VDSC: VN-Index sẽ dao động quanh ngưỡng 900 – 1.000 điểm trong năm 2019
Về mặt định giá, VDSC không kỳ vọng mức P/E sẽ tăng trở lại trong năm 2019. Công ty chứng khoán này dự báo VN-Index sẽ chỉ dao động quanh ngưỡng 900 – 1.000 điểm.
VDSC: VN-Index sẽ chỉ dao động quanh ngưỡng 900 – 1.000 điểm trong năm 2019
Theo Báo cáo chiến lược 2019 vừa được Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố, năm 2019 được dự báo sẽ không phải là một năm dễ dàng cho chứng khoán toàn cầu.
“Trong bối cảnh đó, rất khó để Việt Nam đi ngược xu hướng và nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng. Nhưng cũng không nên quá bi quan. Chúng tôi cho rằng làn sóng rút vốn lớn nhất của khối ngoại đã diễn ra trong năm 2018. Định giá của VN-Index cũng đã giảm xuống, dù chưa đạt tới mức rẻ. Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp có khả năng chậm lại trong 2019, nhưng vẫn sẽ có những cơ hội đáng để quan tâm”, VDSC nhận định.
Đi sâu phân tích dòng vốn ngoại, VDSC cho hay năm 2018, tại Việt Nam, dù khối ngoại vẫn bơm ròng gần 43.000 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán trong năm nhưng phần lớn số tiền này chỉ đổ vào một số thương vụ lớn như của NVL (3.500 tỷ), VHM (28.500 tỷ) và MSN (10.000 tỷ). Qua phương thức khớp lệnh, khối ngoại bán ròng xuyên suốt cả năm với giá trị đạt 16.000 tỷ.
Về dòng vốn ngoại có thể “đổ bộ” sau khi FTSE Russell nâng hạng Việt Nam lên thị trường Mới nổi thứ cấp, VDSC cho rằng dòng vốn này sẽ khó tạo ra thay đổi đột phá.
Theo tính toán của VDSC, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ FTSE Emerging Markets Index vào khoảng 0,4%, dựa trên tương quan vốn hóa của rổ FTSE Vietnam Index (17 tỷ USD) so với rổ FTSE Emerging Markets Index (4.280 tỷ USD). Như vậy sẽ có khoảng 300 triệu USD dòng vốn thụ động vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong trường hợp được nâng hạng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhìn lại một số thị trường đã được nâng hạng như Qatar hay UAE, VDSC nhận thấy rằng không có tăng trưởng rõ ràng về chỉ số và dòng vốn sau khi các thị trường này được FTSE thông báo nâng hạng.
“Điều này có thể đến từ tiêu chuẩn nâng hạng có phần dễ dàng của FTSE; một thị trường không cần phải đạt được tiến bộ lớn để có thể được nâng hạng lên thị trường mới nổi, như vậy dòng vốn mới đổ vào cũng không quá đột biến”, VDSC lý giải.
Về dòng vốn nội, VDSC cho rằng sẽ có những dòng vốn mới từ các công ty chứng khoán.
Theo thống kê của VDSC, đã có 30 doanh nghiệp và tổ chức thay đổi vốn điều lệ trong 3 quý 2018, trong đó có tới 22 tổ chức tăng vốn điều lệ. Tổng vốn ròng tăng thêm là 7.146 tỷ đồng. Các công ty chứng khoán Hàn Quốc là những doanh nghiệp tích cực nhất trong cuộc đua tăng vốn này, tiêu biểu là Mirae Assets, KIS, Shinhan và KB.
“Những động thái này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua các hoạt động tự doanh hay cho vay margin”, VDSC nhìn nhận.
Công ty chứng khoán này kỳ vọng lượng vốn trên sẽ cải thiện thanh khoản thị trường trong năm 2019 (trung bình khoảng 3.000 tỷ/phiên đến 5.000 tỷ/phiên) và có thể tạo nên những “con sóng” ngắn hạn cho thị trường.
“Tuy nhiên nhà đầu tư không nên kỳ vọng đây là một nhân tố giúp cho thị trường tăng trưởng bền vững”, VDSC khuyến cáo.
Về mặt định giá, VDSC không kỳ vọng mức P/E sẽ tăng trở lại trong năm 2019.
Công ty chứng khoán này dự báo VN-Index sẽ chỉ dao động quanh ngưỡng 900-1.000 điểm. Nhưng có những cổ phiếu đắt/rẻ hơn phần còn lại. Chẳng hạn, bộ 3 công ty VIC, VHM và VRE chiếm tới 22% tổng vốn hóa VN-Index đang giao dịch ở mức P/B từ 3x đến 6x. Loại trừ nhóm này, P/E của VN-Index chỉ còn khoảng 14x.
