Về câu hát ‘Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay’ của Trịnh Công Sơn
Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng ảnh bản nhạc bài ‘ Còn tuổi nào cho em’ do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi tặng bà Dao Ánh, nhiều bạn đọc bất ngờ khi câu đầu tiên của bài hát là ‘Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay’.
2 phiên bản ca từ của “Còn tuổi nào cho em” do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết tay. Bản trái là ảnh do bà Dao Ánh cung cấp cho gia đình nhạc sĩ, với câu đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” (cũng đã được in trong cuốn “Thư tình gửi một người”). Bản phải in trong cuốn “Những tình khúc Trịnh Công Sơn” năm 1968, với câu đầu “Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay” – Ảnh: Bà Dao Ánh, MC Minh Đức cung cấp
Lâu nay, phiên bản phổ biến của Còn tuổi nào cho em vẫn có câu đầu tiên quen thuộc: “Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay”.
Vì thế, khi nhìn thấy bức ảnh bản nhạc có câu đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay”, nằm trong loạt ảnh chụp thư tình do bà Dao Ánh cung cấp cho gia đình nhạc sĩ mới đây, nhiều khán giả không khỏi ngạc nhiên.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, bản nhạc có ca từ “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” đã được công bố lần đầu trong cuốn sách Thư tình gửi một người, bản in đầu tiên năm 2011 và tái bản nhiều lần sau đó. Bản nhạc này được Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh trong bức thư năm 1964, cụ thể là ngày 3-12-1964.
Sách “Thư tình gửi một người” (bản cứng, in năm 2011) với ca từ “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” – Ảnh: KHẢ LINH
Còn câu hát “Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay” xuất hiện từ năm nào? Theo MC Minh Đức, đến năm 1968, cuốn sách Những tình khúc Trịnh Công Sơn do chính tác giả ấn hành đã in bài Còn tuổi nào cho em với câu hát mới này.
Cả hai phiên bản câu hát đều được in với chữ viết tay của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nên không phiên bản nào là giả. Theo suy luận, có thể trong vòng 4 năm từ 1964 – 1968, nhạc sĩ đã suy nghĩ và thay đổi câu hát.
Rõ ràng, câu hát “Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay” mới là câu hát quen thuộc, đi vào lòng khán giả nhiều thế hệ. Còn câu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” đầy lạ lẫm, khiến nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi, nhưng lại là câu hát gốc của bài Còn tuổi nào cho em.
Theo MC Minh Đức, vấn đề không lớn nhưng cũng cần thông tin lại rõ vì nhiều người lần đầu thấy câu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” lại tưởng là sai.
Anh suy luận: “Vậy có thể coi “bướm hồng” là phiên bản nội bộ của hai người, liên quan tới kỷ niệm riêng nào đó, còn “lá vàng” là dành cho quần chúng đông đảo nơi nơi”. Do đó, nếu sau này có ai hát “bướm hồng” thì cũng không thể coi là sai.
Video đang HOT
Cuốn “Những tình khúc Trịnh Công Sơn” (1968) có thể là ấn bản đầu tiên đổi sang câu hát “Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay” – Ảnh: MC Minh Đức cung cấp
Bình luận cùng MC Minh Đức trên mạng xã hội, ca sĩ Quang Dũng viết: “Có những bài hát nguyên bản, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết theo thời cuộc và mộng mơ của thời đó. Còn ở những tuyển tập ca khúc sau này, nhạc sĩ có ý đổi ca từ để phù hợp thực tại. Nhiều bài đã được thay đổi để âm nhạc gần gũi với đời sống hôm nay”.
Cũng trong cuộc thảo luận này, nhà văn – nhà thơ Nguyễn Anh Vũ cho biết năm 1999, anh theo bác đến hầu rượu mấy nhạc sĩ ở nhà Trịnh Công Sơn và đã được nghe phiên bản “bướm hồng ép vào tay”.
“Tôi hân hạnh được nghe lời giải thích rằng nhạc ảnh đó là cánh phượng ép trong vở học trò” – Nguyễn Anh Vũ viết.
