VDSC: Thị trường đi lên kém bền vững nhờ margin, VN-Index tháng 9 có thể về mốc 870 điểm
Rủi ro không chỉ đến từ yếu tố margin ( dư nợ margin cuối tháng 8 tăng 40% so với tháng 6, theo ước tính của VDSC), mà còn đến từ định giá của thị trường. VDSC cho rằng VN-Index tháng 9 có thể dao động trong khoảng 870 – 920 điểm.
VDSC: Thị trường đi lên kém bền vững nhờ margin, VN-Index tháng 9 có thể về mốc 870 điểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng mạnh trong tháng 8 vừa qua và trở thành một trong những thị trường có diễn biến tốt nhất trên thế giới khi VN-Index tăng tới 10,4%.
Nhìn lại quá trình tăng tốc của thị trường, báo cáo chiến lược đầu tư tháng 9 của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhấn mạnh thanh khoản đặc biệt tăng đột biến những ngày cuối tháng 8 đi kèm với cú bứt phá của thị trường. Điều này khác với diễn biến tháng 6 và tháng 7 khi mà thanh khoản đột ngột tăng mạnh cũng là lúc thị trường bắt đầu điều chỉnh.
Bên cạnh xu hướng tăng ngắn hạn đang tiếp diễn những ngày đầu tháng 9, VDSC kỳ vọng hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tích cực hơn khi mà một lượng tiền lớn từ khối này có thể sẽ giải ngân vào đầu tháng này. Trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì bán ròng nhiều tháng qua, thông tin về việc các quỹ đầu tư chuyên nghiệp quốc tế huy động được một lượng tiền lớn phân bổ cho thị trường Việt Nam sẽ là một cú hích lớn.
Cụ thể, trước khi quỹ Đài Loan huy động được quy mô 160 triệu USD để đầu tư vào thị trường Việt Nam, Dragon Capital cũng đã huy động được một lượng tiền khá lớn cho quỹ VFMVSF của Vietfund Management. Kể từ cuối tháng 6 tới nay, ước tính VFMVSF đã nhận được khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng từ khối ngoại. Quỹ này đã giải ngân tương đương khoảng hơn 1,1 nghìn tỷ đồng chỉ riêng tháng 8. Danh mục đầu tư của quỹ này đa phần là các cổ phiếu vốn hoá lớn và có thanh khoản cao.
Tuy nhiên, theo VDSC, xu hướng đi lên của thị trường trong tháng 9 có thể gập ghềnh hơn.
Video đang HOT
“Chúng tôi cho rằng xung lực từ tháng 9 và kỳ vọng về dòng tiền ngoại mới có thể giúp VN-Index vượt qua ngưỡng 900 của tháng 6 và có thể đạt tới 920 điểm. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng lực tăng vừa qua khó bền vững khi mà theo quan sát của chúng tôi, dư nợ ký quỹ (margin) cũng đã tăng mạnh theo cùng đà tăng của các nhóm cổ phiếu. Điều này có thể khiến tâm lý người nắm giữ cổ phiếu dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực”, VDSC nêu quan điểm.
Rủi ro không chỉ đến từ yếu tố margin (dư nợ margin cuối tháng 8 ước tính tăng 40% so với tháng 6), mà còn đến từ định giá hiện tại của thị trường.
Cụ thể, xét P/E của nhóm VN30, VN70 (nhóm vốn hóa trung bình) và VNSML (nhóm vốn hóa nhỏ) ở thời điểm kết thúc tháng 8, VDSC thấy rằng chỉ có P/E của VN30 còn thấp hơn so với quá khứ. Trong khi đó, mặc dù nhóm VN70 và VNSML trông có vẻ rẻ hơn VN30 nhưng không còn hấp dẫn hơn khi xem xét P/E lịch sử của các nhóm này.
“Tóm lại, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ được hỗ trợ từ xung lực tăng của tháng 8 và kỳ vọng về một lượng tiền lớn từ khối ngoại sẽ giải ngân giúp VN-Index đạt mức 920 điểm. Tuy nhiên, đà tăng tháng 9 sẽ gập ghềnh hơn khi mà thị trường chứng khoán thế giới đang chuyển biến kém khả quan, trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước đã gia tăng mạnh dư nợ ký quỹ. Điều này sẽ khiến cho bất kỳ thông tin tiêu cực nào cũng sẽ mang lại rủi ro cho thị trường. Điển hình như việc chỉ số đo lường độ biến động của Mỹ đã bật tăng trở lại sau khi S&P 500 đạt đỉnh lịch sử. Do đó chúng tôi cho rằng VN-Index có thể dao động trong khoảng 870 – 920 điểm”, VDSC cho hay.
