VBI Thanh Hóa chi trả 300 triệu đồng bảo hiểm cho người vay vốn
Sáng 25-10, Tổng Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương – Công ty CP Bảo hiểm Ngân Hàng TMCP Công Thương Thanh Hóa ( VBI Thanh Hóa) phối hợp với Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sầm Sơn ( Vietinbank Sầm Sơn), chi trả số tiền 300 triệu đồng cho gia đình khách hàng Cao Sỹ Thiệu ở phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn.
Đại diện lãnh đạo VBI Thanh Hóa phối hợp với Vietinbank Sầm Sơn chi trả số tiền 300 triệu đồng cho gia đình khách hàng Cao Sỹ Thiệu.
Ông Cao Sỹ Thiệu là khách hàng vay vốn tại Vietinbank Sầm Sơn với khoản vay 300 triệu đồng. Trong quá trình vay vốn, khách hàng đã mua gói bảo hiểm cho người người vay vốn của VBI Thanh Hóa, hỗ trợ chi trả quyền lợi 300 triệu đồng. Vào ngày 3-8-2019, ông Cao Sỹ Thiệu đã không may bị tai nạn và tử vong. Lãnh đạo VBI Thanh Hóa và Chi nhánh Vietinbank Sầm Sơn đã kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình khách hàng. Đồng thời, tiến hành các thủ tục chi trả bảo hiểm nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.
Được biết VBI là công ty bảo hiểm phi nhân thọ trực thuộc 100% vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo hiểm người vay vốn là sản phẩm tiện ích của VBI, nhằm giúp khách hàng giảm các gánh nặng về tài chính và an tâm trước những rủi ro của cuộc sống. Thời gian qua VBI đã nhận được những danh hiệu, như: “Công ty bảo hiểm tốt nhất cho dịch vụ khách hàng Việt Nam 2017″, “Thương hiệu mạnh 2017″, “Top 10 công ty bảo hiểm uy tín nhất Việt Nam 2016″.
Khánh Phương
Theo Baothanhhoa.vn
Còn cửa nào để tăng vốn cho NHTM nhà nước?
Cửa tăng vốn cho NHTM nhà nước không còn nhiều, quan trọng là phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp.
Video đang HOT
Tại hội nghị trực tuyến do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức mới đây, một trong vấn đề được đặt ra cho ngành ngân hàng là phải bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để tham mưu xử lý về vấn đề tăng vốn cho các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước.
Chia sẻ thêm với báo Đất Việt về yêu cầu tăng vốn của các ngân hàng thương mại Nhà nước, TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, việc tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng để vừa đáp ứng được yêu cầu về hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) cao hơn theo tiêu chuẩn Basel II nhằm mở rộng cho vay tín dụng với khách hàng, phục vụ tốt hơn các đối tượng khách hàng, kể cả kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Tăng vốn góp cổ đông, tăng lợi nhuận ròng, tăng lượng cổ phiếu phát hành, tăng lợi nhuận giữ lại... là những cách để tăng vốn ngân hàng.
Theo TS Cao Sĩ Kiêm, trong tình hình hiện nay, có hai giải pháp tăng vốn cho NHTM Nhà nước còn nhiều tiềm năng: Thứ nhất, nguồn lực trong nước huy động từ thị trường chứng khoán, bảo hiểm, vốn trong dân. Việc cần làm là phải thay đổi cơ chế hoạt động bảo hiểm, chứng khoán để có thể huy động vốn, nhất là vốn dài hạn.
Thứ hai, tăng cường nguồn lực từ nước ngoài bằng cách tăng liên doanh liên kết, mở rộng thị trường để nhà đầu tư nước ngoài cùng chia sẻ.
"Bài toán ấy phải được thực hiện nghiêm túc thì mới có kết quả", ông Kiêm nhấn mạnh.
Nhu cầu tăng vốn của các NHTM nhà nước đang rất bức thiết
Đã có đề xuất sử dụng vốn ngân sách nhà nước để tăng vốn cho NHTM nhà nước. Đề xuất này, theo nguyên Thống đốc NHNN, xuất phát từ việc NHTM nhà nước chiếm phần lớn thị phần trong hệ thống ngân hàng và các ngân hàng này cần vốn để làm trụ lực cho nền kinh tế, là công cụ để Chính phủ và NHNN triển khai các chính sách tiền tệ. Hơn nữa, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, phải có hệ thống NHTM nhà nước mạnh để trợ lực cho các hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng như khi nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, muốn tăng vốn cho NHTM nhà nước bằng biện pháp trên thì ít nhất phải có ngân sách mà về nguyên tắc, phải hạn chế chi ngân sách khi ngân sách khó khăn, phải đầu tư nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, xu hướng chung là phải giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các NHTM Nhà nước. Việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng cũng chính là để thu hút vốn xã hội, giảm sở hữu nhà nước, đảm bảo tính bền vững của ngân hàng.
