VCBS: Vẫn còn “cú sốc” trên TTCK trong năm 2020, Ngân hàng nhiều khả năng bộc lộ ảnh hưởng tiêu cực từ 2021
Theo VCBS, những gì đã xảy ra từ đầu năm 2020 đến hiện tại nhiều khả năng chưa phải là “cú sốc” cuối cùng tới thị trường chứng khoán trong năm nay.
Ảnh minh họa.
Trong báo cáo mới được công bố, Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá dịch Covid-19 tác động đáng kể đến kinh tế vĩ mô về tăng trưởng kinh tế, lạm phát và dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, VCBS dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam cho năm 2020 ở mức 3,5-3,9%; lạm phát cả năm 2020 ở mức 3,0-3,5%. Dòng tiền đầu tư trực tiếp (FDI) sẽ bị gián đoạn trong những tháng đầu năm 2020, và dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) sẽ có xu hướng rút khỏi thị trường (bán ròng) ít nhất là trong nửa đầu năm 2020.
VCBS tin tưởng rằng dịch Covid-19 sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và khống chế thành công trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam giai đoạn nửa cuối năm 2020, qua đó hạn chế tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội. Mặc dù vậy, VCBS cũng nhấn mạnh rằng những gì đã xảy ra từ đầu năm 2020 đến hiện tại nhiều khả năng chưa phải là “cú sốc” cuối cùng tới TTCK trong năm nay. Hệ quả là mức độ biến động trên TTCK năm 2020 sẽ mạnh hơn nhiều so với năm 2019.
Cũng theo VCBS, TTCK sẽ chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 trong nửa đầu năm và dần phục hồi trở lại trong nửa cuối năm 2020. VCBS đã đưa ra 3 kịch bản cho năm 2020 và kịch bản cơ sở là mức cao nhất trong năm của các chỉ số chính được dự báo giảm ~10-15% so với đỉnh của năm 2019.
Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch trung bình phiên được dự báo tiếp tục tích cực trong phần còn lại của 2020, với mức tăng chung cả năm khoảng 30% yoy. Đặc biệt, khoảng dao động của VN-Index được kỳ vọng lớn hơn nhiều so với 2019, trong khoảng 250-300 điểm.
Video đang HOT
VCBS cho rằng việc đánh giá tác động của dịch bệnh lần này đến TTCK cũng như nền kinh tế Việt Nam là một thách thức lớn. VCBS đánh giá ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh lần này sẽ nhiều hơn là ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên, điểm sáng là mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp không có sự lan tỏa mà có sự phân hóa rõ nét.
Cụ thể, nhóm ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất là những ngành cần “traffic” – tức yêu cầu tập trung khách hàng với mật độ cao, như Hàng không, Dịch vụ lưu trú, Chuỗi cửa hàng phân phối hàng hóa không thiết yếu,…
Tiến độ các dự án bất động sản có thể chịu ảnh hưởng nhưng không nhiều. Hoạt động tiêu thụ dù có chậm trong nửa đầu năm nhưng sẽ tăng tốc hơn trong nửa cuối năm do quý 1 thường là mùa thấp điểm cả về xây lắp và bán hàng.
Một số ngân hàng có thể gián tiếp chịu tác động tiêu cực nhưng có độ trễ và nhiều khả năng sẽ chỉ bắt đầu bộc lộ rõ nét kể từ năm 2021, đồng thời nghiêng nhiều hơn về nhóm ngân hàng có tỷ trọng doanh thu bán buôn lớn.
Trong khi đó, các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc có thể gặp nhiều khó khăn nếu tình trạng gián đoạn nguyên liệu đầu vào kéo dài.
Tình trạng tiêu dùng suy yếu toàn cầu do chính sách giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các ngành nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực về sụt giảm đơn hàng xuất khẩu trong nửa cuối năm 2020 là may mặc, điện thoại và linh kiện điện tử.
VCBS: Chưa đối diện 'cú sốc cuối cùng', VN-Index nửa cuối năm sẽ dao động mạnh
VCBS nhấn mạnh rằng những gì đã xảy ra từ đầu năm 2020 đến hiên tại nhiều khả năng chưa phải là "cú sốc" cuối cùng tới thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm nay. Hệ quả là mức độ biến động trên TTCK trong nửa cuối năm 2020 sẽ mạnh hơn nhiều so với năm 2019, khoảng 250-300 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản của thị trường sẽ tăng khoảng 30%.
VCBS: Chưa đối diện 'cú sốc cuối cùng', VN-Index nửa cuối năm sẽ dao động mạnh
Trong báo cáo Ảnh hưởng của Covid-19 và triển vọng nửa cuối năm 2020 vừa công bố, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam đạt 3,5% - 3,9%. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng thể hiện vai trò đầu tàu dẫn dắt, dòng vốn đầu tư FDI là nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế.
Diễn biến thuận lợi về lạm phát được kỳ vọng tiếp diễn trong năm nửa cuối năm, theo đó, VCBS dự báo lạm phát năm 2020 ở mức 3,0% - 3,5%.
