Về Châu Đốc đi chợ “si-đa”
Từ lâu, chợ Châu Long (phường Vĩnh Mỹ, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) được xem là chợ đồ cũ lớn nhất miền Tây. Chợ Châu Long không chỉ cung cấp hàng sỉ cho các mối lái ở nhiều tỉnh khu vực phía Nam mà còn là nơi thu hút khách du lịch đến mua sắm mỗi khi ghé thăm TP Châu Đốc.
Nhín chút thời gian dạo một vòng quanh chợ “si-đa” này, du khách sẽ có những trải nghiệm đầy bất ngờ và thú vị.
Thoạt nghe có vẻ hơi ghê ghê, nhưng thực tế chợ “si-đa” (chợ đồ si) là tên gọi chỉ những hàng hóa như quần áo, túi xách, giày dép đã qua sử dụng. Theo tâm lý chung, người ta rất ngại xài lại đồ cũ. Thế nhưng, giới bình dân đều hiểu rằng, với “công nghệ” giặt tẩy và cách tân trang của các chủ cửa hàng thì một bộ đồ cũ đã trở thành mới. Do vậy, họ sẽ có cơ hội mua sắm bộ cánh với giá cực rẻ.
Mua gì có nấy
Đến với chợ đồ si Châu Long, người ta tha hồ lựa chọn cho mình quần, áo, giày, dép, nón, túi xách, bóp da, dây nịt, mắt kính, thú nhồi bông… với mức giá khá “mềm”. Các mặt hàng nơi đây là hàng đã qua sử dụng, có xuất xứ từ các nước Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước Tây Âu, Bắc Mỹ với nhiều kiểu dáng mới lạ so với các loại hàng hóa trong nước.
Đặc biệt, những ai yêu thích hàng hiệu của các hãng nổi tiếng trên thế giới, như: Channel, Polo, Emporior Armani, Edwin, Boss… đều có thể thoải mái lựa chọn. Bởi giá cả của hàng si thấp hơn mấy lần so với hàng mới sản xuất. Chị Phan Thị Bích Hiền, người dân ngụ xã Đa Phước (An Phú) chia sẻ: “Mỗi khi có dịp đi Châu Đốc, tôi đều tranh thủ ghé chợ Châu Long để lựa chọn. Nếu chỉ mua sắm đồ mới thì vài tháng tôi mới sắm được cái áo, chiếc quần. Còn với việc mua đồ si thì tôi có thể tự do mua sắm thỏa thích mà chỉ tốn nhiều lắm vài trăm ngàn đồng. Điều thú vị nhất đối với tôi khi đến chợ đồ si là chỉ với vài chục ngàn đồng tôi đã có một chiếc áo vest để diện nơi công sở”.
Du khách và người địa phương hay đến chợ Châu Long để mua sắm.
Dạo quanh một vòng chợ, khách hàng có thể so sánh các mặt hàng và giá cả để lựa chọn. Một chiếc áo thun, sơ mi, quần short nam, nữ có giá từ 10.000 – 50.000 đồng. Còn áo khoác, váy, giày dép, túi xách, kính râm có nhiều loại giá từ 50.000 đồng đến vài trăm ngàn đồng. Một chủ tiệm cho biết, sau khi mua hàng từ nước ngoài về, họ sẽ giặt sạch lại, sau đó phân loại.
Nếu mặt hàng nào còn mới hoặc còn nhãn mác (hàng lỗi mốt) thì bán có giá hơn một chút; hàng nào hơi cũ thì bán với mức giá 20.000 – 30.000 đồng; còn hàng bị sứt chỉ, dính bẩn tí xíu hoặc ngã màu thì bán với giá từ 10.000 – 15.000 đồng. Bên cạnh đó, các cửa hàng còn bán thêm các hàng mới, như: Áo thun Thái Lan, quần jean Tommy, Polo, dây nịt Emporior Armani, bật lửa USA, bóp da cá sấu, va-ly kéo với mức giá chỉ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng.
Video đang HOT
Bán hàng thời @
Chợ đồ “si-đa” Châu Long đông đúc quanh năm, người và xe ra vào nườm nượp, nhưng đông nhất không phải là khách hàng mua lẻ mà chính là những bạn hàng đến từ các tỉnh miền Tây như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và cả TP. Hồ Chí Minh. Chị Bùi Thị Pha, một chủ cửa hàng lớn tại chợ, chia sẻ: “Mỗi ngày, cửa hàng tôi mở cửa từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Thời điểm Tết Nguyên đán đến Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, khách du lịch ghé tham quan, mua sắm rất đông, cửa hàng tôi tiếp đến vài trăm lượt khách mỗi ngày, còn bình thường chủ yếu là bán sỉ cho các mối lái ở các tỉnh lân cận. Người mua chỉ cần đến xem hàng vài lần, ưng ý hàng nào thì có thể điện thoại đặt hàng, chúng tôi đều giao đến tận nơi, còn tiền thì chỉ việc chuyển khoản”.
