VCSC: Bị ảnh hưởng tiêu cực, Taseco có thể lỗ đến 34 tỷ năm 2020
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng làn sóng dịch COVID-19 thứ hai xuất hiện trong quý 3 tác động tiêu cực đến tất cả các mảng kinh doanh của CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (AST).
Làn sóng thứ 2 của dịch COVID-19 tại Việt Nam ảnh hưởng đến thị trường hàng không trong nước vừa phục hồi. Tính đến cuối tháng 10, AST đã mở lại 39 cửa hàng bán lẻ sau sau khi đóng cửa trong tháng 7 do làn sóng thứ hai của dịch COVID-19.
Khi các chuyến bay quốc tế vẫn duy trì hạn chế, 50/52 các cửa hàng của AST tại các ga hàng không quốc tế đã bị đóng cửa tính đến cuối tháng 10. VCSC cũng giảm giả định tăng trưởng doanh số từ cửa hàng hiện hữu (SSSG) thêm 10 điểm % trong năm 2020 nhằm phản ánh tác động của làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Mảng kinh doanh khách sạn – nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng trong năm 2020; các khó khăn dự kiến sẽ tiếp tục do cạnh tranh gay gắt. Khách sạn đã quay trở lại hoạt động vào đầu tháng 7 nhưng sau đó đã đóng cửa trở lại vào cuối tháng này khi làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 diễn ra tại Đà Nẵng.
VCSC dự báo mảng khách sạn của AST trong năm 2020 sẽ ghi nhận LN gộp âm 17 tỷ đồng trong năm 2020 trước khi bắt đầu phục hồi chậm lần lượt 15/20/25 tỷ đồng trong năm 2021/2022/2023/2024 trong bối cảnh nguồn cung dồi dào tại thị trường khách sạn Đà Nẵng.
Video đang HOT
Mảng suất ăn hàng không của AST sẽ đóng góp lỗ 14 tỷ đồng trong năm 2020. Hiệu suất hoạt động của VINACS đã bị ảnh hưởng bởi hạn chế các chuyến bay quốc tế và việc phục vụ các suất ăn hạn chế trên các chuyến bay trong nước.
Trong danh sách các khách hàng của VINACS, hiện có 19 khách hàng là hãng hàng không – chỉ 2 trong số này là các hãng hàng không trong nước. Khi vận chuyển hàng không quốc tế dự kiến phục hồi chậm hơn thị trường trong nước, sự phụ thuộc lớn của VINACS đối với các hãng hàng không nước ngoài sẽ có thể kéo dài thời gian cho khả năng phục hồi.
Do đó, trong năm 2020, VCSC dự báo AST sẽ ghi nhận khoản lỗ trị giá 34 tỷ đồng so với lợi nhuận ròng đạt 6 tỷ đồng trong dự báo trước đây khi làn sóng dịch COVID-19 thứ hai xuất hiện trong quý 3 tác động tiêu cực đến tất cả các mảng kinh doanh của AST, đặc biệt là mảng bán lẻ tại sân bay và khách sạn.
Trong năm 2021/2022/2023/2024, dự báo LNST sau lợi ích CĐTS thấp hơn chủ yếu đến từ lợi nhuận gộp dự phóng mảng bán lẻ tại sân bay của AST giảm 17/22/21/17%, mảng kinh doanh này chiếm khoảng 90% tổng lợi nhuận gộp dự phóng của công ty trong giai đoạn dự báo khi chúng tôi kỳ vọng đà phục hồi kéo dài trong ngành hàng không.
Khả năng phục hồi của ngành hàng không khi ngành này đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ sau các đại dịch và cú sốc kinh tế trước đây. Dù tất cả các mảng kinh doanh của AST phụ thuộc vào ngành hàng không và khách sạn nghỉ dưỡng, vốn chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, công ty vẫn duy trì vị thế tài chính ổn định, có thể giúp AST trung hòa các thách thức hiện tại và chuẩn bị cho đà phục hồi trong tương lai.
