VCCI đề xuất sửa đổi một số nội dung về thủ tục hải quan
VCCI kiến nghị sửa đổi một số nội dung liên quan tới lựa chọn giải pháp khi doanh nghiệp không thống nhất với kết quả kiểm tra hàng hóa thực tế của cơ quan hải quan.
Lực lượng Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu cho các chủ hàng. Ảnh minh họa: Thanh Vân/TTXVN
Trả lời đề nghị của Tổng cục Hải quan về việc góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan (lần 2), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổng hợp ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp, hiệp hội. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi một số nội dung liên quan tới lựa chọn giải pháp khi doanh nghiệp không thống nhất với kết quả kiểm tra hàng hóa thực tế của cơ quan hải quan. Hoặc, thời điểm kiểm tra điều kiện gia công hàng hóa và dữ liệu số hóa và dữ liệu điện tử…
Cụ thể, dự thảo đã bỏ quy định cho phép doanh nghiệp thực hiện giám định nếu không đồng ý với kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan, khi đơn vị này sử dụng kết quả đó làm căn cứ đưa ra kết luận. Như vậy, nếu doanh nghiệp không đồng ý với kết quả giám định hàng hóa, doanh nghiệp chỉ có lựa chọn là khiếu nại, hoặc khởi kiện. Đây đều là những thủ tục hành chính tốn rất nhiều chi phí và thời gian thực hiện, trong khi đó, kết quả giám định hàng hóa chỉ mang tính kỹ thuật, không liên quan nhiều đến mặt pháp lý. Vì vậy, đó chỉ nên xem là giải pháp cuối cùng mà doanh nghiệp muốn lựa chọn và đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi lại quy định này.
Việc kiểm tra điều kiện gia công hàng hóa cũng cần phải được thực hiện chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được quyết định kiểm tra từ cơ quan chức năng. Đó là thời gian quá ngắn và nhiều doanh nghiệp có thể không đủ thời gian chuẩn bị cho kiểm tra theo quy định. Theo VCCI, cơ quan soạn thảo nên sửa đổi quy định như sau: “Việc kiểm tra được thực hiện sau 5 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được quyết định kiểm tra, hoặc sớm hơn nếu tổ chức, cá nhân đồng ý”.
Quy định người khai hải quan nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử, hoặc dữ liệu số hóa cũng cần xem xét lại. Bởi, dự thảo chưa làm rõ sự khác nhau giữa dữ liệu số hóa và dữ liệu điện tử. Để đảm bảo tính minh bạch và tránh trường hợp lúng túng trong thực thi, cơ quan soạn thảo cần bổ sung định nghĩa cho dữ liệu số hóa hoặc bổ sung quy định làm rõ hai nội dung này.
Video đang HOT
Ngoài 3 nội dung trên, các quy định về thời gian tạm nhập để sửa chữa, tái chế; thủ tục thông báo khi thực hiện các dịch vụ trong kho ngoại quan cũng nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.
Theo VCCI, quy định thời gian tạm nhập để sửa chữa, tái chế xong tái xuất là không quá 12 tháng, trừ trường hợp đặc biệt và có sự chấp thuận bằng văn bản của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan. Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp, quy định về thời hạn nói trên dường như không cần thiết và chưa rõ mục đích quản lý.
Trước đây, việc quy định thời hạn là nhằm đảm bảo phù hợp với quy định về thời hạn nộp thuế với hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định 149/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016 đã đưa hàng hóa này thuộc diện miễn thuế. Để được miễn thuế, doanh nghiệp cũng phải có thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản của cơ quan hải quan.
Như vậy, kể cả trường hợp doanh nghiệp có trì hoãn thời gian tái xuất hàng hóa, cơ quan hải quan vẫn có sự đảm bảo số tiền thuế nhập khẩu doanh nghiệp phải nộp. Do đó, nếu không phải vì mục đích quản lý thuế thì không rõ tại sao phải quy định thời hạn này.
Thêm nữa, theo phản ánh của doanh nghiệp, quy định 12 tháng là tương đối ngắn với nhiều lô hàng tái nhập để tái chế có tính chất phức tạp và số lượng lớn. Mặc dù dự thảo đã cho phép kéo dài thời gian, nhưng thủ tục để xin phép lại chưa minh bạch và không rõ ràng khi giao hết thẩm quyền quyết định cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan mà không có tiêu chí xác định.
