VCSC: Dự phóng lợi nhuận năm 2021 của CII tăng 8% đạt khoảng 517 tỷ đồng
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) đạt 517 tỷ đồng ( 7,9% YoY), một phần bị ảnh hưởng bởi thu nhập tài chính thấp hơn so với cùng kỳ.
Trong năm 2020, VCSC dự báo doanh thu đạt 5,3 nghìn tỷ đồng ( 192% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 479 tỷ đồng ( 145% YoY). KQKD tích cực dự kiến này chủ yếu đến từ mảng BĐS và khoản lãi tài chính từ chuyển nhượng cổ phần tại dự án Riverpark Giai đoạn 1.
Khi giả định cả 2 sự án BOT lớn của CII – dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội và Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – sẽ bắt đầu thu phí trong năm 2021, VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 đạt 517 tỷ đồng ( 7,9% YoY), một phần bị ảnh hưởng bởi thu nhập tài chính thấp hơn so với cùng kỳ.
VCSC kỳ vọng dòng tiền mặt ổn định đến từ các dự án BOT lớn của CII sẽ cải thiện vị thế tài chính của công ty. Trong khi đó, các dự án BĐS nhà ở của CII tại TP. HCM sẽ là yếu tố dẫn dắt lợi nhuận mạnh mẽ trong trung hạn khi các trở ngại pháp lý dự kiến sẽ hạ nhiệt.
Các dự án BOT trọng điểm cải thiện tình hình tài chính của CII trong trung hạn: VCSC hiện thận trọng giả định dự án BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội sẽ bắt đầu thu phí từ đầu năm 2021 – dù Sở GTVT đề xuất thành phố phê duyệt cho dự án này bắt đầu thu phí từ ngày 01/12/2020.
Video đang HOT
Ngoài ra, VCSC cho rằng dự án BOT Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (TL-MT) hiện đi đúng tiến độ để bắt đầu thu phí từ đầu quý 2/2021. Dự án TL-MT hiện đang trong quá trình thi công.
VCSC kỳ vọng các dự án này sẽ cải thiện vị thế tài chính của CII trong trung hạn khi tổng dòng tiền hàng năm từ các dự án này ước tính đạt khoảng 2,2 nghìn tỷ đồng. CII cũng chia sẻ rằng lượng vốn cần thiết cho các dự án này đã được thu xếp thành công.
Bên cạnh mức đóng góp cao từ các dự án BOT trọng điểm của CII, VCSC kỳ vọng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 đạt 517 tỷ đồng sẽ tiếp tục được hỗ trợ từ lượng bàn giao tại dự án BĐS nhà ở thấp tầng D’verano (Lakeview 3) và dự án BĐS nhà ở 152 Điện Biên Phủ tại TP. HCM, cả 2 dự án đều đang trong quá trình thi công.
Trong năm 2022, VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS của CII tăng mạnh đạt 1,5 nghìn tỷ đồng ( 187% YoY) chủ yếu nhờ chuyển nhượng cổ phần tại dự án Riverpark Giai đoạn 2 và bàn giao một phần dự án Lakeview 4 và Lakeview 5.
Dù CII đã chứng minh năng lực triển khai của công ty, VCSC cho rằng trở ngại chính để CII hoàn thành các dự báo này là thủ tục pháp lý kéo dài. Dựa theo giá mục tiêu và dự báo lợi nhuận năm 2022, CII hiện được giao dịch với P/E dự phóng năm 2022 là 4,8 lần.
VCSC: Coteccons 2 quý liên tiếp không công bố thêm hợp đồng mới, trong khi chi phí SG&A tăng mạnh là điều bất thường!
Trong ngắn hạn, VCSC không đánh giá cao khả năng của Coteccons (CTD) dưới trướng Kusto trong việc gia tăng lượng backlog đạt mức đã ghi nhận trong giai đoạn 2015-2018, thời điểm mà Công ty ghi nhận giá trị hợp đồng ký mới trung bình đạt 27.000 tỷ đồng/năm.