GMD được hưởng lợi từ năm 2021 khi mức phí sàn bốc dỡ container tăng
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tăng dự báo giá dịch vụ trung bình (ASP) cho mảng vận hành cảng của GMD của Gemadept thêm trung bình khoảng 3%/năm trong giai đoạn 2021-2023.
VCSC cho rằng các quy định thuận lợi sắp tới sẽ dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận của GMD trong trung hạn. Phí dịch vụ cảng cho các các công ty vận hành cảng tại Việt Nam, bao gồm phí bốc dỡ container, được quy định bởi Bộ Giao thông Vận tải.
Theo ước tính, phí bốc dỡ container chiếm khoảng 50-60% doanh thu cảng. Theo thông tư dự thảo, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, mức phí sàn cho phí bốc dỡ container sẽ được tăng khoảng 10% hàng năm trong giai đoạn 2021-2023 tại cụm cảng Hải Phòng và khoảng 10% trong cả năm 2021 và 2023 tại cụm cảng Cái Mép.
Tăng dự báo giá dịch vụ trung bình (ASP) cho mảng vận hành cảng của GMD thêm trung bình khoảng 3%/năm trong giai đoạn 2021-2023.
Do đó, VCSC tăng dự báo doanh thu năm 2020 cho GMD thêm 1,8% đạt 2,6 nghìn tỷ đồng (- 3,2% YoY) trong khi hầu như giữ nguyên dự báo LNST sau lợi ích CĐTS đạt 413 tỷ đồng (- 20% YoY) trong năm 2020.
Mức giảm trong LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 chủ yếu đến từ mức giảm dự phóng 2,1 điểm phần trăm trong biên lợi nhuận từ HĐKD và lợi nhuận tài chính thấp hơn do mức cơ sở cao của năm 2019 đến từ các khoản thoái vốn.
Gemalink đi đúng hướng để bắt đầu vận hành thương mại vào đầu năm 2021. Theo GMD, cảng nước sâu Gemalink hiện đang được lắp đặt máy móc thiết bị và dự kiến nhập khẩu toàn bộ máy móc vào đầu tháng 12/2020.
VCSC cho rằng cảng nước sâu này sẽ đi đúng tiến độ để vận hành thương mại vào đầu năm 2021, tận dụng tăng trưởng container thông quan cao tại cụm cảng Cái Mép, vốn đang tăng trưởng nhanh chóng tại khu vực phía Nam.
Trong năm 2021, VCSC dự báo doanh thu đạt 2,7 nghìn tỷ đồng ( 7,3% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 471 tỷ đồng ( 14% YoY). Kỳ vọng KQKD năm 2021 tích cực chủ yếu nhờ sự phục hồi sản lượng từ cụm cảng Hải Phòng của GMD và tác động tích cực từ mức tăng của phí sàn cho dịch vụ bốc dỡ container.
VCSC kỳ vọng GMD sẽ hưởng lợi chính từ hoạt động sản xuất gia tăng tại Việt Nam và cho rằng định giá của công ty khá hấp dẫn khi tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn của GMD sẽ đến từ cảng nước sâu Gemalink tại khu vực Cái Mép vốn tăng trưởng nhanh chóng.
Rủi ro: tăng trưởng sản lượng thông cảng và/hoặc phí thấp hơn; tiến độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải chậm hơn tại Việt Nam, có thể hạn chế tăng trưởng lưu lượng hàng hoá.
VCSC: Coteccons 2 quý liên tiếp không công bố thêm hợp đồng mới, trong khi chi phí SG&A tăng mạnh là điều bất thường! Trong ngắn hạn, VCSC không đánh giá cao khả năng của Coteccons (CTD) dưới trướng Kusto trong việc gia tăng lượng backlog đạt mức đã ghi nhận trong giai đoạn 2015-2018, thời điểm mà Công ty ghi nhận giá trị hợp đồng ký mới trung bình đạt 27.000 tỷ đồng/năm. Sau khi phục hồi mạnh mẽ từ tháng 4 đến tháng 8/2020, nhờ...