Về Cần Thơ thưởng thức bánh hỏi mặt võng
Bánh hỏi là món ăn phổ biến khắp các tỉnh miền Trung, Nam và thường ăn kèm với heo quay hay thịt kim tiền. Những ai khi đi ngang qua Cần Thơ hẳn sẽ không quên được món bánh hỏi mặt võng truyền…
Bánh hỏi là món ăn phổ biến khắp các tỉnh miền Trung, Nam và thường ăn kèm với heo quay hay thịt kim tiền. Những ai khi đi ngang qua Cần Thơ hẳn sẽ không quên được món bánh hỏi mặt võng truyền thống làm nức tiếng đất Phong Điền.
Từng sợi bánh hỏi mềm, dai trong được cuốn thành hình mặt võng bắt mắt xếp khéo léo trên chiếc lá chuối tươi xanh, phết thêm chút mỡ hành tạo cảm giác thú vị và hấp dẫn, kích thích cả sự tò mò đối với những ai mới bắt gặp món này lần đầu tiên.
Bánh hỏi mặt võng khác các loại bánh hỏi thông thường. Thứ nhất là ở hình dạng của bánh được làm khá công phu và mất nhiều thời gian. Thứ hai bánh có vị ngọt, mặn hòa quyện hài hòa từ bí quyết quấy bột, nêm gia vị và độ trong dai không dùng chất phụ gia.
Bột gạo làm bánh cũng từ gạo Sa Đéc loại đặc biệt, bánh có hoa văn tinh tế do sự khéo tay của người làm. Xem hình mặt võng và độ dày mỏng của bánh có thể đánh giá tay nghề cao thấp của các nghệ nhân.
Video đang HOT
Để hoàn thành chiếc bánh mặt võng, trước tiên bột gạo sẽ được quấy với nước đặt trên bếp lửa liu riu, dùng vá quấy bột cho đến khi sánh đặc lại, dẻo quạnh và trắng tơi sau đó đem ra cối xả nhiều lần cho mịn, xong để nguội.
Đến Cần Thơ mùa nước nổi, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều món đặc sản trứ danh đất Tây Đô như lẩu …
Từ bột gạo để tạo ra từng chiếc bánh tinh tế đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai người. Khi bột được cho vào khuôn hình trụ, người bắt bánh sẽ ngồi ở dưới và người đẩy chày sẽ ở phía trên. Người bắt bánh để trên tay tấm lá chuối rọc sẵn kích cỡ, hứng dưới đáy khuôn khi bột ép xuống thì dùng tay di chuyển tấm lá chuối cho bột bánh đan kết thành hình mặt võng một cách đều đặn, đẹp mắt rồi đem vào xửng hấp độ khoảng 5 phút là bánh chín.
Giở xửng lấy bánh để nguội, gỡ lá chuối ra và xếp cứ bốn miếng bánh một xấp. Khi ăn, chỉ cần xếp bánh lên đĩa, tùy theo yêu cầu trang trí chất vòng hoặc cắt làm ba cuốn lại với rau thơm.
Tùy theo sở thích mà bánh hỏi được ăn kèm với các món mặn khác nhau nhưng độc đáo hơn cả mọi người vẫn thường ăn bánh hỏi mặt võng với thịt nướng kim tiền. Bởi kim tiền là sự kết hợp cân đối giữa nhân mỡ béo thơm và chất thịt mềm mịn, dù có nguội cũng không gây cảm giác ngán.
Bên cạnh đó, rau thơm và nước chấm cũng không kém phần quan trọng trong sự tạo nên vị thanh mát cho món ăn. Gắp trên tay miếng bánh hỏi, cuốn vào trong miếng thịt kim tiền, bọc vào lớp ngoài chút xà lách, rau thơm, cuối cùng chấm đều trong chén nước mắm chua ngọt và từ từ cảm nhận vị khoan khoái khi chạm vào đầu lưỡi.
Hiện nay ngoài việc sử dụng trong các dịp cưới hỏi, lễ tết hoặc giỗ chạp, bánh hỏi kim tiền còn được xem là món ăn chơi nhẹ bụng và ngay cả trong các bữa cơm thường nhật của gia đình.
Theo tuhaoviet.vn
Món phở không bao giờ phục vụ bằng một tô ở Gia Lai
Phở khô Gia Lai có nhiều hương vị khác nhau nhưng luôn được phục vụ bằng hai tô, một để bánh phở, một đựng nước dùng.
