VDSC: Lợi nhuận DPM năm 2020 có thể tăng gấp đôi lên 792 tỷ đồng
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo lợi nhuận trong năm 2020 của Tổng công ty Phân bón và Hóa ch ất Dầu khí (DPM) tăng mạnh nhờ nhận tiền bồi thường 100 tỷ đồng.
DPM có thể ghi nhận lợi nhuận tăng gấp đôi trong năm 2020 nhờ bồi thường bảo hiểm
Nhu cầu ure của Ấn Độ tạm chững lại từ cuối tháng 10 sau đợt mở thầu khối lượng lớn trong quý 3. Trung Quốc cũng bắt đầu tăng xuất khẩu phân bón sau khi mùa lúa nội địa kết thúc. Theo đó, sản lượng và giá bán phân ure trong quý 4 có thể không còn tích cực như trong quý 3.
VDSC kỳ vọng giá bán ure của DPM có thể giảm 15,5% năm 2020 (9T2020: -16,2% YoY). Sản lượng ure quý 4 đạt 200.000 tấn, giảm 20% YoY. Tuy nhiên, cả năm 2020 tiêu thụ ure vẫn tăng 20% YoY lên 840.000 tấn do nền thấp của năm 2019 và nhu cầu thế giới cao đột biến trong quý 3.
Các thay đổi trong giả định giá khí và cước phí vận chuyển khí sẽ khiến giá khí đầu vào (gồm cước phí) trung bình năm 2020 giảm 19% YoY.
Về mảng NPK, tình trạng cạnh tranh gay gắt tiếp diễn có thể khiến giá bán mặt hàng này giảm 2,4% YoY trong cả năm 2020. Mưa lũ lịch sử kéo dài trong tháng 10 và châu Âu tái áp đặt lệnh phong tỏa trên diện rộng ảnh hưởng tiêu cực đến việc canh tác và xuất khẩu các loại trái cây, cao su, điều và cà phê…, nhiều khả năng khiến nhu cầu phân NPK trong quý 4 không còn cao như trong quý 2 và quý 3, chỉ đạt xấp xỉ 20.000 tấn.
Sản lượng tiêu thụ cả năm đạt 92.000 tấn, tăng 19,5% YoY, tương ứng với 38% công suất nhà máy NPK.
Video đang HOT
Tổng hợp, VDSC dự báo doanh thu năm 2020 của DPM đạt 7.527 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% YoY. Biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 22,6% từ 18,2% năm 2019.
LNST tăng ấn tượng 110% YoY lên 792 tỷ đồng, được hỗ trợ chủ yếu bởi (1) nền thấp năm 2019, (2) giá khí đầu vào giảm mạnh hơn giá bán, (3) nhu cầu xuất khẩu tăng đột biến trong quý 3 do các nước tăng sản xuất lương thực, (4) nỗ lực cắt giảm chi phí quản lý và (5) khoản thu nhập bất thường 100 tỷ đồng từ tiền bồi thường bảo hiểm cho sự cố nhà máy đầu năm 2019.
VDSC cho rằng công ty có thể nâng mức cổ tức năm 2020 từ 1.000 đồng/cp (được thông qua trong ĐHĐCĐ) lên 2.000 đồng/cp nhờ kết quả kinh doanh vượt trội so với kế hoạch.
Dừng sửa chữa 1 tháng, VDSC dự báo doanh thu và lợi nhuận DPM giảm trong năm tới
Năm 2021, sản lượng sản xuất và tiêu thụ ure có thể chỉ đạt 750.000 tấn do công ty có kế hoạch dừng máy sửa chữa 1 tháng trong nửa đầu năm. Giá bán ure tăng nhẹ 3% năm 2021 theo sau sự hồi phục của giá dầu. Giá khí đầu vào (gồm cước phí) tăng 7% YoY.
Tiêu thụ NPK sẽ phục hồi theo nhu cầu của thế giới đối với các mặt hàng rau củ quả và cây công nghiệp khi kinh tế thế giới phục hồi. Vì vậy, giá bán NPK năm 2021 có thể tăng 3% YoY và sản lượng tăng 32% YoY, tương ứng với mức 50% công suất nhà máy.