Việc kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào NHTM Nhà nước, theo TS Cao Sĩ Kiêm là điều cần thiết. Hiện cổ đông Nhà nước vẫn nắm giữ tối thiểu 65% cổ phần tại các NHTM nhà nước. Hơn nữa, theo quy định tại Nghị định 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hiện nay không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam, và tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30%. Đây chính là lý do nhà đầu tư nước ngoài thiếu mặn mà với việc đầu tư nói trên.
"Chúng ta vẫn đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào NHTM để nâng tỷ lệ của bên ngoài lên, tăng khả năng quản lý của bên ngoài và chia sẻ trách nhiệm với NHNN.
Hiện việc nâng hạn mức sở hữu nước ngoài được phép tại NHTM từng bước theo lộ trình, tăng cường tốc độ thoái vốn Nhà nước tại các NHTM cổ phần.
Nhiều người lo ngại nhà đầu tư nước ngoài tăng vốn vào NHTM nhà nước thì việc điều hành hoạt động của ngân hàng sẽ phức tạp hơn nhưng không phải. Thứ nhất vì tỷ lệ sở hữu cổ phần trong ngân hàng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài vẫn bị giới hạn. Thứ hai, theo luật doanh nghiệp, ai góp vốn nhiều hơn, sở hữu cổ phần nhiều hơn thì được quyền quyết định nhiều hơn, nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài đều phải chấp hành quy định đó", TS Cao Sĩ Kiêm nói.
Việc ngân hàng phát hành trái phiếu để tăng vốn trung và dài hạn cũng là một cách để huy động vốn. Nguyên Thống đốc NHNN trấn an những lo lắng về rủi ro có thể phát sinh khi ngân hàng phát hành trái phiếu.
Ông cho biết, để được phát hành trái phiếu, ngân hàng phải đáp ứng được các điều kiện về sổ sách, hạch toán hiệu quả kinh tế, quản lý nhân sự, trình độ quản lý nói chung và các thông tin phải được công bố công khai, minh bạch..., chính những điều kiện ràng buộc ấy khiến ngân hàng không thể thiếu trách nhiệm.
Từ những phân tích trên, TS Cao Sĩ Kiêm một lần nữa lưu ý, để tăng vốn cho NHTM nhà nước cần phải sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp, trong đó phải tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, luật lệ để huy động được nguồn vốn trong và ngoài nước, đặc biệt là những nơi có thể tăng được như thị trường chứng khoán, bảo hiểm, thị trường tiền gửi...
Trong báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đề xuất Chính phủ kiến nghị Quốc hội sửa Nghị quyết số 25/2016/QH14, Nghị quyết số 26/2016/QH14, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 hoặc ban hành một Nghị quyết mới theo hướng cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước (không bao gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc).
Giữa năm nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xử lý các vướng mắc của nghị định số 32/2018 NĐ-CP, đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, tham mưu Thủ tướng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi hoặc ban hành mới một nghị quyết của Quốc hội theo hướng cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các NHTM(ngoại trừ các NHTM mua bắt buộc).
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 8/2019, vốn điều lệ của 4 ngân hàng gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV) đạt 139 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2018.
Tổng tài sản đạt 5.081 nghìn tỷ đồng, tăng 5,29% so với cuối năm 2018, chiếm 43,01% toàn hệ thống; cho vay thị trường 1 đạt 3.652 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,9% toàn hệ thống.
Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng của các NHTM nhà nước bị hạn chế do phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong điều kiện vốn điều lệ của các ngân hàng này chậm tăng trưởng, đặc biệt là đối với Agribank và Vietinbank.
Thành Luân
Theo baodatviet.vn
Doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng mức cao Quý III/2019, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 23%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 12%. Năm 2019, Hiệp hội Bảo hiểm đã đặt mục tiêu doanh thu toàn thị trường bảo hiểm tăng 25%, trong đó bảo hiểm nhân thọ tăng 35% và phi nhân thọ tăng 10%. Số liệu tính đến quý III/2019 cho thấy...