VCSC: “Dịch Covid-19 khiến PVD gia tăng chi phí, giảm hiệu suất hoạt động”
VCSC dự báo năm 2020, PVD sẽ đạt 4 triệu USD lợi nhuận ròng sau CĐTS, giảm so với con số 7 triệu USD trong báo cáo được công bố trước đó.
Trong báo cáo mới được công bố, CTCK Bản Việt (VCSC) đánh giá dịch Covid-19 khiến PVDrilling (PVD) gia tăng chi phí, giảm hiệu suất hoạt động.
Cụ thể, PVD hiện đang sở hữu 4 giàn khoan tự nâng (Jackup) làm việc tại Malaysia. Do dịch Covid-19, Malaysia bắt đầu áp dụng các lệnh hạn chế đi lại (MCO) vào ngày 30/03 và kể từ đó đã gia hạn 4 lần đến ngày 09/06. MCO khiến PVD gặp khó khăn trong các hoạt động khoan dầu, dẫn đến việc ghi nhận chi phí hoạt động cao hơn trong dự báo của VCSC.
VCSC điều chỉnh giảm dự báo hiệu suất hoạt động của giàn Jackup từ 95% còn 78% trong năm 2020 khi nhận thấy khả năng cao hơn cho việc tạm thời ngưng hoạt động giàn khoan do tồn kho dầu thô cao trong bối cảnh giá dầu thấp.
VCSC dự báo giàn khoan nước sâu TAD có thể bắt đầu đóng góp lợi nhuận từ quý 4/2021. Vào tháng 9/2019, PVD đã ký kết hợp đồng 10 năm nhằm cung cấp giàn TAD cho Shell tại Brunei. PVD kỳ vọng giàn TAD sẽ bắt đầu làm việc trong tháng 4/2021 khi phải đầu tư hệ thống thiết bị khoan dầu (DES) nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong ngành dầu. Theo PVD, DES đang được xây dựng và rủi ro dừng hợp đồng do giá dầu thấp là hạn chế.
Tuy nhiên, PVD vẫn đối mặt với khó khăn trong việc giám sát tiến độ xây dựng DES tại Singapore. Do đó, VCSC giả định giàn TAD sẽ bắt đầu hoạt động từ quý 4/2021, lần lượt đóng góp 4% và khoảng 13% EBITDA dự phóng năm 2021 và giai đoạn 2022-2024 của PVD.
VCSC cho rằng PVD có thể thu hồi một nửa khoản nợ xấu trong năm 2020 với phần còn lại trong năm 2021. Trong quý 1/2020, không ghi nhận bất kỳ khoản thu hồi nợ xấu nào của Tổng CT Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP), tuy nhiên, ban lãnh đạo vẫn kỳ vọng thu hồi nợ xấu trong các quý tiếp theo. Do đó, VCSC kỳ vọng một nửa khoản nợ xấu của PVEP sẽ được thu hồi – 4,4 triệu USD trong năm 2020 và phần còn lại trong năm 2021.
Video đang HOT
Với những giả định trên, VCSC dự báo năm 2020, PVD sẽ đạt 4 triệu USD lợi nhuận ròng sau CĐTS, giảm so với con số 7 triệu USD trong báo cáo được công bố trước đó.
Dự phóng KQKD PVD (Nguồn: VCSC)
PV Drilling ký quỹ hơn 15 triệu USD để bảo lãnh mở L/C
Tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí (mã PVD, sàn HoSE) cho biết Hội đồng quản trị công ty này đã phê duyệt việc ký quỹ bảo lãnh mở L/C (thư tín dụng).
PVDrilling hoạt động trong lĩnh vực khoan dịch vụ dầu khí
Theo đó, việc ký quỹ được sử dụng bằng nguồn tiền trên tài khoản của công ty này tại ngân hàng, số tiền là 15,2 triệu USD.
Mục tiêu ký quỹ để bảo lãnh L/C theo quy định tại hợp đồng ký với National Oilwell Varco.L.P (NOV) - Dự án DES.