Với các giả định trên, VDSC dự báo doanh thu của DPM giảm nhẹ 1,5% YoY về 7.414 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp chung giảm về mức 20,6% do giá đầu vào tăng mạnh hơn giá bán, trong khi lợi nhuận nhà máy NPK còn khiêm tốn. Khoản tiền bồi thường bảo hiểm 100 tỷ đồng còn lại cũng sẽ được chuyển giao về công ty. Tổng hợp, LNST đạt 677 tỷ đồng, giảm 14,5% YoY.
Hiệu quả mảng ure sẽ giảm dần khi giá khí đầu vào ngày một cao trong khi mảng NPK vẫn cần thêm nhiều thời gian để có thể góp phần đáng kể vào lợi nhuận chung. VDSC bảo lưu quan điểm DPM không còn nhiều động lực tăng trưởng và đơn thuần chỉ là một công ty chi trả cổ tức, mặc cho kết quả khả quan năm nay.
Luật thuế GTGT mới, nếu được thông qua, sẽ hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất phân bón. Tuy nhiên, với các chỉ đạo của Chính phủ về điều chỉnh giá bán, DPM có thể sẽ không hưởng lợi nhiều từ chính sách này.
Tuy nhiên, VDSC nâng giá mục tiêu từ 15.000 đồng/cp lên 17.600 đồng/cp nhằm phản ánh kết quả bất ngờ trong quý 3. Với cổ tức tiền mặt 12 tháng tới 2.000 đồng/cp, VDSC khuyến nghị tích luỹ cổ phiếu DPM với tổng mức sinh lời 12%.
CVT ước lợi nhuận 101 tỷ đồng sau 9 tháng, rót 200 tỷ cho dây chuyền mới
Ban lãnh đạo CVT ước tính doanh thu quý III giảm 16% còn 410 tỷ và lợi nhuận giam 24% xuống 50 tỷ đồng.
VDSC tăng dự báo lợi nhuận năm 2020 của CVT từ 116 tỷ lên 144 tỷ đồng do tình hình tiêu thụ tốt hơn.
Công ty sẽ đầu tư dây chuyền đa năng 5 triệu m2/năm ngay trong năm nay, tổng vốn 200 tỷ đồng.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa dẫn thông tin cập nhật từ ban lãnh đạo Công ty cổ phần CMC (HoSE: CVT) về ước kết quả kinh doanh trong quý III và dự phóng kinh doanh cho năm 2020.
Cụ thể, doanh thu quý III ước đạt 410 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2019 và lợi nhuận trước thuế là 50 tỷ đồng, giảm 24%. Ban lãnh đạo công ty cho biết sản lượng trong quý giảm 12% còn khoảng 4,5 triệu m2 và giá bán trung bình của sản phẩm cũng giảm 5%.
Như vậy, ước tính 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 940 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ và tương đương 72% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 101 tỷ đồng, giảm gần 26% và bằng 72% kế hoạch năm.
Lãnh đạo công ty kỳ vọng có thể duy trì kết quả trên trong quý IV. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 4,5 triệu m2 và 50 tỷ đồng, tương đương với sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận cả năm là 14,5 triệu m2 và 151 tỷ đồng (bằng 108% kế hoạch năm).
CVT đang hoạt động trong lĩnh sản xuất gạch ốp lát và ngói với hai nhà máy CMC1 và CMC2 ở tỉnh Phú Thọ. Công suất thiết kế hiện nay rơi vào khoảng 17 triệu m2 gạch mỗi năm và đang lên kế hoạch để tăng công suất lên 22 triệu m2.
Công ty đã phê duyệt kế hoạch đầu tư dây chuyền đa năng (có thể sản xuất cả gạch ceramic và granit) 5 triệu m2/năm ngay trong năm nay. Việc thực hiện kế hoạch sẽ bắt đầu ngay từ quý IV và sẽ mất khoảng 6 tháng để đưa dây chuyền đi vào hoạt động. Công ty ước tính vốn đầu tư cho dây chuyền vào khoảng 200 tỷ đồng và được huy động từ cả vốn chủ và vốn vay.
Cổ phiếu thăng hoa, Chủ tịch Trần Đình Long lọt top 3 tỉ phú giàu nhất Việt Nam Trong thời gian gần đây, các cổ phiếu vốn hóa lớn nhận được sự quan tâm của dòng tiền trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) cũng không phải ngoại lệ. Từ đầu năm 2020 đến nay, cổ phiếu cũng đạt được mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Ông Trần Đình Long, Chủ...