VCCI: Cần hạn chế điều khoản ‘mật’ với hợp đồng BT, BOT
Trong nhiều hợp đồng PPP hiện nay có điều khoản về bảo mật hợp đồng. Tuy nhiên, VCCI cho rằng, hoạt động của các cơ quan Nhà nước lại phải đáp ứng nguyên tắc công khai, minh bạch (Điều 28 của Hiến pháp) trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước.
Trong công văn trả lời về việc phối hợp xây dựng Dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có đề cập tới cơ chế công khai, minh bạch thông tin và lấy ý kiến cộng đồng.
Theo VCCI, việc công khai, minh bạch và lấy ý kiến cộng đồng đối với các dự án PPP rất quan trọng, việc này cần phải được quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc hơn cả đối với các dự án đầu tư công. Đối với các dự án đầu tư công, trong trường hợp người dân có những phản ứng, thì Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh dự án mà không cần điều chỉnh hợp đồng. Đối với các dự án đầu tư PPP, việc điều chỉnh dự án thường sẽ kéo theo việc phải đàm phán lại giữa Nhà nước và nhà đầu tư.
“Do đó, nếu dự án được tham vấn kỹ lưỡng ngay từ giai đoạn đầu thì sẽ giảm được nguy cơ này. Một số dự án BOT giao thông thời gian qua gặp vướng mắc khi đi vào vận hành cũng một phần xuất phát từ việc thiếu tham vấn ý kiến cộng đồng trước khi ký hợp đồng”, VCCI cho biết.
VCCI cho rằng, trước đây, do quan niệm cho rằng tiền đầu tư là của tư nhân, nên cơ chế giám sát đối với đầu tư các dự án PPP lỏng lẻo hơn so với đầu tư công. Tuy nhiên, các dự án này lại có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba (bên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của dự án và phải trả tiền). Do đó, việc tham vấn rộng rãi ý kiến của cộng đồng là điều hết sức cần thiết.
Cũng theo cơ quan này, có quan điểm cho rằng việc công khai, minh bạch và lấy ý kiến về các hợp đồng/dự án đầu tư sẽ khiến các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, xét về dài hạn, khi một dự án nhận được sự đồng thuận của xã hội thì nguy cơ bị phản đối về sau này sẽ thấp hơn. Khi đó, rủi ro cho nhà đầu tư khi dự án bị đình trệ, bị mất doanh thu do phản ứng của xã hội sẽ giảm.
Video đang HOT
“Hơn nữa, chính sách cần khuyến khích các nhà đầu tư, các dự án đầu tư “sạch”, minh bạch, chứ không nên chấp nhận hạ thấp tiêu chuẩn về công khai, minh bạch chỉ để thu hút thêm đầu tư”, VCCI nhấn mạnh.
VCCI khẳng định, quy định về công khai thông tin, lấy ý kiến về dự án, hợp đồng PPP trong Luật Đầu tư PPP cần có các nội dung bảo đảm việc đăng công khai thông tin về dự án PPP ít nhất 60 ngày trước khi ký kết. Những nội dung thông tin thuộc về bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh, tài sản trí tuệ chưa được công bố thì được phép xoá hoặc bôi đen trong các tài liệu trên. Nơi đăng tải là Cổng thông tin chung về các dự án PPP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối.
Đối với các dự án có quy mô lớn hoặc có ảnh hưởng đến bên thứ ba thì phải được tổ chức lấy ý kiến thông qua văn bản, hội thảo, họp báo. Đối tượng được lấy ý kiến gồm các cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của dự án và các tổ chức đại diện của họ. Ví dụ, các dự án có thu phí sử dụng đường bộ thì phải hỏi ý kiến các doanh nghiệp vận tải, hiệp hội vận tải và người dân quanh khu vực dự án.
Các ý kiến đóng góp cho dự án phải được tổng hợp, giải trình và gửi kèm cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền ký hợp đồng.
Ngoài ra, sau khi ký hợp đồng, các thông tin về hợp đồng, việc thực hiện dự án và các kết quả kiểm tra, giám sát của dự án cũng cần được công bố.