“Vẫn sẽ có những cơ hội riêng biệt trong một thị trường ảm đạm, và do vậy lựa chọn cổ phiếu là điều quan trọng nhất trong 2019. Một cổ phiếu có cơ bản tốt sẽ có khả năng chống chịu được phần nào một cú giảm sốc của thị trường khi dòng tiền nóng rút đi. Chúng tôi cũng không khuyến khích lựa chọn các cổ phiếu có mức bội số P/E cao, trừ khi tăng trưởng thực sự vượt trội”, VDSC cho hay.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Nỗi ám ảnh về sự tháo chạy: 2,5 tỷ USD bị "thổi bay" ngay đầu tuần
Tâm lý lo ngại lượng hàng "khủng" về tài khoản vào ngày mai có lẽ là nguyên nhân chính khiến bên mua tỏ ra hết sức "rụt rè" và thị trường dễ dàng bị nhấn chìm trong phiên giao dịch đầu tuần - VDSC nhận định.
Nhiều thông tin bất lợi đang đè nặng tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Ngay từ khi mở đầu phiên giao dịch 15/10, tâm lý bán đã chiếm ưu thế và nhanh chóng đẩy thị trường lún sâu. Các chỉ số đổ đèo đến tận cuối phiên, về vùng giá thấp nhất.
Với 191 mã giảm so với 111 mã tăng trên sàn HSX, chỉ số VN-Index đánh mất 18,44 điểm tương ứng 1,9% còn 951,64 điểm. Theo đó, vốn hoá thị trường của sàn HSX cũng bị "bốc hơi" 59.337 tỷ đồng (hơn 2,5 tỷ USD).
Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất 2,08 điểm tương ứng 1,9% còn 107,67 điểm do có 78 mã giảm giá so với 74 mã tăng.
Việc thị trường bị gãy trụ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí đã khiến VN-Index mất đi chỗ dựa. Trong mức giảm của VN-Index hôm nay có tới 3,3 điểm là của VHM; gần 3 điểm của GAS; 1,54 điểm của VNM; 1,3 điểm của BID; 1,03 điểm của MSN. VCB, CTG, VRE, PLX, TCB... cũng là những mã giảm giá có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số hôm nay.
Ở chiều ngược lại, NVL, YEG, SAB tăng giá nhưng đóng góp của những mã này không đủ sức lan toả.
Với diễn biến tiêu cực của cổ phiếu trên thị trường hôm nay, bà chủ Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) Cao Thị Ngọc Dung sụt giảm hơn 3% tài sản tương ứng giảm 49 tỷ đồng; ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động giảm 1,6% tài sản tương ứng gần 54 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air giảm 1,3% tài sản tương ứng hơn 251 tỷ đồng.
Tình trạng thị trường giảm sâu hôm nay đã được giới phân tích cảnh báo trước. Công ty chứng khoán MBS đã lưu ý rằng, một phiên tăng điểm như phiên cuối tuần trước chưa thể kết luận được thị trường sẽ đi theo kịch bản nào trong vài phiên tới. Ngoài rủi ro bên ngoài không lường trước, lượng hàng T về ở ngày thứ 3 và thứ 4 sẽ là bài kiểm tra hoạt động bắt đáy 2 phiên vừa rồi thành công đến đâu.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, tâm lý lo ngại lượng hàng "khủng" về tài khoản vào ngày mai có lẽ là nguyên nhân chính khiến bên mua tỏ ra hết sức "rụt rè" và thị trường dễ dàng bị nhấn chìm trong phiên giao dịch đầu tuần. Trong thời điểm này, nhà đầu tư được khuyến nghị nên ưu tiên nắm giữ tiền mặt và hạn chế giải ngân mới.
Tuy vậy, phiên hôm nay không chỉ riêng thị trường chứng khoán Việt Nam mà các thị trường chứng khoán châu Á khác cũng diễn biến tiêu cực. Cụ thể, tại Nhật Bản, Topix 500 Index và Nikkei 225 mất lần lượt 20,74 điểm và 423,36 điểm tương đương 1,58% và 1,87%. Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng Index của Trung Quốc và Hồng Kông mất 38,81 điểm và 356,43 điểm tương đương 1,49% và 1,38%.
Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), diễn biến này cho thấy rủi ro từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn còn tác động rất lớn đối với tâm lý nhà đầu tư. Ngoài ra, sự tăng trưởng chậm lại của nền chứng khoán Trung Quốc cũng như tác động của việc FED tăng lãi suất cũng đang mang đến không ít lo ngại.
Theo Dân trí
Phiên sáng 28/9: Dòng bank cứu nguy cho thị trường Áp lực bán gia tăng khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự mới khiến VN-Index dần hạ độ cao và thậm chí đe dọa mốc tham chiếu. Tuy nhiên, sự hồi phục tích cực của dòng bank đã cứu nguy cho thị trường, giúp sức kéo chỉ số bật tăng trở lại. Sau 2 phiên điều chỉnh nhẹ khi tiếp cận ngưỡng...