niềm kiêu hãnh của người đàn ông, cho nên "dương vật nhỏ" đang là mối lo lắng của hầu hết các bạn trẻ hiện nay. Họ cho rằng một người sở hữu một "cậu nhỏ" có kích thước tâm cỡ thì có nghĩa là người đó sẽ sở hữu...