Sau khi phục hồi mạnh mẽ từ tháng 4 đến tháng 8/2020, nhờ tâm lý thị trường tích cực liên quan đến tín hiệu hạ nhiệt của các mâu thuẫn trong ban lãnh đạo, cũng như biên lợi nhuận cải thiện, giá cổ phiếu của Coteccons (CTD) đã điều chỉnh 8% trong vòng 3 tháng qua. Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định thị trường kỳ vọng các thay đổi gần đây trong nhân lực của CTD sẽ cần thêm thời gian để đem lại sự phục hồi trong lợi nhuận.
Đáng chú ý, VCSC bày tỏ lo ngại cho rằng tình hình cạnh tranh hiện tại sẽ là thách thức cho CTD trong việc gia tăng backlog. Sau khi công bố giá trị hợp đồng ký mới đạt 5.000 tỷ đồng, CTD đã không công bố con số này trong quý 2 và quý 3/2020. Có thể dịch COVID-19 và quá trình tái cơ cấu nội bộ đang diễn ra sẽ tạo thêm áp lực cho giá trị hợp đồng ký mới trong năm 2020, dẫn đến khả năng trì hoãn hoặc hủy các hợp động đã được tính trong lượng backlog hiện tại của CTD.
Trong ngắn hạn, VCSC không đánh giá cao khả năng của CTD dưới trướng Kusto trong việc gia tăng lượng backlog đạt mức đã ghi nhận trong giai đoạn 2015-2018, thời điểm mà Công ty ghi nhận giá trị hợp đồng ký mới trung bình đạt 27.000 tỷ đồng/năm.
Do đó, VCSC điều chỉnh giảm dự phóng giá trị hợp đồng kỳ mới 2020 còn 10.000 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 22% và dẫn đến mức điều chỉnh giảm 10% trong doanh thu 2020 đạt 15.200 tỷ đồng (-36% YoY).
Mặt khác, VCSC cũng nhấn mạnh việc Chi phí Bán hàng, Hành chính & Quản lý (SG&A) tăng mạnh trong năm 2020 là bất thường, trong khi biên lợi nhuận gộp duy trì ổn định. Biên lợi nhuận gộp của CTD đạt 6,1% trong quý 3/2020, tương ứng với con số quý 2/2020 trong khi cải thiện từ mức 2019 là 4,4% phần nào được dẫn dắt bởi quá trình tái cơ cấu hoạt động của CTD bao gồm giảm chi phí hành chính, giảm hao hụt tại các công trình xây dựng và gia tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí SG&A trên doanh thu vẫn tăng 3,7% trong quý 3/2020 so với 2,4% trong 6 tháng 2020 và tăng 1,9% trong năm 2019. Mức tăng này chủ yếu đến từ mức tăng 11% trong chi phí nhân công quý 3/2020, được chúng tôi cho rằng là do quá trình tái cơ cấu vừa qua của ban lãnh đạo. Do đó, VCSC kỳ vọng biên LN gộp sẽ duy trì xung quanh mức 5,8% trong năm 2020/2021 trong khi chi phí SG&A sẽ chuẩn hóa trong năm 2021 từ mức cơ sở cao của năm 2020.
Tăng gần 27% trong vòng nửa tháng, một lãnh đạo thép Nam Kim đăng ký bán hết cổ phiếu NKG Một thành viên HĐQT CTCP Thép Nam Kim (mã NKG) đăng ký bán toàn bộ số cổ phần đăng nắm giữ tại Thép Nam Kim là 775.090 đơn vị, tương ứng với tỷ lệ 0,43% sở hữu tại công ty này. Lợi nhuận tăng mạnh mẽ của Thép Nam Kim được dẫn dắt bởi sự phục hồi sản lượng bán cũng như tăng...