Về đất hai vua thưởng thức đặc sản thịt quay đòn
Thưởng thức thịt quay đòn làng Đường Lâm không chỉ như một món đặc sản quê hương mà còn là một cách đón nhận tình cảm nồng hậu của những người dân nơi đây, qua sự chuẩn bị cầu kỳ của món ăn này.
Món đặc sản thịt quay đòn của làng Đường Lâm không chỉ nổi tiếng về hương vị khác biệt mà còn bởi phương cách chế biến cầu kỳ và độc đáo không kém. Mỗi miếng thịt ba chỉ khoảng 1kg phải mất tới 6 tiếng chế biến mới tạo ra thành phẩm. Bởi vậy, nếu không có nhiều thời gian, du khách có thể đặt trước để có thể được thưởng thức món ăn này.
Tuy nhiên, sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu được tham gia vào quá trình chế biến thịt quay đòn, trực tiếp theo dõi từng khâu chuẩn bị cũng là một trải nghiệm vô cùng lý thú.
Công đoạn đầu tiên là chọn thịt. Miếng thịt dùng nướng phải là thịt lợn tươi, phần ba chỉ có bì dày, lớp thịt, lớp mỡ đan xen đều nhau đúng như “ba chỉ”.Nhiều người kĩ tính còn đặt sẵn loại thịt ngon lấy từ trong lò mổ để đảm bảo có miếng thịt dày, quay giòn mà vẫn thơm chắc. Chọn được miếng thịt ngon cũng cần được tẩm ướp kĩ càng, khéo léo. Thịt quay cũng được tẩm ướp những gia vị quen thuộc như húng lìu, hạt tiêu, hành tươi, mắm muối… Thứ làm nên sức hấp dẫn cho thịt quay đòn chính là những chiếc lá ổi. Phần lá ổi non được băm nhỏ, ướp với thịt trong khi phần lá bánh tẻ dùng lót vào miếng thịt trước khi đem đi quay. Hương vị bùi bùi của lá ổi quyện vào miếng thịt khiến hương vị thịt quay đòn trở nên hấp dẫn tới khó quên.
Thịt sau khi được tẩm ướp kĩ càng sẽ được cuống gọn gàng vàng một chiếc đòn tre to đã lót lá chuối bên trong.Chiếc đòn tre rất chắc và lớn để đàm bảo khổ thịt ôm trọn một vòng và nhất định không được dùng nguyên liệu nào khác ngoài tre, nếu không sẽ ảnh hưởng tới vị thơm của thành phẩm.
Video đang HOT
Ban đầu, người đầu bếp kê cao miếng thịt khoảng nửa mét mới tới ngọn lửa khoảng 1 tiếng. Khi miếng thịt tái đi, hạ khoảng 30cm cho miếng thịt gần lửa hơn. Vẫn quay đều miếng thịt, lúc này miếng thịt đã chín màu vàng hấp dẫn. Quay khoảng 90 phút thì xuống thêm khoảng 10 cm, dụi bớt lửa đi, trên bếp giờ chỉ còn lửa than hoa đang cháy.
Thịt quay bì phải giòn, phồng lên, lúc này, người đầu bếp dùng một chiếc xiên bằng tre đâm lỗ ở bì tới khi nổ lốp đốp là được. Toàn bộ quá trình từ khi đem nướng tới lúc có thành phầm mất khoảng 6 tiếng. Trong suốt thời gian này đều cần phải có thợ đứng bếp, mới thấy hết sự cầu kỳ của món ăn đặc sản làng cổ.
Món thịt quay đòn có lớp bì giòn tan, thơm lừng hương ổi. Bên trong lớp vỏ giòn là lớp thịt ngọt mềm, ngậy béo mà ăn bao nhiêu cũng không thấy ngấy. Tới làng cổ Đường Lâm, bên cạnh việc thăm thú làng cảnh hữu tình, du khách đừng quên nếm thử hương vị đậm đà của món thịt quay đòn trứ danh của người dân nơi đây.