Công ty chứng khoán này cho hay trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục là điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài cùng chính sách linh hoạt và nhất quán của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá trong năm có thể chịu áp lực xung quanh các sự kiện lớn trên thế giới, tuy nhiên sẽ biến động không quá 2% cho cả năm 2020.
"Kinh tế vĩ mô ổn định cùng diễn biến thuận lợi của lạm phát là cơ sở để lãi suất huy động có thể duy trì xu hướng giảm. Theo đó, lãi suất huy động được kỳ vọng giảm 0,7 -1 điểm% tại các kỳ hạn", VCBS nêu quan điểm.
Nhóm chuyên gia bày tỏ tin tưởng rằng dịch Covid-19 sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và khống chế thành công trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam giai đoạn nửa cuối năm 2020, theo đó hạn chế tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội.
"Mặc dù vậy, chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng những gì đã xảy ra từ đầu năm 2020 đến hiên tại nhiều khả năng chưa phải là "cú sốc" cuối cùng tới TTCK trong năm nay. Hệ quả là, mức độ biến động trên TTCK năm 2020 sẽ mạnh hơn nhiều so với năm 2019", nhóm chuyên gia của VCBS nếu góc nhìn.
Tựu trung, công ty chứng khoán này dự báo TTCK sẽ chịu tác động tiêu cực của dịch Covid 19 trong nửa đầu năm và dần phục hồi trở lại trong nửa cuối năm 2020. Theo đó, ở kịch bản trung tính, mức cao nhất trong năm của VN-Index sẽ thấp hơn khoảng 10-15% so với mức cao nhất của năm 2019.
Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch trung bình phiên được dự báo tiếp tục tích cực trong phần còn lại của 2020, với mức tăng chung cả năm khoảng 30%.
"Đặc biệt, khoảng dao động của VN Index được kỳ vọng lớn hơn nhiều so với năm 2019, trong khoảng 250-300 điểm", báo cáo của VCBS nhấn mạnh.
Về nhóm ngành, VCBS nhận định các nhóm ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất là những ngành cần "traffic" - tức là yêu cầu tập trung khách hàng với mật độ cao, như Hàng không, Dịch vụ lưu trú, Chuỗi cửa hàng phân phối hàng hóa không thiết yếu,...
Trong khi đó, tiến độ các dự án bất động sản có thể chịu ảnh hưởng nhưng không nhiều. Hoạt động tiêu thụ dù có chậm trong nửa đầu năm nhưng sẽ tăng tốc hơn trong nửa cuối năm do quý I thường là mùa thấp điểm cả về xây lắp và bán hàng.
VCBS cũng cho rằng một số ngân hàng có thể gián tiếp chịu tác động tiêu cực nhưng có độ trễ và nhiều khả năng sẽ chỉ bắt đầu bộc lộ rõ nét kể từ năm 2021, đồng thời nghiêng nhiều hơn về nhóm ngân hàng có tỷ trọng doanh thu bán buôn lớn.
Cùng với đó, các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc có thể gặp nhiều khó khăn nếu tình trạng gián đoạn nguyên liệu đầu vào kéo dài.
Ngoài ra, tình trạng tiêu dùng suy yếu toàn cầu do chính sách giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các ngành nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực về sụt giảm đơn hàng xuất khẩu trong nửa cuối năm 2020 là may mặc, điện thoại và linh kiện điện tử.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/6: Thị trường vẫn còn khả năng tăng điểm Trên khung đồ thị tuần, VN-Index đã xuất hiện nền Dragonfly Doji cho thấy, đà tăng điểm đã xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, vẫn cần phải chờ có tín hiệu rõ rệt hơn từ cây nến tuần của tuần giao dịch sau. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu lên tiếng vụ sữa giả, xót vì lý do này, lộ danh tính 2 bác sĩ tiếp tay?
Sao việt
17:50:59 14/04/2025
Chu Thanh Huyền tình tứ bên Quang Hải sau sóng gió, "dát" toàn đồ hiệu sang chảnh, nhan sắc gây chú ý
Sao thể thao
17:41:55 14/04/2025
Ít thôi, nhưng đúng cái mình cần: Đây chính là cách chi tiêu kiểu mới của phụ nữ thông minh
Sáng tạo
17:37:40 14/04/2025
Bảng giá xe máy Super Cub C125 mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
17:28:35 14/04/2025
5 mẫu xe hybrid hút khách nhất tại Việt Nam hiện nay
Ôtô
17:24:13 14/04/2025
Lấy 40 triệu đi trả nợ rồi dựng hiện trường giả bị trộm két sắt
Pháp luật
17:14:08 14/04/2025
Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng
Sức khỏe
16:38:18 14/04/2025
Công nghệ sạch thay thế chất làm mát độc hại
Thế giới số
16:27:26 14/04/2025
Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây
Tin nổi bật
15:22:00 14/04/2025
Hoàng tử George thừa hưởng một khả năng đặc biệt từ Vương phi Kate khiến ai cũng phải chú ý mỗi khi xuất hiện
Netizen
15:16:26 14/04/2025