Chắc hẳn người Việt Nam nào cũng dễ dàng nhận biết các món phở dù được chế biến theo nhiều kiểu. Tuy nhiên, khi lần đầu thưởng thức phở khô Gia Lai, nhiều thực khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và hoài nghi rằng liệu đây có phải là phở.
Xuất hiện hơn 50 năm trước ở Pleiku, phở khô từ một món ăn lạ miệng thu hút người dân địa phương nay trở thành đặc sản nổi tiếng phố núi. Ảnh: Phong Vinh.
Hình thức của phở khô Gia Lai khác với các món phở quen thuộc như phở nước, phở xào, phở chiên hay phở cuốn. Thay vì dùng một tô hoặc một đĩa kèm chén nước chấm, chủ quán dọn ra hai tô riêng: một tô đựng bánh phở, tô còn lại là nước dùng. Vì thế, phở khô Gia Lai còn có tên gọi là phở hai tô.
Tô chứa bánh phở có thêm rau và các loại gia vị. Sợi phở là yếu tố khiến món ăn trở nên độc đáo. Bánh phở cũng làm từ bột gạo nhưng không ướt mềm, dẹt bản to như sợi tươi mà khô cứng, sợi nhỏ, mảnh hơn sợi hủ tiếu. Khi chế biến, người nấu trụng nóng sợi sao cho khi ăn có độ dai và khô nhất định. Sợi cuộn dính vào nhau thành búi khi nhấc lên không bung ra.
Người địa phương chẳng mấy ai biết vì sao loại sợi nhìn giống hủ tiếu được gọi là phở. "Thấy ai cũng kêu vậy thì mình gọi theo, lâu dần chẳng thắc mắc nữa", một người địa phương cho hay. Chủ một quán nổi tiếng trên đường Nguyễn Thái Học cho biết: "Người ta làm sợi phở khô nhỏ, dai và để riêng nước dùng để khắc phục tình trạng sợi tươi hay nở trương ra khi chan nước lâu khiến món mất ngon".
Ăn kèm phở khô Gia Lai thường là gà và bò. Trong đó, thịt gà phải dính da, xé phay đặt bên trên bánh phở, thêm thịt heo ba chỉ băm, tóp mỡ, hành phi và kèm tô nước dùng trong vắt được ninh từ xương gà. Phở khô bò gồm thịt bò tái, bò viên nhưng để thịt riêng trong tô nước dùng thơm mùi thảo quả của phở truyền thống.
Sợi phở khô thậm chí còn nhỏ, mảnh hơn sợi hủ tiếu. Ảnh: Phong Vinh.
Cách ăn phở khô Gia Lai không phải ai cũng biết. Vì khối sợi dính chặt thành cuộn, rất khó để trộn đều các nguyên liệu ngay. Bạn phải dùng muỗng tách nhỏ để sợi bánh phở rời ra. Gia vị không thể thiếu của phở khô là tương được làm từ đậu nành và đường vàng, hoặc xì dầu chứ không ăn cùng nước mắm. Ăn một miếng phở bùi mùi gạo, đậm vị thịt, kèm thìa nước dùng nóng hổi, ngọt vị xương, béo vị hành phi tóp mỡ, thơm mát rau giá, bạn sẽ cảm nhận tròn vị phở hai tô Gia Lai.
Món phở khô hiện bán ở nhiều nơi nhưng các du khách cho rằng không nơi nào chế biến ngon bằng Gia Lai. Tại thành phố Pleiku, bạn có thể dễ dàng tìm nơi bán món này từ sáng tới tối. Một số quán ăn lâu năm nổi tiếng phải kể đến là quán Ngọc Sơn, quán Hồng, quán Tàu Lý, quán Bé Tư... Mỗi suất phở có giá dao động 30.000 - 50.000 đồng tùy lượng nhân thịt.
Theo Vnexpress
Thưởng thức những món ăn Nhật Bản ngon tuyệt ngay tại trung tâm TP. HCM Với không gian đậm chất Nhật Bản, cùng 6 nhà hàng khác nhau phục vụ các món ăn nổi tiếng nhất xứ sở Phù Tang, làng ẩm thực Oedo Alley hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn dành cho những tâm hồn ăn uống. Làng ẩm thực Oedo Alley với thực đơn hấp dẫn đặc trưng của xứ sở Phù Tang vừa mới...