VDSC: Nhà đầu tư nên tích lũy cổ phiếu dầu khí, thép, phân bón
Nhà đầu tư nên chú ý các cổ phiếu thuộc ngành dầu khí, thép và phân bón để tận dụng cơn sóng giá cả hàng hoá, theo nhận định của Chứng khoán Rồng Việt.
Trong báo cáo chiến lược tháng 3 công bố mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định việc đặt lệnh trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) gặp nhiều khó khăn do lệnh nghẽn khi giá trị giao dịch đạt khoảng 14.000 tỷ đồng đến từ tình trạng quá tải trên hệ thống của HOSE.
Nghẽn lệnh là một rào cản không nhỏ và có thể hạn chế đà tăng của VN-Index khi các nhà đầu tư mới sẽ gặp khó khăn trong việc giao dịch. Nhiều nỗ lực trong ngắn hạn đã được đề xuất như tăng số lượng giao dịch từ 10 lên 100 cổ phiếu/lô (bắt đầu từ tháng 1/2021), chuyển một số cổ phiếu từ sàn HOSE sang HNX nhưng mức độ hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng.
Hiện tại, các nhà đầu tư chứng khoán đang kỳ vọng việc áp dụng hệ thống giao dịch KRX của Hàn Quốc sẽ giải quyết triệt để vấn đề quá tải về lệnh đặt. Dù vậy, việc áp dụng chính thức hệ thống mới cũng còn khá xa (cuối năm 2021).
Nhà đầu tư nên tích lũy cổ phiếu trong những phiên biến động mạnh
Môi trường lãi suất thấp vẫn là chất xúc tác hỗ trợ thị trường chứng khoán trong năm 2021. Lãi suất huy động chưa có dấu hiệu tăng lại khi lãi suất huy động kỳ hạn 6 – 12 tháng của toàn ngành ngân hàng trong tháng hai vẫn đi trong biên độ 4 – 6% (so với mức trung bình 6,15% của tháng hai năm ngoái) và gần như đi ngang so với tháng trước.
Nhìn xa hơn, rủi ro lãi suất tăng khi lạm phát trở lại là một điều đáng chú ý. Tuy nhiên hiện rủi ro này vẫn đang trong tầm kiểm soát dựa trên nỗ lực của chính phủ như việc sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để ứng phó với việc giá dầu toàn cầu đang tăng. Theo đó, thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn khi lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn đang ở mức thấp.
Video đang HOT
Thị trường đang khá gần mức đỉnh lịch sử 1.200 điểm với khoảng cách chưa đến 3% (tính đến cuối tháng 2/2021).
Theo VDSC, diễn biến của VN-Index tại vùng đỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi thị trường nhiều lần gặp khó tại vùng này. Nỗ lực phá đỉnh gần đây nhất là vào tháng 1 nhưng thị trường có diễn biến rất tiêu cực, thậm chí giảm 6,7% trong một phiên giao dịch (28/1).
Về góc độ tâm lý, VN-Index sẽ cần thời gian để kiểm định vùng 1.200 điểm nhưng VDSC vẫn duy trì triển vọng lạc quan trong trung và dài hạn. Công ty dự báo VN-Index có thể dao động trong khoảng 1.070 – 1.250 điểm trong tháng 3.
Mua đuổi trong những phiên tăng mạnh quanh vùng này nên được hạn chế và nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia thị trường trong những phiên biến động mạnh bằng việc tích lũy những cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc trong năm 2021.
Sóng lớn từ giá hàng hóa
Giá của nhiều loại hàng hóa trên thế giới đã tăng cao trong giai đoạn vừa qua và VDSC cho rằng diễn biến đó sẽ chưa sớm chấm dứt do: (1) Các bất ổn trên diện rộng trong nguồn cung của nhiều loại hàng hóa, (2) Sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ, (3) Diễn biến từ chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên toàn cầu cũng đang tiếp thêm kỳ vọng về sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển trên thế giới, (4) Các yếu tố mang tính cấu trúc như lãi suất thấp, các gói kích thích tài khóa tiếp theo khiến đồng USD yếu.
Vì thế, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư quan tâm đến những doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng tăng của giá hàng hóa hoặc thông qua khả năng điều chỉnh giá bán tăng tương ứng hoặc hơn mức tăng của giá nguyên vật liệu đầu vào, thuộc các ngành dầu khí, thép và phân bón.