Với cách thức làm ăn tiện lợi như trên, hàng trăm cửa tiệm tại chợ Vĩnh Mỹ đã tiêu thụ được lượng hàng khá lớn, có khi vài tấn hàng mỗi ngày.
Bên cạnh cách thức làm ăn theo kiểu truyền thống, một số bạn trẻ ngày nay còn kinh doanh đồ si qua kênh bán hàng online. Với việc cung cấp thông tin về hàng hóa, trình bày các mẫu hàng trên mạng, nhiều khách hàng ở xa có thể tham khảo trước khi mua sắm. Anh Nguyễn Minh Hiếu (An Phú), người thành lập trang web medosi.vn, chia sẻ: “Do gia đình tôi có truyền thống kinh doanh đồ si hàng chục năm qua nên tôi luôn muốn giới thiệu đồ si Châu Đốc đến nhiều địa phương khác. Với việc sáng lập medosi.vn, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm lựa chọn, mua sắm và sử dụng quần áo si, cách phối đồ để đảm bảo tính thời trang. Từ đó, khơi gợi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đặt hàng qua mạng. Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi sẽ chuyển hàng tận nơi. Đặc biệt, với những ai mê kinh doanh đồ si, có thể tham gia chương trình ưu đãi “bán hàng không cần vốn” của chúng tôi”.
Theo Báo An Giang
Bóc trần thủ đoạn "hô biến" cân "điêu"
Ngoài việc "phù phép" cho cân, người sử dụng nó phải thực hiện nhiều thao tác để cân "độ" biết "làm tiền". Để tránh bị phát hiện, dân buôn luôn bày ra nhiều chiêu trò khi "độ" cân và trong lúc giao thương.
Nhiều chiêu "phù phép" cân gian
Chúng tôi đến chợ Kim Biên, quận 5. Đây là khu chợ sầm uất bậc nhất TP.HCM với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu được đem bán, trong đó có những chiếc cân đồng hồ. Ngoài việc bán cân thật, nơi đây còn là "lãnh địa" của các lò "độ" cân gian.
Ngay từ sáng sớm, người đến những lò "độ" cân tấp nập. Người mang theo cân trọng lượng nhỏ thì yêu cầu "độ" ăn vài ba lạng. Dân buôn bán lớn mang theo cân lớn yêu cầu "độ" ăn được nhiều hơn, "ăn" ít nhất là 5 ký, nhiều thì hơn chục ký tùy theo vào trọng lượng thật của chiếc cân ra sao.
Tại "lãnh địa" chuyên "độ" cân này có nhiều chiêu "độ" khác nhau, từ những chiêu đơn giản là uốn nắn, mài, thay lò xo cho đến những chiêu cao cấp hơn là "độ" lắc và gắn chíp điện tử vào bên trong chiếc cân, nhờ vào bộ điều khiển từ xa sẽ làm cho cân "ăn" theo ý muốn của chủ buôn.
Chúng tôi ghé tiệm N.H. yêu cầu "độ" cho chiếc cân về buôn bán, chủ cửa hàng là một phụ nữ lớn tuổi niềm nở: "Làm như kiểu gì đây em trai?". "Ở đây có kiểu làm như thế nào hả chị?", tôi hỏi. "Em muốn "độ" kiểu gì tụi chị cũng đáp ứng. Hiện nay có ba kiểu làm phổ biến: thay, mài lò xo làm theo kiểu lắc và gắn "đồ chơi" cho cân".
Theo chủ cửa hàng, hiện nay người đến yêu cầu làm theo kiểu độ đơn giản (mài, thay lò xo) và "độ" lắc là phổ biến. Còn "độ" theo kiểu gắn "đồ chơi", chỉ "độ" được cho cân điện tử và cân có trọng lượng lớn. Người đến làm loại này là dân buôn bán lớn vì số lượng "ăn" nhiều gắn "đồ chơi" để khó bị phát hiện hơn. Ngoài ra giá thành của một lần "độ" này cũng khá cao, dao động từ 5 triệu cho đến 7 triệu đồng cho mỗi chiếc.
Dân độ miệt mài "phẫu thuật" cho cân
Chúng tôi yêu "độ" lắc cho chiếc cân, nam nhân viên của cửa hàng nhận chiếc cân và bắt đầu "đại phẫu". Theo quan sát của chúng tôi, để thực hiện chiêu này, nhân viên đã phải thay lò xo rồi uốn nắn và làm thay đổi nhiều bộ phận bên trong chiếc cân. Trong khoảng 10 phút, chiếc cân của chúng tôi đã được "phù phép".
