Về cuộc nói chuyện cộc lốc của Thủ tướng Merkel với Tổng thống Putin
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin cãi nhau, nên các lãnh đạo Nga và phương Tây chẳng đạt được tiến bộ nào trong cuộc nói chuyện tìm cách giải quyết khủng hoảng Ukraine vào tối 17.10.
Bà Merkel chỉ đường đến phòng họp cho ông Putin
Tại cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEM ở Milan (Ý), diễn ra cuộc đối thoại cộc lốc giữa ông Putin với bà Merkel, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Ý Matteo Renzi, Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Ông Putin nói việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea (từng thuộc Ukraine) hồi tháng 3 là hợp pháp, nhưng bà Merkel phản đối, theo một quan chức EU thuật lại với báo The Wall Street Journal:.
“Bà Merkel khiển trách cựu điệp viên KGB ngay trước mặt các lãnh đạo khác,nhắc ông phải nhớ thỏa thuận Budapest 1994, trong đó Nga công nhận chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine gồm Crimea”.
Tại cuộc họp báo sau đó, bà Merkel nói “Về vấn đề này, tôi không thể thấy có bất kỳ sự đột phá nào”, ám chỉ những bất đồng trong việc áp dụng thỏa thuận ngưng bắn và kế hoạch hòa bình mà chính phủ Ukraine và phe đòi ly khai ở miền đông nước này đã đạt được ngày 5.9 tại Minks (Belarus).
Bà nói sẽ còn phải bàn về chuyện này, nhất là việc lãnh thổ Ukraine liên tục bị xâm phạm.
Video đang HOT
Ông Putin thì nhiều lần nói các tay súng ly khai ở miền đông Ukraine là “đại diện của Nước Nga mới”,một thuật ngữ thời Sa hoàng Nga để chỉ những vùng lãnh thổ lớn nay là miền đông và miền nam Ukraine.
Ông cũng nói cả quân chính phủ Ukraine và quân ly khai phải chịu trách nhiệm việc liên tục vi phạm thỏa thuận ngưng bắn trong vài tuần gần đây.
Người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin nói: “Hoàn toàn không có thiện chí khách quan từ một số lãnh đạo tham gia cuộc họp. không có sự linh động ngoại giao nào nào, toàn thiên vị. Cuộc nói chuyện toàn những bất đồng và hiểu lầm”.
Cuộc họp bên lề của lãnh đạo phương Tây và Nga
Các lãnh đạo phương Tây đều nói Nga cần tăng sự giúp đỡ để thỏa thuận ngưng bắn được tuân thủ nhằm kết thúc hẳn cuộc nội chiến Ukraine.
Những nhà lãnh đạo châu Âu không hề có dấu hiệu nào về sự đồng ý dở bỏ lệnh cấm vận Nga.
Chỉ có chút tiến bộ về vấn đề giám sát biên giới Nga-Ukraine và “vùng đệm” phi quân sự giữa quân Ukraine với quân ly khai: Ý, Ukraine, Nga đồng ý cùng Pháp và Đức cung cấp máy bay không người lái cho Tổ chức An ninh-hợp tác châu Âu (OSCE) giám sát lệnh ngưng bắn.
Nhưng Nga và Ukraine đạt được tiến bộ trong việc xử lý bất đồng về việc Nga bán khí đốt cho Ukraine chí ít cho mùa đông sắp đến. Thỏa thuận này có được sau cuộc gặp riêng giữa ông Putin với ông Poroshenko, sẽ cho phép mở lại nguồn cung khí đốt cho Ukraine (bị Nga cắt hồi tháng 6).
Ông Putin cũng bảo đảm nguồn cung cho các khách hàng châu Âu trước khi nguồn cầu tăng cao trong những tháng mùa đông khiến kho trữ bị cạn. Nhưng ông đề nghị các nước châu Âu giúp Ukraine trả cho Nga món nợ 4,5 tỷ USD tiền mua khí đốt.
Tuần tới sẽ còn những cuộc đối thoại về vấn đề này.
Ông Putin bắt tay ông Poroshenko
Theo Một Thế Giới
Putin: Nếu Ukraine hút trộm khí đốt, Nga sẽ cắt nguồn cung châu Âu
Moscow sẽ cắt giảm nguồn cung khí đốt nếu Ukraine hút trộm nhiên liệu trên các đường ống dẫn tới châu Âu, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong chuyến thăm tới Serbia hôm 16/10.
"Các đường ống dẫn khí đốt đang đối mặt với nhiều rủi ro. Nếu chúng tôi phát hiện phía đối tác Ukraine trái phép hút trộm khí đốt trên các đường ống dẫn xuất khẩu như sự việc hồi năm 2008, chúng tôi sẽ cắt giảm lượng cung cấp", RT dẫn lời Tổng thống Putin cảnh báo trong cuộc họp báo tại Belgrade. Ông Putin nhấn mạnh ông "hy vọng" sự việc này sẽ không tái diễn.
Ngoài ra, Tổng thống Nga cũng cam kết rằng Moscow sẽ cung cấp đủ khí đốt cho châu Âu trong mùa đông năm nay.
Tổng thống Putin tham gia cuộc họp tại thành phố Belgrade, Siberia hôm 16/10.
"Tôi chắc chắn và cam kết tuyệt đối không để xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu liên quan tới những thất bại trong mối quan hệ hợp tác năng lượng giữa các nước với Nga. Nga vẫn luôn là một nhà cung cấp đáng tin cậy và chúng tôi có đủ nguồn năng lượng", ông Putin chia sẻ.
Khi nhắc tới khả năng gián đoạn hoạt động cung cấp khí đốt, ông Putin nhấn mạnh: "Dự án South Stream (Dòng chảy phương Nam) đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và mang lại lợi ích cho chính khách hàng châu Âu".
Tổng thống Nga cho biết ông đề nghị các đối tác châu Âu giúp đỡ bởi Moscow"không thể một mình xây dựng hệ thống đường ống dẫn trị giá hàng tỷ USD trong khi các đối tác còn đang cân nhắc nên hay không tham gia phát triển dự án này".
Các đường ống dẫn thuộc dự án "Dòng chảy phương Nam" sẽ vận chuyển khí đốt tới Nam và Trung Âu qua Biển Đen và bán đảo Balkan thay vì đi qua Ukraine.
Dự án này được khởi công vào năm 2002. Trong đó, hoạt động vận chuyển khí đốt sẽ diễn ra lần đầu tiên vào năm 2016, sau đó, đi vào hoạt động đủ công suất vào năm 2018.
Phía Nga khẳng định dự án "Dòng chảy phương Nam" hoàn toàn không đi theo chủ nghĩa tư bản độc quyền khi cho rằng tập đoàn Gazprom là đơn vị duy nhất xây dựng hệ thống đường ống dẫn và cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Theo Infonet
Lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy họp kín về Ukraine Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay (15.10) tổ chức một cuộc họp kín thông qua video với các nguyên thủ của Anh, Pháp, Đức và Italy về tình hình Ukraine, Văn phòng báo chí Nhà Trắng cho biết. Tuyên bố ngắn gọn của Nhà Trắng cũng cho hay, các nguyên thủ Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Italy sẽ nỗ lực tìm cách...