Vẻ đẹp cộng hưởng của kiến trúc và cảnh quan
Nằm ở ngoại ô hồ Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội – nơi được mệnh danh là xứ sở đá tổ ong, SuoiHai Villa tận dụng những nguồn vật liệu địa phương đặc trưng để tạo nên bản thể độc nhất tại vùng hồ rộng lớn, không bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của con người.
Ngôi nhà hướng mặt tiền về phía lòng hồ để tối đa không gian, với tầm nhìn ra cảnh quan tuyệt đẹp. Mặt khác, cấu trúc sân vườn cũng được tích hợp, giống như những “mảnh vỡ” của các yếu tố tự nhiên nhỏ hơn chảy vào công trình, làm mờ đi ranh giới giữa bên trong và bên ngoài.
Khát vọng của kiến trúc sư xoay quanh hai mục tiêu chính. Thứ nhất, thúc đẩy sự tương tác đa chiều của con người với thiên nhiên: trong – ngoài, trên – dưới, trước – sau. Thứ hai là sử dụng hợp lý các vật liệu đặc trưng của địa phương, vì đá tổ ong là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.
Mọi thứ đều bắt nguồn từ bối cảnh như thể cấu trúc ngôi nhà được nổi lên từ lòng hồ, hòa quyện hoàn hảo với cảnh quan thiên nhiên.
Bên trong ngôi nhà là hệ thống bố trí nội thất kiểu châu Âu hiện đại với trần, tường, sàn được ốp gỗ với những đường vân tự nhiên tinh tế.
Hình thức và cấu trúc nội thất như hệ tủ, lam gió, tường được tạo cảm hứng từ đá tổ ong với những khối to nhỏ khác nhau, mang màu nâu đồng điệu với màu tự nhiên của loại đá địa phương này. Từ những cánh cửa, bàn ghế, kệ tủ… phần lớn được làm từ gỗ tự nhiên, hướng đến sự đồng bộ cho không gian.
Video đang HOT
Mang đậm nét phong cách kiến trúc hiện đại, SuoiHai Villa sở hữu hệ kính lớn chạy dài theo phương ngang giúp tối ưu hóa tầm nhìn từ bên trong. Bên cạnh đó, các giải pháp khí hậu lại được tính toán tỉ mỉ để đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng tối đa cho công trình.
Với vị trí đắc địa cùng tầm nhìn toàn cảnh ra hồ và núi Tản Viên, SuoiHai Villa được thiết kế theo khối một tầng để hài hòa với cảnh quan. Qua đó giữ được vẻ đẹp tự nhiên cho công trình và cho khung cảnh xung quanh, tạo nên vẻ đẹp cộng hưởng, không tranh chấp lẫn nhau.
Thông tin công trình:
Tên dự án: SuoiHai Villa
Thiết kế: APDI
Diện tích khuôn viên: 40000m2
Năm: 2023
Phương Thanh -Hình ảnh: Triệu Chiến
Vẻ đẹp của tháp Chăm giữa lòng Hà Nội
Tháp Chăm là công trình nổi bật tại Làng Văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), thu hút nhiều khách đến tham quan.
Quần thể tháp Chăm tại Làng Văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội) gồm 3 toà tháp. Trong đó, tháp chính Kalan, tháp cổng Gopura và tháp hỏa Kosaghara, được xây dựng tỷ lệ tương đương với cụm tháp Pokloogarai ở tỉnh Ninh Thuận. Công trình có kiến trúc hài hoà về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, là một điểm hấp dẫn du khách khi đến thăm quan "ngôi nhà chung" của 54 dân tộc anh em.
Khu tháp Chăm được xây dựng trên diện tích 4.000m2, trục chính của khu tháp nằm theo hướng Đông Tây, với tháp chính Kalan cao hơn 20m; Tháp cổng Gopura hơn 8m; Tháp hoả Kosaghara cao hơn 9m và khu sân lễ hội, có hệ thống tường bao với 2 đường bậc lên xuống tham quan.
Tháp chính Kalan, được xây dựng bằng gạch, có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Tượng thần Siva (trên cùng), tượng vũ nữ Chăm, các cột đá, ngưỡng đá bằng sa thạch được đục tay gắn vào tháp.
Tại cửa vào, hốc mái vòm có trang trí các cột đá, ngưỡng đá và tượng đá. Đá cũng là chất liệu của Linga và Yoni - hai khối vật thể được đặt bên trong, chính giữa của tháp chính, biểu hiện tín ngưỡng phồn thực sâu sắc của người Chăm.
Tháp hỏa có mái cong hình thuyền vươn cao, nằm trong vùng tường bao và ở phía trước bên phải của tháp chính theo hướng Đông, mặt bằng tháp hình chữ nhật, bên trong có tường ngăn chia thành nhà kho và bếp. Tháp có 2 tầng, 3 cửa với diện tích 47,2m2, trên độ cao nền 1,14m, được trang trí hoa văn giống tháp chính Kalan. Tháp hỏa là bếp lửa của nhà vua Po KlongGarai.
Tháp cổng Gopura, có kiến trúc giống tháp Kalan nhưng nhỏ hơn, có hai cửa thông nhau và có 3 tầng với tổng diện tích 36m2, trên độ cao nền 1,08m, đây là nơi đón tiếp khách của nhà vua.
Khu sân lễ hội nằm giữa tháp cổng và tháp chính, có tổng diện tích 65m2, cao hơn nền sân chính là 0,9m. Bao quanh khu sân lễ hội có hệ thống tường bao xung quanh khu tháp phía trong cao 0,4m, phía ngoài cao 1,92m so với nền trong và nền ngoài. Bề rộng tối đa của tường là 0,56m. Bốn góc tường bao là 4 trụ lớn hình chóp vuông có chiều rộng là 1,9m, chiều cao 4,2m nhìn từ phía ngoài. Toàn bộ khu tháp có 2 hệ thống bậc lên xuống được xây bằng gạch tạo thành 2 đường ra vào tham quan có chiều rộng là 1,2m, mặt bậc rộng 0,25m.
Đây cũng là nơi hàng năm đồng bào Chăm tổ chức các lễ hội quan trọng, mang đậm tính dân gian trong cộng đồng người Chăm.
Quần thể tháp Chăm là một trong những địa điểm ấn tượng thu hút du khách tham quan bởi kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm.
Quần thể tháp Chăm còn góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các biệt thự Pháp cổ trong nắng thu Hà Nội Kiến trúc của các biệt thự Pháp cổ góp phần tạo nên cấu trúc không gian đô thị của Hà Nội, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý cũng như quy hoạch đô thị hiện nay và sau này. Những căn biệt thự Pháp ở Hà Nội mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc phương Tây. Hình ảnh các...