Thời hạn L/C từ ngày ký quỹ đến hết thời hạn của L/C theo quy định của hợp đồng, dự kiến khoảng 1 năm. Số tiền ký quỹ sẽ được giải tỏa theo tiến độ thanh toán L/C.
Hội đồng quản trị Công ty cũng chấp thuận chủ trương việc PV Drilling cho PVD Tech vay từ số tiền ký quỹ nêu trên để thanh toán cho L/C trong trường hợp việc giải ngân từ hợp đồng tín dụng dài hạn cho Dự án DES vị chậm tiến độ thanh toán L/C.
PVD Tech là một trong những đơn vị thành viên của PVDrilling, công ty này hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật giếng khoan; dịch vụ thiết kế, chế tạo và sản xuất thiết bị kỹ thuật cao; Dịch vụ thương mại, bảo dưỡng và logistic. Hiện nay, PVDrilling đang nắm giữ 97% vốn trong tổng số vốn 200 tỷ của PVD Tech.
Ngoài PVD Tech, PV Drilling còn có 6 công ty thành viên khác đều do PV Driling nắm 100% vốn. Trong đó PV Drilling Division hoạt động quản lý vận hành đội ngũ giàn khoan sở hữu (PV DRILLING I, II, III, VI & 11) và các giàn khoan thuê ngoài; PV Invest cung cấp chuyên gia trình độ cao và các dịch vụ kỹ thuật thiết bị dầu khí trên giàn khoan và giàn khai thác.
Một số công ty con khác còn có PV Offshore hoạt động kiểm định, bảo dưỡng, chế tạo thiết bị khoan, cung ứng nhân lực khoan, ứng cứu sự cố tràn dầu; PV Logging hoạt động đo khí, kéo thả thiết bị trong lòng giếng, đo Karota khai thác, bắn vỉa dầu khí, thử vỉa dầu khí, cung cấp chuyên gia địa chất, bảo quản và vận chuyển thuốc nổ công nghiệp; PVD Well Services cho thuê thiết bị khoan, kéo thả ống chống, khoan kiểm soát áp suất (MPD).
Một công ty con nữa là PVD Deepwater hoạt động cung ứng giàn khoan biển nước sâu, các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên. Đây cũng là công ty con có quy mô vốn lớn nhất với 764 tỷ đồng.
PVDrilling có tổng tài sản tại ngày 31/12/2019 là 20.891,7 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định có giá trị lên tới 13.935,7 tỷ đồng.
Trong số các tài sản cố định của của PVDrilling, từ tháng 11/2016 đến ngày lập báo cáo tài chính năm 2019, giàn khoan PV Drilling V ngưng hoạt động vì đang chờ việc.
Giá trị còn lại của giàn khoan PV Drilling V tại ngày 31/12/2019 là 2.813.090.939.700 đồng (tại ngày 31/12/2018: 2.813.090.939.700 đồng).
Tháng 9/2019, PVDrilling đã ký kết Hợp đồng cung cấp giàn khoan PV Drilling V với Brunei Shell Petroleum Company Sdn Bhd (BSP).
Hợp đồng đã ký có thời hạn 6 năm, với 2 lần tùy chọn gia hạn với mỗi lần là 2 năm, bắt đầu từ ngày 1/4/2021 để phục vụ cho chương trình khoan của BSP tại Brunei.
Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình bao gồm các tài sản cố định hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng tại ngày 31/12/2019 với giá trị là 1.151.798.871.181 đồng (tại ngày 31/12/2018: 1.018.579.064.226 đồng).
Khấu hao tài sản cố định hữu hình trong năm bao gồm 10.683.625.690 đồng là hao mòn tài sản cố định được đầu tư, mua sắm bằng Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ (năm 2018: 13.978.739.037 đồng).
Chí Tín
Sửa đổi Nghị định 20/2017/NĐ-CP: Vì sao doanh nghiệp phản đối trần chi phí lãi vay? Những tranh cãi xung quanh việc tăng mức trần chi phí lãi vay của doanh nghiệp lên 30%, thay vì 20% như hiện hành đang tiếp tục nóng lên. Mới đây Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến để xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (Nghị định...