VCB bật tăng mạnh, VN-Index tăng gần 6 điểm trong sắc tím của cổ phiếu đầu cơ
Một loạt cổ phiếu đầu cơ tăng giá mạnh với thanh khoản cao.
Kết phiên sáng, với việc VCB tăng 3,2% và VNM tăng 1,6%, VN-Index bật tăng gần 6 điểm và giao dịch hơn 96 triệu cổ phiếu tương đương 1.989 tỷ đồng. HNX-Index cũng tăng trở lại với sắc xanh từ VCS và ACB.
Các cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì sức tăng tích cực sau khi đã điều chỉnh mạnh, chỉ có BID giảm 1%. Dẫu vậy, thị trường vẫn khá trầm lặng. Sự sôi động thấy rõ nhất là ở nhóm cổ phiếu đầu cơ khi AMD, VHG, BCG, VOS, NVT… đều tăng trần.
————————
AMD tăng trần với dư mua giá trần hơn 10 triệu cổ phiếu, dẫn đầu thanh khoản trên HOSE với hơn 11 triệu đơn vị khớp lệnh. Ngay sau đó là FLC và bộ đôi ASM – IDI. VHG cũng nhanh chóng tăng trần và top thanh khoản còn những cái tên vô cùng quen thuộc như HQC, FIT, HHS…
Trên HNX, SHB dẫn đầu với 3,5 triệu đơn vị. PVS và PVX đứng tiếp theo và đều giao dịch tại giá vàng.
Về phía nhóm cổ phiếu lớn, dù sắc xanh chiếm ưu thế nhưng những cổ phiếu ảnh hưởng lớn đến chỉ số như SAB giảm 3.000 đồng, GAS giảm 700 đồng, VIC giảm 600 đồng và BVH giảm 200 đồng. VCB và VNM vẫn là đầu tàu kéo chỉ số.
————————–
VN-Index khởi động với sắc xanh chủ đạo, đặc biệt vẫn là nhóm cổ phiếu lớn dẫn đầu là VCB và VNM đã giúp cho VN-Index có lúc tăng 6 điểm. Tuy nhiên sau đó, chỉ số đã hạ nhiệt và tăng 2,5 điểm. Phần lớn các cổ phiếu trong VN30 tăng giá.
Video đang HOT
Nhóm ngân hàng có sự hồi phục sau những phiên giảm sâu vừa qua. VCB, CTG, MBB, STB và VPB đều tăng trên 1%. Chỉ có BID giảm nhẹ.
Cùng với ngân hàng thì nhóm chứng khoán cũng phục hồi tốt khi sắc xanh phủ lên phần lớn các cổ phiếu. SSI, HCM, VND vẫn đóng vai trò dẫn dắt và cũng là những cổ phiếu tăng tốt nhất.
Trong khi đó, nhóm dầu khí giảm sau những phiên tăng mạnh và đi ngược thị trường. GAS giảm 700 đồng, PVD giảm 200 đồng và PVS giảm 300 đồng. Các cổ phiếu dầu khí khác cũng đều giảm hoặc đứng giá vàng.
Những cổ phiếu đang dẫn đầu về khối lượng giao dịch trên HOSE là các cổ phiếu thị giá thấp như ASM, HQC, AMD, IDI, FIT, BCG…
Tính đén 9h55, VN-Index tăng 2,4 điểm, giao dịch 30,5 triệu cổ phiếu tương đương gần 650 tỷ đồng. HNX-Index giảm nhẹ.
Tú Linh
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu nông nghiệp: Bộ đôi cổ phiếu Bầu Đức tăng mạnh
Bộ đôi cổ phiếu Bầu Đức nối tiếp đợt sóng và tăng mạnh, HAG ( 2,3%), HNG ( 2,0%), giao dịch sôi động với thanh khoản tương ứng ~7,9 triệu cp và ~ trên 2 triệu cổ phiếu.
Chốt phiên giao dịch ngày 21.3, thị trường chứng khoán đã có một phiên giao dịch rất sôi động và tích cực. Hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng đều đã bứt phá cả về mặt giá cũng như khối lượng giao dịch. Chỉ số VN-Index tăng 1,11 điểm (0,15%) lên mức 716,18 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 1,1 điểm (1,23%) lên 90,13 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE và HNX đạt hơn 287 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch trên 5.300 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 800 tỷ đồng.
Giao dịch của khối ngoại trong phiên hôm nay cũng diễn ra rất sôi động. Khối ngoại đã mua vào hơn 24,47 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 590 tỷ đồng, trong khi bán ra hơn 8,57 triệu cổ phiếu, trị giá 258,4 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 15,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt hơn 331,6 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng hơn 315 tỷ đồng, gấp đôi so với phiên trước, tương ứng khối lượng mua ròng đạt hơn 14,7 triệu cổ phiếu.
Việc khối ngoại trên HOSE mua ròng mạnh như trên là nhờ giao dịch thỏa thuận cổ phiếu EIB và NVL. Trong đó, EIB được khối ngoại mua thỏa thuận hơn 13,65 triệu cổ phiếu, trị giá 163,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NVL cũng được mua thỏa thuận hơn 880 nghìn cổ phiếu, trị giá gần 60 tỷ đồng. Tính cả giao dịch khớp lệnh, EIB và NVL được khối ngoại đã mua ròng lần lượt 163,8 tỷ đồng và 82 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VNM được mua ròng hơn 69,7 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, ROS tiếp tục là mã bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, đạt hơn 32,25 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại quay trở lại mua ròng hơn 16,48 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt hơn 1,1 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại trên HNX mua ròng mạnh nhất mã PVS, đạt hơn 8,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VGC tiếp tục được mua ròng hơn 4,3 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, MAS và VND là hai cổ phiếu hiếm hoi bị khối ngoại trên HNX bán ròng hơn 1 tỷ đồng.
Riêng về cổ phiếu nông nghiệp, nhóm cổ phiếu ngành đường vẫn tiếp tục đà tăng của phiên hôm trước BHS ( 0,4%), LSS ( 1,4%), SBT ( 0,2%). Trong khi đó lại xuất hiện sự phân hóa tại nhóm phân bón, BFC (-1,7%), DCM (- 0,9%) giảm điểm trong khi DPM đóng cửa giá xanh cuối phiên, tuy nhiên chỉ tăng nhẹ 0,2%.
Bộ đôi cổ phiếu Bầu Đức cũng tiếp nối đà tăng với thanh khoản cao. HAG ( 2,3%), HNG ( 2,0%) giao dịch sôi động với thanh khoản tương ứng ~7,9 triệu cp và ~ trên 2 triệu cổ phiếu.
P/E nhóm ngành nông nghiệp
Sắc đỏ bao trùm nhóm cổ phiếu cao su như PHR (-2,2%), TRC (-2,0%), DPR (-1,1%). Tuy nhiên, thanh khoản chỉ tập trung ở mã PHR với khối lượng giao dịch đạt gần 1 triệu cổ phiếu trong phiên. Trong năm 2017, PHR đặt kế hoạch về kết quả kinh doanh khá thận trọng.
Theo đó, giá bán dự kiến đạt 35,69 triệu đồng/tấn ( 16%) và sản lượng tiêu thụ đạt 29.500 tấn. Tổng doanh thu ước tính đạt 1.327,84 tỷ đồng ( 4%) và lợi nhuận trước thuế đạt 271,31 tỷ đồng (-13,6%).
Tuy nhiên, giá cao su tự nhiên cuối năm 2016 và đầu năm 2017 tăng mạnh trở lại giúp triển vọng của PHR khả quan hơn. Bên cạnh đó, PHR sở hữu quy mô vườn cây lớn (15.000 ha tại Việt Nam và 7.000 ha tại Campuchia) và vùng thu mua ổn định, nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp được đa dạng, giúp tận dụng tối ưu công suất từ hệ thống nhà máy hiện có.
Ngoài ra, do cơ cấu vườn cây già (60% là vườn cây thuộc năm cạo thứ 16-24), hoạt động thanh lý giúp đem lại nguồn thu ổn định ~150 tỷ đồng/năm cho công ty.
Theo Danviet
Chứng khoán 800 điểm: Ồ đạt đổ tiền đầu cơ? Thị trường chứng khoán đã có một đợt tăng điểm đầy bất ngờ lên đỉnh gần 9 năm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin tưởng thập kỷ đen tối có thể đã qua đi và triển vọng tươi sáng vẫn ở phía trước. Tất nhiên, áp lực chốt lời khi hàng loạt các kỷ lục được xác lập là khó tránh khỏi. Cuối...