Về Đà lạt mùa đông, đừng quên tìm hoa cơm nước
Đến nay chỉ còn lại 4 cây hoa cơm nước thích nghi với cái lạnh của mùa đông Đà Lạt và trổ bông.
Cánh hoa cơm nước mỏng manh, nương tựa vào nhau để vượt qua cái lạnh của Đà Lạt những ngày đông.
Một ngày đầu đông, cây hoa cơm nước lặng lẽ ở một góc nhỏ trong khuôn viên khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt khoe hàng ngàn bông hoa lủng lẳng như những chùm hoa đăng trông rất lạ mắt.
Rung rinh mùa hoa cơm nước ở Đà Lạt
Ở “thành phố ngàn hoa” Đà Lạt không có nhiều cây cơm nước. Ngoài 2 cây cơm nước cổ thụ ở bờ Hồ Xuân Hương thì đây là cây cơm nước hiếm hoi trổ bông đều đặn.
Cây cơm nước có tên khoa học là Elaeocarpus Hamandii Elaeocarpaceae. Giống cây này sinh trưởng ven những con sông, suối ở khu vực tỉnh Lâm Đồng.
Năm 2004, khi giải tỏa để xây dựng thủy điện Đại Ninh ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng ông Huỳnh Minh Xuyến – một nghệ nhân sinh vật cảnh nổi tiếng đã mang những cây cơm nước từ đây về trồng, chăm sóc trong khu vực bờ hồ Xuân Hương.
Đến nay chỉ còn lại 4 cây thích nghi với cái lạnh của mùa đông Đà Lạt và trổ bông. Cánh hoa cơm nước mỏng manh, nương tựa vào nhau để vượt qua cái lạnh của Đà Lạt những ngày đông.
Những ngày hoa cơm nước nở năm nay cũng trùng vào dịp 90 thí sinh đại diện cho 90 quốc gia trên toàn thế giới đến Đà Lạt dự thi vòng bán kết Miss Earth – Hoa hậu Trái đất 2023.
Video đang HOT
Và trong một buổi sáng bình yên, nhiều người đẹp đã thích thú, check – in cùng với cây cơm nước hiếm hoi đang trổ hoa ở thành phố ngàn hoa.
Hoa cơm nước như những chùm hoa đăng bừng nở trong cái lạnh lẽo của mùa đông Đà Lạt.
Nhiều hoa hậu quốc tế check-in cây cơm nước nép ở một góc nhỏ của khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt
Lặng lẽ như mình chưa từng thuộc về Đà Lạt, nhưng hoa cơm nước vẫn xứng đáng níu chân ai đó khi ngang qua.
Hoa cơm nước có màu trắng dịu, hương thoảng nhẹ, đủ để khiến ai đó nhớ về khi xa Đà Lạt
Hoa cơm nước phù hợp hơn với những bờ sông, suối có độ cao.
Mùa hoa cơm nước thường bắt đầu vào tháng 1 hàng năm. Tuy nhiên, khi nắng lên, hoa cơm nước có thể nở sớm hơn.
Hoa hậu Armenia cũng thích thú với loài hoa lạ đang trổ bông ở Đà Lạt
Hoa cơm nước có cánh mỏng, xếp lên nhau.
Hoa hậu trái đất người Rumani cũng tranh thủ chụp hình cùng hoa cơm nước
Hoa hậu Croatia tạo dáng dưới tán cây cơm nước đang trổ hoa
Về Đà Lạt mùa đông, đừng quên tìm hoa cơm nước
Tây Nguyên bừng sáng sắc vàng gọi mùa đông đến
Vừa qua mùa mưa, những con đường Tây Nguyên từ Đà Lạt mộng mơ đến Chư Đăng Ya của tỉnh Gia Lai đã bừng sáng với sắc vàng của hoa dã quỳ.
Khung cảnh nên thơ ở những đồi hoa vàng Tây Nguyên. Ảnh: Hồ Quốc
Loài hoa rực rỡ ấy như gọi mùa đông đến, gọi cả du khách đến với núi rừng. Nhiều du khách đến với Đà Lạt mùa này như chỉ để đắm chìm trong sắc vàng rực rỡ của loài hoa dã quỳ nổi danh. Dù là loại cây dại, không ai trồng cũng chẳng cần chăm sóc nhưng cứ vừa ngớt những cơn mưa, dã quỳ lại bung cánh vàng khoe sắc.
Du khách dễ dàng tìm thấy những đồng hoa, con đường hoa vàng ở những cung đường Cam Ly - Vạn Thành - Tà Nung - Thác Voi; đèo Prenn; Cầu Đất - Dran - Đơn Dương - Phi Nôm. Đường hoa dã quỳ cũng xuất hiện ở tuyến Dinh 3 - hồ Tuyền Lâm - đường hầm đất sét... Đặc biệt, cao tốc Liên Khương được đánh giá là cung đường hoa dã quỳ đẹp nhất Đà Lạt.
Những con đường Đà Lạt bừng sáng sắc vàng hoa dã quỳ. Ảnh: Hồ Quốc
Mùa vàng đang về với Tây Nguyên.
Những vùng đất đỏ Tây Nguyên nay có thêm sắc vàng tô điểm. Ảnh: Hồ Quốc
Du khách chọn mùa hoa dã quỳ để đến với Tây Nguyên. Ảnh: Hồ Quốc
Trong khi đó, giữa tháng 11 này, UBND huyện Chư Păh (Gia Lai) sẽ tổ chức Tuần lễ hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2022 tại làng Ia Gri, khu vực Núi lửa xã Chư Đang Ya và một số địa điểm khác trên địa bàn xã Chư Đang Ya và xã Nghĩa Hưng. Gia Lai vào mùa dã quỳ nở cũng là mùa đẹp nhất trong năm. Không chỉ được ngắm sắc vàng của hoa mà về với nơi đây, du khách còn được trải nghiệm leo núi Chư Đăng Ya, thưởng thức cơm lam, rượu cần, cùng nhau múa xoang... để hiểu hết văn hóa, con người nơi đại ngàn Tây Nguyên.
Những bật mí thú vị về đường hầm đất sét ở Đà Lạt Đường hầm đất sét Đà Lạt nằm trong khuôn viên Hồ Tuyền Lâm với diện tích 90m2, đươc tạo nên từ suy nghĩ hết sức bình thường mà không hề bình thường của người đàn ông nghệ sĩ tên Trịnh Bá Dũng. Nếu có cơ hội đi Đà Lạt thì hãy ghé qua đây để được chiêm ngưỡng những công trình nghệ thuật...