Theo TCDL
Kẹo dồi và thịt quay đòn món ăn dân dã không thể bỏ qua khi đến với Đường Lâm
Đến với làng cổ Đường Lâm bạn có thể cảm nhận được nơi đây là nơi thời gian đọng lại với cánh cổng cổ kín, nếp nhà cổ với mái ngói, tường đá ong,...
Và đặc biệt hơn nơi đây có những món ăn dân dã nức tiếng một khi đã đến thì không thể không thưởng thức. Thịt quay đòn với phần bì giòn tan, thơm nức húng lìu quyện cùng mùi lá ổi hay kẹo dồi nhân lạc bùi ngậy là những đặc sản mang đậm hồn quê của người dân làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.
Kẹo dồi
Thức quà quê dân dã này từ lâu đã vắng bóng trên các sạp hàng nơi phố thị. Tuy nhiên kẹo dồi vẫn được người dân làng cổ Đường Lâm nuôi dưỡng trở thành món quà thú vị mà mỗi du khách từng ăn đều lưu luyến.
Nguyên liệu làm kẹo dồi không quá cầu kỳ, chỉ gồm mạch nha, đường và lạc. Tuy nhiên khâu làm kẹo mới quan trọng và đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt để "đánh" kẹo.
Mạch nha và đường được đun trên bếp lửa cho đến khi có độ keo nhất định. Người chế biến sẽ dùng tay quật vào một chiếc cột cho đến khi dẻo quẹo để có thể nặn thành khối hình trụ và có màu trắng đục. Vỏ kẹo được dàn mỏng, cho lớp nhân gồm lạc đã nhào đường vào sau đó cuộn tròn, giống như miếng dồi.
Công đoạn làm kẹo đòi hỏi ít nhất 2 người. Trong đó, một người kéo vỏ kẹo, người kia sẽ nhanh tay cắt thành từng đoạn khoảng 3 cm. Nếu không nhanh, kẹo nguội sẽ bị giòn và vỡ.
Kẹo sau khi chế biến xong sẽ được lăn qua lớp bột nếp trắng tạo thành một lớp phủ mịn màng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị bùi, ngậy và thơm.
Thịt quay đòn
Đường Lâm còn nổi tiếng bởi món thịt quay đòn với hương vị khác biệt. Để làm món ăn này, thịt phải là loại ba chỉ ngon, tươi và có lớp da dày, không quá nhiều mỡ.
Khâu tẩm ướp cũng rất quan trọng, đủ các gia vị như húng lìu, hạt tiêu, hành và mắm muối vừa miệng. Một trong những nguyên liệu làm nên sức hấp dẫn của thịt chính là vị của lá ổi non được băm nhỏ, ướp khoảng một tiếng.
Thịt sau khi tẩm ướp được cuốn gọn vào chiếc đòn tre đã lót lá chuối bên trong. Khâu quay thịt cũng đòi hỏi người chế biến phải khéo léo để giữ lửa, hay khoảng cách thịt với bếp vừa tầm để làm sao để hơi nóng làm chín thịt phía bên trong. Khi thịt đã se lại và chảy mỡ, người ta mới hạ thấp đòn xuống gần với ngọn lửa hơn để miếng thịt có màu vàng hấp dẫn.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận phần bì của miếng thịt giòn tan, vàng ươm và thơm lừng vị bùi bùi của lá ổi. Thịt quay đòn ngọt, đậm vị và thơm mùi húng lìu, quyện lẫn với mùi lá ổi, ăn mãi mà không ngấy.
Theo Vnexpress
Lần đầu "đánh chén" bánh canh Trảng Bàng Ở Sài Gòn hơn 4 năm, đi ra đường hay thấy hàng quán treo bảng "đặc sản bánh canh Trảng Bàng", vậy nhưng chưa một lần thưởng thức, cho đến một hôm... Có lẽ chủ quán này biết cách nấu ngon, hương vị thanh tao mà đậm đà, ăn không thấy ớn dù cục sườn heo khá to, kèm thêm mấy miếng thịt...