Thực tế, hàng tạm nhập tái xuất có thể được quản lý thông qua hậu kiểm bằng cách cho doanh nghiệp đăng ký thời hạn tạm nhập tái xuất với cơ quan hải quan. Nên theo quan điểm của VCCI, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc sửa đổi theo hướng không hạn chế thời gian tái xuất với hàng hóa tái nhập để tái chế.
Đồng thời, doanh nghiệp có thể tùy ý lựa chọn thời gian tái xuất để đăng ký với cơ quan hải quan. VCCI đề nghị, với những trường hợp này, cơ quan soạn thảo cần sửa đổi thời gian tạm nhập tái xuất dài hơn, khoảng 24 tháng.
Quy định chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan theo dự thảo. Dù quy định đã được thiết kế đơn giản, nhưng do nhu cầu về các dịch vụ trong kho ngoại quan luôn lớn và phát sinh thường xuyên nên việc yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo cho Chi cục Hải quan sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí và thời gian thực hiện thủ tục.
Do vậy, cơ quan soạn thảo cần bổ sung quy định theo hướng không có văn bản đồng ý trong một thời hạn nhất định được coi là đồng ý. Hoặc, cân nhắc giải pháp cho phép doanh nghiệp nộp thông báo qua thư điện tử, hay phần mềm điện tử.
Hải quan phân luồng hàng hiệu quả, gỡ khó cho doanh nghiệp khi COVID-19 kéo dài
Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (QLRR) - Tổng cục Hải quan, ông Hồ Ngọc Phan cho biết: Từ đầu năm đến tháng 7/2021, ngành Hải quan đã áp dụng các tiêu chí QLRR, đảm bảo phân luồng thông suốt cho hơn 7,26 triệu tờ khai.
Theo đó, tỷ lệ kiểm tra chi tiết hồ sơ, trực tiếp hàng hóa (luồng đỏ) giảm 4,19% so với năm 2020.
Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong bối cảnh COVID-19 kéo dài. Ảnh: TTXVN.
Động thái này nhằm tạo thuận lợi tối đa, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiết giảm được thủ tục và chi phí hành chính trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài. "Cơ quan hải quan tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả phân luồng hàng hóa", ông Hồ Ngọc Phan cho biết.
Theo Cục QLRR, hoạt động QLRR là phương tiện hữu hiệu của cơ quan hải quan trong việc thực hiện mục tiêu "kép" vừa đảm bảo kiểm soát, phát hiện các trường hợp gian lận và vi phạm pháp luật hải quan; đồng thời giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa.
Để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp, kịp thời phát hiện xử lý vi phạm, hải quan đã kiểm soát hàng hóa qua máy soi container. Tính đến tháng 7/2021, toàn ngành đã soi chiếu hơn 64.000 container (trung bình soi chiếu 562 container/ngày); phát hiện nghi vấn gần 4.000 container, phát hiện vi phạm 279 container. Các hành vi vi phạm chủ yếu là cất giấu hàng cấm, khai sai chủng loại số lượng và nhập khẩu hàng hóa không khai báo, sửa tờ khai nhiều lần, khai tăng số lượng dòng hàng, tăng thuế suất.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường chỉ đạo: Cục QLRR tiếp tục tăng cường điều phối; đánh giá, phân tích thông tin, phân tích tình hình để chỉ ra những rủi ro trên các lĩnh vực, địa bàn, hàng hóa, doanh nghiệp, tuyến đường, từ đó đề xuất những giải pháp, tăng tỷ lệ luồng xanh, thông quan ngay hàng hóa.
Theo Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường, việc triển khai hiệu quả Thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định về QLRR sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuân thủ tốt về pháp luật xuất nhập khẩu, qua việc được phân luồng xanh. Theo đó, cơ quan hải quan tích cực triển khai các nội dung của Thông tư 81/2019/TT-BTC cho phép hải quan áp dụng phương thức quản lý hiện đại dựa trên quản lý tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu...
Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường châu Phi Nhằm thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1899/QĐ-BCT ngày 30/7/2021, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức "Hướng dẫn tiếp cận thị trường và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp...