VDB đã lỗ lại còn ‘ôm’ nợ xấu lớn
Theo kết quả kiểm toán, Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB) lỗ lũy kế đến 31.12.2018 là 4.873 tỉ đồng; nợ xấu là 46.116 tỉ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đang lỗ lớn – Ảnh: Internet
Báo cáo kết quả kiểm toán Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) của Kiểm toán Nhà nước cho thấy hoạt động tín dụng thời gian qua của VDB gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể, kết quả chênh lệch thu chi năm 2018 của VDB âm 866,5 tỉ đồng, lỗ lũy kế đến 31.12.2018 là 4.873 tỉ đồng; nợ xấu tại 31.12.2018 là 46.116 tỉ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ. Trong khi đó việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ là 5.790 tỉ đồng, bằng 12,5% tổng nợ xấu… tiềm ẩn rủi ro lớn trong tổ chức hoạt động.
Hiện nay số liệu bù chênh lệch lãi suất mà ngân sách Nhà nước phải cấp bù cho VDB tại thời điểm 31.12.2018 rất lớn, lên tới 13.496 tỉ đồng.
VDB đang mắc kẹt hàng chục nghìn tỉ đồng ở các dự án thua lỗ, yếu kém ngành Công Thương. Riêng 2 dự án của Vinachem là đạm Hà Bắc, đạm Ninh Bình, VDB đã cho vay tới hơn 8.000 tỉ đồng. Tại dự án Gang thép Thái Nguyên mở rộng giai đoạn 2, VDB cũng cho vay hơn 1.100 tỉ đồng, Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất là 542 tỉ đồng.
Để giải nguy cho các dự án, VDB cũng đề xuất giải pháp xử lý rủi ro của các dự án này theo hướng cơ cấu nợ vay, khoanh nợ vay, và xử lý tài sản bảo đảm.
Trước tình hình trên, VDB đã đề xuất giải pháp xử lý rủi ro với nhóm thực hiện cơ cấu nợ bao gồm dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc dư nợ đến hết tháng 12.2018 khoảng 3.946 tỉ đồng và dự án đầu tư xây dựng nhà máy số 2 dư nợ 1.729 tỉ đồng.
Video đang HOT
VDB đã đề xuất giải pháp xử lý rủi ro với nhóm thực hiện cơ cấu nợ bao gồm dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc dư nợ đến hết tháng 12.2018 khoảng 3.946 tỉ đồng và dự án đầu tư xây dựng nhà máy số 2 dư nợ 1.729 tỉ đồng.
VBD đánh giá dù dự án này đang gặp khó khăn, không đạt công suất thiết kế, Vinachem gặp khó khăn về tài chính, việc kéo dài thời hạn vay vốn tối đa 20 năm và thị trường phân bón ổn định có thể bảo đảm khả năng trả nợ của dự án.
Để bảo đảm an toàn trong hoạt động, VDB cũng đề xuất Chính phủ cho khoanh nợ tại dự án đạm Ninh Bình, với công nghệ sản xuất phân đạm từ than cám, công suất 1.760 tấn đạm urê/ngày, Công ty CP đạm Ninh Bình đang nợ gốc khoảng 2.640 tỉ đồng.
Nhà máy đạm Ninh Bình đang hoạt động cầm chừng, không cân đối được nguồn trả nợ theo hợp đồng tín dụng, rất cần thời gian khôi phục sản xuất kinh doanh nên phải khoanh nợ.
Một dự án nghìn tỉ thua lỗ khác cũng phải thực hiện giải pháp khoanh nợ vay là gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 cũng có dư nợ gốc đến hết năm 2018 khoảng 1.136 tỉ đồng. Đến nay dự án này chưa hoàn thành, vướng vào các vấn đề pháp lý nên chưa đưa vào sử dụng, không có nguồn trả nợ.
Đáng lưu ý, có tới 2 dự án của Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, dư nợ gốc hiện khoảng 524 tỉ đồng. VDB đánh giá các dự án của công ty này không có khả năng trả nợ, việc áp dụng xử lý tài sản bảo đảm phù hợp với đặc thù dự án nhưng VDB vẫn không thu đủ nợ doanh nghiệp này đã vay.