Xong việc, nam nhân viến lấy một số cục sắt thử đưa lên bàn cân và nói: "Chiếc cân này của anh trọng lượng tối đa là 5 kg, nay em làm cho nó thành 6 kg, "ăn" được 1 kg. Theo quy ước cứ mỗi kg "ăn" được 2 lạng, 10 kg thì "ăn" được 2 kg. Cân có trọng lượng càng lớn thì "ăn" được càng nhiều. Nếu anh muốn làm cho cân "ăn" ít hơn tụi em cũng làm được".
Theo tư vấn của nhân viên, hiện nay "độ" lắc được tiểu thương sử dụng nhiều vì "độ" theo kiểu này rất dễ sử dụng lại khó phát hiện. Khi người tiêu dùng nghi ngờ và muốn thử cân, người sử dụng chiếc cân chỉ cần lắc nhẹ chiếc cân sẽ trở lại với giá trị thật của nó và không còn tính sai lệch nữa.
Người tiêu dùng bị móc túi trắng trợn
Nhiều người dân bức xúc bởi những trò bịp bợm, móc túi trắng trợn giữa ban ngày của dân buôn gian bán lận: "Nhà có khách, em ra chợ mua đồ về nấu ăn thì bị chồng la mắng vì mua quá ít đồ ăn. Ngạc nhiên bởi lời ta thán của chồng, em mang những đồ ăn đó đi cân thử mới nhận ra mình bị những người bán hàng ăn cắp mỗi bịch đồ ăn tới vài lạng. Quá bức xúc, mang đồ ra chợ để nói chuyện phải trái nhưng người bán hàng chối bay chối biến", chị Cao Thị Luyến, quận Thủ Đức cho biết.
Người tiêu dùng nên cảnh giác với cân "điêu"
Anh Phạm Trọng Điều, người sửa cân có kinh nghiệm lâu năm cho biết, nhìn bên ngoài, không thể phát hiện được chiếc cân có được "yểm bùa" hay không vì tất cả bộ phận làm sai lệch đều nằm bên trong của cân. Cách tốt nhất khi đi mua hàng muốn nhận biết cân gian chúng ta đưa ngón tay để vào bàn cân, nếu thấy chiếc cân bị lực của ngón tay mà lún sâu thì y như rằng chiếc lò xo ấy đã được "hô biến".
Anh Điều cho biết thêm, khi gặp những khách hàng khó tính và cảnh giác với cân "độ", chủ buôn sẽ thực hiện màn đối phó với khách hàng bằng việc cân thêm một số lượng giá trị thừa ra mà người tiêu dùng muốn mua nhưng số tiền vẫn không thay đổi.
Để tìm hiểu sâu hơn về những chiêu trò bịp bợm của dân buôn, chúng tôi đến chợ Linh Xuân (Thủ Đức), nơi có nhiều người bán hàng rong và mua 2 kg trái cây. Người bán hàng đưa trái cây lên cân, thấy ít tôi phàn nàn: "2 kg trái cây sao mà ít như vậy!?". Người bán hàng liền bỏ thêm một số trái cây vào bàn cân rồi đưa cho tôi nhưng lại tính tiền theo giá đã thỏa thuận lúc ban đầu. Tuy nhiên, mang số trái cây đó đi thử tại một cửa hàng uy tín, số lượng trái cây không hề thay đổi mà vẫn là 2 kg.
Hiện nay, cân gian xuất hiện ở khắp nơi trên địa bàn thành phố, thậm chí cân gian theo những người bán hàng rong có mặt ở khắp các ngõ ngách để móc túi người tiêu dùng. Vì thế để tránh bị móc túi, người tiêu dùng nên tìm đến những địa chỉ mua bán có uy tín, không nên mua hàng ngoài chợ trời, chợ tự phát...
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định về xử phạt hành chính đối với lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hóa. Nghị định có nói rõ, tiểu thương cân gian sẽ bị phạt từ 300.000 - 500.000 đồng, mức phạt còn tăng lên từ 4 - 7 triệu đồng nếu tái phạm.
Tuy nhiên, quy định đưa ra nhưng tại TP.HCM vẫn tồn tại nhiều lò "độ" cân gian và hàng ngày người tiêu dùng vẫn vị dân buôn gian bán lận dùng cân điêu móc túi khách hàng.
Theo 24h
Đến phiên chợ đồ cổ duy nhất trong năm ở HN Cứ dịp cận Tết, chợ đồ cổ, đồ cũ, đồ giả cổ lại họp phiên duy nhất trong năm tại ngã năm Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Đồng (Hà Nội). Chợ chỉ họp chục ngày từ 20 đến trưa 30 tháng Chạp, đồ được bày luôn ở giữa lòng đường. Nằm trong khu vực chợ hoa truyền thống, khu vực bán...