Theo đó, công bố toàn bộ các hợp đồng đầu tư PPP bao gồm cả phụ lục. Các nội dung thuộc về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp chưa công bố thì được phép xoá hoặc bôi đen. Nơi công bố là website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Công bố các báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của dự án đầu tư, gồm cả báo cáo của chủ dự án nộp cho cơ quan nhà nước và các báo cáo, kết luận thanh kiểm tra của cơ quan nhà nước đối với dự án.
Đối với các dự án có nguồn thu từ bên thứ ba thì phải công bố định kỳ sản lượng và doanh thu của dự án. Bên thứ ba (người dân và doanh nghiệp khác) phải được tham gia trong quá trình giám sát nguồn thu.
Trong nhiều hợp đồng PPP hiện nay có điều khoản về bảo mật hợp đồng. Theo đó, bên nào tiết lộ thông tin cho người khác gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan Nhà nước lại phải đáp ứng nguyên tắc công khai, minh bạch (Điều 28 của Hiến pháp) trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước.
Do đó, VCCI cho rằng, Luật đầu tư PPP cần có quy định giới hạn điều khoản bảo mật trong các hợp đồng PPP. Cụ thể, nếu các hợp đồng PPP có điều khoản về bảo mật hợp đồng, thì điều khoản này chỉ được áp dụng đối với các nội dung thông tin thuộc về bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và các tài sản trí tuệ chưa được công bố.
Phương Dung
Theo Dân trí
Công bố Chỉ số PAPI 2018: Thanh Hóa xếp thứ 11
Ngày 2-4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2018. Theo báo cáo, Thanh Hóa là địa phương đứng trong nhóm dẫn đầu, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố.
Báo cáo PAPI 2018 được thực hiện dựa trên ý kiến chia sẻ của 14.304 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc trong năm 2018.
Chỉ số PAPI là công cụ giám sát thực thi chính sách thường niên. Chỉ số PAPI được thực hiện lặp lại qua nhiều năm, tập trung thu thập ý kiến của người dân trên phạm vi toàn quốc qua khảo sát xã hội học với quy mô lớn nhất ở Việt Nam. Báo cáo PAPI 2018 được thực hiện dựa trên ý kiến chia sẻ của 14.304 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc trong năm 2018. Chỉ số PAPI bao gồm 8 chỉ số lĩnh vực nội dung (Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử), 28 chỉ số nội dung thành phần và hơn 120 chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả quản trị và hành chính công của toàn bộ 63 tỉnh/thành phố. Chỉ số PAPI được cấu thành từ việc tính toán, tổng hợp từ hơn 6.000 biến số cấu thành các chỉ tiêu, hình thành từ hơn 550 câu hỏi trong Bộ phiếu hỏi PAPI.
Bản đồ nội dung Công khai minh bạch ở cấp tỉnh cho thấy Thanh Hóa là tỉnh đứng trong nhóm đầu.
Theo báo cáo, Thanh Hóa là tỉnh đứng 11, với tổng số 45.69 điểm, gồm các lĩnh vực nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (5.57 điểm); công khai, minh bạch (5.7 điểm); trách nhiệm giải trình với người dân (5.32 điểm); kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (6.36 điểm); thủ tục hành chính công (7.49 điểm); cung ứng dịch vụ công (7.17 điểm); quản trị môi trường (4.62 điểm); quản trị điện tử (3.45 điểm).
14 tỉnh có Chỉ số PAPI 2018 cao nhất.
Cũng theo báo cáo, mối tương quan giữa Chỉ số PAPI 2018 và Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 của Thanh Hóa cũng ở mức khá cao.
Là địa phương nằm trong top đầu về chỉ số PAPI 2018 sẽ góp phần tạo động lực nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của Thanh Hóa. Qua đó góp phần xây dựng một nền công vụ vì dân và thúc đẩy phát triển bền vững.
PCI năm 2018: Lâm Đồng dẫn đầu khu vực Tây Nguyên Theo Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp việt Nam (VCCI) công bố, tỉnh Lâm Đồng đạt 63,79 điểm, xếp thứ 27 cả nước và dẫn đầu khu vực Tây Nguyên. Lâm Đồng dẫn đầu xếp hạng PCI năm 2018 khu vực Tây Nguyên (Ảnh: TL) Tây Nguyên,...