Ca khúc “Còn tuổi nào cho em” – ca sĩ Bùi Lan Hương (nhạc phim “Em và Trịnh”) với phiên bản “Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay”
Còn khán giả trẻ khá đón nhận phiên bản “mới mà cũ” này. Khán giả Ngọc Linh nói với Tuổi Trẻ Online: “Từ “bướm hồng ép vào tay” sang “lá vàng úa chiều nay”, ai cũng nhìn thấy sự thay đổi rất lớn ở tâm thế của nhạc sĩ. Một bên là sự tươi trẻ, ngây thơ của mối tình thanh xuân học trò, một bên là chiếc lá úa sắp rụng báo hiệu tuổi già, chia ly.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không còn nữa để giải thích vì sao lại thay đổi câu hát, nhưng nếu là người yêu nhạc Trịnh, hẳn ai cũng lắng lòng để tự cảm nhận được”.
Ghé thăm ngôi nhà gắn bó của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong phim Em và Trịnh
Bối cảnh nhà của cố nhạc sĩ họ Trịnh trong phim mang hơi thở của kiến trúc hiện đại xen lẫn nét cổ điển của thế kỷ trước.
Bộ phim "Em và Trịnh" như một cuốn băng chạy dài tái hiện rất nhiều câu chuyện của cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Câu chuyện trong phim trải dài suốt 3 thập niên từ 1960 đến 1990, thế nên các bối cảnh trong phim cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm.
Có một số địa điểm như Gác Trịnh, Cà phê Tùng dù vẫn còn tồn tại nhưng kiến trúc, không khí đã bị thay đổi ít nhiều. Và đặc biệt tại bối cảnh nhà của nhạc sĩ tại TP. Hồ Chí Minh cũng khiến đoàn phim "toát mồ hôi" khi phải sắm sửa cũng như bày trí lại nội thất trong từng ngóc ngách để tạo cảm giác ấm cúng như có người đang sinh sống.
Phân đoạn nhà của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bộ phim "Em và Trịnh"
Bối cảnh nhà tại phố thị được thể hiện rõ ở phân đoạn nhạc sĩ gặp gỡ cô sinh viên người Nhật Michiko vào năm ngày tháng tuổi trung niên của cố nhạc sĩ.
Ở giai đoạn cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, Yoshii Michiko bén duyên với Việt Nam vì yêu văn hóa, ngôn ngữ và con người của đất nước này. Cũng như dành tình cảm sâu nặng dành cho âm nhạc của Trịnh Công Sơn.
Và căn nhà hai người xuyên gặp gỡ là nhà của ông tại số 47C Duy Tân, nay là đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà là sự giao thoa của phong cách kiến trúc Việt Nam hiện đại nhưng vẫn mang hơi thở của sự hoài cổ, truyền thống.
Căn nhà được chọn là bối cảnh chính lúc trung niên của cố nhạc sĩ trong phim "Em và Trịnh"
Điều đặc biệt là nhà trong phim được lấy bối cảnh thành phố thế kỉ trước nhưng thực tế ngôi nhà ở địa chỉ tại 196, đường Cách Mạng Tháng 8, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Nơi này đã được đoàn làm phim phục dựng và điều chỉnh những chi tiết để giống nhất với căn nhà thật của cố nhạc sĩ.
Bức tường màu vàng quen thuộc cũng nhưng hoạ tiết hoa văn giống với nguyên tác.
Tuy chỉ là bối cảnh để mô phỏng lại ngôi nhà của nhạc sĩ tại Sài thành nhưng lối kiến trúc lại giống y như đúc.
Đến cả những chi tiết nhỏ nhặt được đoàn làm phim phục dựng lại tất cả trong căn nhà số 196 này.
Và thoảng đâu đó giữa nhịp của bộ phim, những gì còn lại sau những đoạn nhạc vang lên đầy cảm xúc là những khoảng lặng để nhớ về người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Và để mường tượng đâu đây, bóng dáng người nhạc sĩ và căn nhà ấy còn giữ cho riêng mình "một cõi đi về"...
00:00:52
MC Minh Đức - người dẫn lễ Thượng cờ SEA Game 31: nhan sắc và học vấn 'không phải dạng vừa' MC Minh Đức - người dẫn lễ Thượng cờ SEA Game 31 sở hữu gương mặt khả ái và IELTS 8.0. SEA Games 31 đang là sự kiện nhận được nhiều quan tâm của người hâm mộ bởi sau 19 năm, Việt Nam lại đăng cai tổ chức. Bên cạnh các vận động viên, trận đấu, MC Minh Đức - người được chọn...