Nhà đầu tư ngoại phải trả chênh 45% so với giá thị trường để mua cổ phiếu Thế giới di động
Dragon Capital cho biết nhà đầu tư nước ngoài thường phải trả một khoản tiền chênh lệch lớn so với thị giá (premium) để sở hữu các cổ phiếu hết room. Trong đó, Thế giới di động (MWG) là cái tên "hot" nhất với tỷ lệ premium lên tới 45%.
Trong báo cáo khám phá cơ hội đầu tư tại Việt Nam mới được công bố, ông Lê Anh Tuấn - Phó giám đốc đầu tư kiêm trưởng bộ phận nghiên cứu Dragon Capital đã đưa ra những đánh giá tích cực về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo báo cáo, kể từ khi tạo đáy vào cuối tháng 3, chỉ số VN-Index đã có nhịp hồi phục 28% từ đáy, tuy nhiên so với đầu năm chỉ số vẫn giảm khoảng 13%.
Thống kê của Dragon Capital cho thấy lực đỡ thị trường trong giai đoạn từ tháng 2 tới tháng 8 (giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát) chủ yếu đến từ nhóm các doanh nghiệp và ban lãnh đạo khi họ đã mua ròng 832 triệu USD, bên cạnh đó là các nhà đầu tư cá nhân khi mua vào 106 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại đã bán ròng 834 triệu USD và các tổ chức trong nước đã bán ròng 123 triệu USD. Ước tính của Dragon Capital cho biết lượng margin trên thị trường đến tháng 8 vào khoảng 1,69 tỷ USD, giảm 23% so với đầu năm.
Nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước và các doanh nghiệp là động lực chính nâng đỡ thị trường
Dragon Capital dự báo ảnh hưởng của dịch Covid-19 có thể khiến lợi nhuận sau thuế của top 60 doanh nghiệp lớn nhất thị trường giảm 14% trong năm nay, trước khi hồi phục 27,5% trong năm 2021. Tăng trưởng EPS của top 60 doanh nghiệp năm nay dự báo âm 1,9%, trong khi năm trước tăng trưởng 11,7%. Dragon Capital đánh giá tăng trưởng EPS năm 2021 sẽ tăng trưởng 17,9%. Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần (Net DER) các doanh nghiệp hiện ở mức 0,2 lần, giảm so với mức 0,3 lần của năm 2019.
Dragon Capital dự báo tăng trưởng EPS năm 2021 sẽ ở mức 17,9%
Về định giá thị trường, Dragon Capital cho rằng Việt Nam đang ở mức hấp dẫn so với các quốc gia trong khu vực với EPS năm nay chỉ âm 1,9%, trong khi P/E hiện mới quanh 11. Các quốc gia như Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ đều có P/E cao hơn nhiều dù EPS năm nay tệ hơn nhiều Việt Nam.
Định giá TTCK Việt Nam hấp dẫn hơn các quốc gia trong khu vực
Cũng theo báo cáo, Dragon Capital đánh giá Việt Nam là thị trường có quy mô lớn, thậm chí lớn hơn nhiều thị trường trong nhóm Emerging Markets và Frontier Markets cả về quy mô vốn hóa lẫn thanh khoản. Tính tới 31/7, quy mô vốn hóa TTCK Việt Nam hiện lên tới 164 triệu USD (ngày 31/7) với thanh khoản bình quân 12 tháng gần nhất đạt 232 triệu USD/phiên.
Khối ngoại phải trả chênh 45% để sở hữu cổ phiếu MWG
Tuy vậy, với các cổ phiếu đã kín room ngoại (FOL), Dragon Capital cho biết nhà đầu tư nước ngoài thường phải trả một khoản tiền chênh lệch lớn so với thị giá (premium) để sở hữu. Trong đó, Thế giới di động (MWG) là cái tên "hot" nhất với tỷ lệ premium lên tới 45%; Tỷ lệ premium với FPT cũng khá cao với 20%. Đây cũng là 2 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ VNDiamond Index.
Cách đây không lâu, một quỹ ngoại lớn khác trên TTCK Việt Nam là Pyn Elite Fund cũng cho biết nhà đầu tư nước ngoài thường phải chi thêm khoản chênh lệch khoảng 40% so với giá thị trường với cổ phiếu MWG do đã kín room ngoại. Điều này đã giúp quỹ thu được lượng tiền đáng kể từ việc bán MWG cho các nhà đầu tư ngoại khác trong giai đoạn cuối năm 2019, đầu 2020.
Cổ phiếu chứng khoán tạo sóng từ kỳ vọng kết quả quý II Gần đây, nhiều cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bứt phá như SSI, HCM, SHS, VCI, MBS, SBS, VND, BVS, VDS, VIG... Ảnh: Dũng Minh Giá và thanh khoản tăng vọt Trong quý II, thanh khoản thị trường chứng khoán tăng vọt, không ít phiên giao dịch đạt 7.000 - 8.000 tỷ đồng, là tín hiệu tích cực để dự báo trước kết...