Thanh khoản HNX giảm gần 23% trong tháng 2, SHB giao dịch lớn nhất
HNX vừa công bố, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX tiếp tục có diễn biến sôi động trong tháng 2/2021 với tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu niêm yết đạt 1,74 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng...
Biểu đồ điểm chỉ số HNX.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX tiếp tục có diễn biến sôi động trong tháng 2/2021 với tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu niêm yết đạt 1,74 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng.
Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt hơn 114 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch trên thị trường cổ phiếu niêm yết đạt hơn 1.862,2 tỷ đồng/phiên, giảm 22,8% so với tháng trước.
Chỉ số HNX Index có xu hướng tăng mạnh về cuối tháng và đạt mức cao nhất tại ngày giao dịch cuối cùng của tháng (26/2) đạt mức 249,22 điểm, tăng 16,3% so với thời điểm cuối tháng trước. Giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm cuối tháng 2 đạt hơn 285,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13,08% so với thời điểm cuối tháng 1/2021.
Chỉ số giá cổ phiếu của tất cả các ngành đều tăng điểm, trong đó chỉ số ngành Tài chính tăng mạnh nhất 46,56 điểm (12,59%) đạt 416,44 điểm; chỉ số ngành Công nghiệp tăng 25,4 điểm (12,28%) đạt 232,32 điểm, và ngành Xây dựng tăng 35,43 điểm (18,13%) đạt 230,83 điểm.
Về chỉ số quy mô, chỉ số LargeCap dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn tăng 30,4 điểm (12,67%) đạt mức 270,25 điểm tại thời điểm cuối tháng 1/2021, đặc biệt chỉ số Mid/SmallCap dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức tăng 100,58 điểm (20,36%) đạt 594,68 điểm.
HNX cho biết, 5 mã cổ phiếu tăng giá nhiều nhất trong tháng 2/2021 gồm: S99 tăng 15.600 điểm, tương ứng 91,76%; SPI tăng 2.100 điểm, tương ứng 72,41%; BNA tăng 14.600 điểm, tướng ứng 63,76%; HHC tăng 36.800 điểm, tương ứng 58,32% với KDM tăng 2.20 điểm, tương ứng 57,89%.
HNX cũng cho biết, 5 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trong tháng 2/2021 gồm: SHB với 359.799.821 cổ phiếu; PVS với 188.833.967 cổ phiếu; SHS với 103.663.166 cổ phiếu; HUT với 96.188.947 cổ phiếu và IDC với 95.171.190 cổ phiếu.
Tháng 2/2021, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt 34,8 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 580 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch mua vào đạt hơn 312 tỷ đồng, giá trị bán ra đạt hơn 272 tỷ đồng.
Tính chung trong tháng 2/2021, trên thị trường cổ phiếu niêm yết HNX, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 40 tỷ đồng với 5 cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất tháng 2/2021 gồm: NVB với 8.721.000 cổ phiếu; PVS với 3.952.180 cổ phiếu; SHS với 1.130.800 cổ phiếu; APS với 650.100 cổ phiếu và SHB với 559.700 cổ phiếu.
Đồng thời, 5 cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài bán nhiều nhất tháng 2/2021 gồm: PVS với 4.419.561 cổ phiếu; VNC với 1.105.333 cổ phiếu; BVS với 1.012.450 cổ phiếu; ACM với 824.300 cổ phiếu và HUT với 750.551 cổ phiếu.
Giao dịch của nhóm cổ phiếu HNX30 giảm 46,7% so với tháng trước, với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.121 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 17,7 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,05% khối lượng giao dịch và 63,60% giá trị giao dịch toàn thị trường.
Về quy mô thị trường, tháng 2/2021, HNX có 1 doanh nghiệp hủy niêm yết, đồng thời có 2 doanh nghiệp niêm yết bổ sung cổ phiếu với số lượng niêm yết bổ sung đạt 301,38 triệu cổ phiếu với tổng số doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên HNX tại ngày giao dịch cuối cùng của tháng là 353 doanh nghiệp với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 129 nghìn tỷ đồng.
Tháng 2, khối lượng giao dịch chứng khoán phái sinh tăng 15,9% Sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tiếp tục có thanh khoản tăng mạnh với khối lượng giao dịch bình quân trong tháng đạt 207.075 hợp đồng, tăng 15,92% so với tháng trước... Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, thị trường chứng khoán phái sinh tháng 2/2021 tiếp tục có diễn biến sôi động với khối...