VDB là ngân hàng 100% vốn nhà nước, đang trong giai đoạn tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Chính phủ. VDB cho biết tình hình tài chính đang rất khó khăn, không có khả năng tự cân đối nguồn để bù đắp khi thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ cho các dự án yếu kém nêu trên của ngành công thương.
Vì vậy, VDB kiến nghị để bảo đảm thanh khoản cho ngân hàng, trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ đồng ý các phương án cơ cấu nợ, xử lý nợ cho các dự án thì ngân sách nhà nước phải bố trí bù đắp phần thiếu hụt tương ứng cho VDB.
Tuyết Nhung
Theo Motthegioi.vn
Ông Lương Hải Sinh giữ ghế Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lương Hải Sinh, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
VDB có tân Chủ tịch HĐQT.
Ông Lương Hải Sinh được bổ nhiệm làm Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc DATC vào tháng 6/2016.
Trước đó, ông Lương Hải Sinh từng giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); thành viên Hội đồng Quản trị - Tổng giám đốc Công ty Tài chính cổ phần Điện lực.
Ông Lương Hải Sinh.
Ông Lương Hải Sinh sinh ngày 1/1/1975 tại Thái Nguyên, có trình độ thạc sỹ kinh tế quốc tế - Đại học Ngoại thương Hà Nội, thạc sỹ quốc tế - Đại học Sunderland (Anh).
Mới đây, Kiểm toán Nhà nước đã có kết luận kiểm toán VDB. Theo kết luận này, hoạt động tín dụng thời gian qua của VDB gặp rất nhiều khó khăn, kết quả chênh lệch thu chi năm 2018 của VDB âm hơn 866 tỷ đồng.
Đáng chú ý, lỗ lũy kế của ngân hàng này đến 31/12/2018 là trên 4.800 tỷ đồng; nợ xấu tại 31/12/2018 là trên 46.100 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ.
Trong khi đó việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ là 5.790 tỷ đồng, bằng 12,5% tổng nợ xấu... Kiểm toán Nhà nước đánh giá điều này khiến "tiềm ẩn rủi ro lớn trong tổ chức hoạt động".
Đặc biệt, hiện nay số liệu bù chênh lệch lãi suất mà ngân sách nhà nước phải cấp bù cho VDB tại thời điểm 31/12/2018 rất lớn, lên tới 13.496 tỷ đồng.
Ngoài ra, KTNN đã chuyển hồ sơ 02 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật qua kết quả kiểm toán tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Vụ việc Công ty Cổ phần tập đoàn Thái Hòa Việt Nam có dấu hiệu lập khống hồ sơ mua bán hàng hóa giữa Công ty mẹ và Công ty con để hợp thức hóa hồ sơ vay vốn ngân hàng nhằm đảo nợ các khoản vay sử dụng cho mục đích khác dẫn đến không trả được nợ gốc và lãi vay đến 30/4/2019 là 342,7 tỷ đồng. Công ty không minh bạch trong việc sử dụng vốn vay, không phối hợp với ngân hàng trong việc kiểm tra hàng hóa hình thành từ vốn vay.
Vụ việc Công ty TNHH Xây dựng Phúc Hưng có dấu hiệu làm giả hồ sơ vay vốn để được giải ngân và sử dụng vốn vay cho mục đích khác dẫn đến không trả được nợ gốc và lãi vay đến 30/4/2019 là 32 tỷ đồng (Công ty đã ngừng hoạt động từ năm 2011 đến nay). Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát đối với khách hàng.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
Quảng Nam tìm cách gỡ cho ngư dân đóng tàu theo Nghị định 67 Ông Trần Đình Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho rằng cần phải tạo điều kiện để ngư dân cho thuê tàu được đóng theo Nghị định 67/2014 nếu hoạt động không hiệu quả. Sáng 25-10, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi làm việc với các bên liên quan để giải quyết vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định...