[VBF cuối kỳ 2019]: Nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn về cơ chế chia sẻ rủi ro trong PPP
Ông Nobufumi Miura Chủ tịch, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) tại Việt Nam cho rằng tình trạng thiếu hụt điện, đường, sân bay và bệnh viện đang trở thành vấn đề ngày nghiêm trọng ở Việt Nam.
Trên thực tế, kể từ VBF giữa kỳ được tổ chức hồi tháng sáu năm nay, JCCI đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình soạn thảo Luật PPP bằng cách cung cấp ý kiến của các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, và các bên cho vay của Nhật Bản.
“Để tham gia vào dự án PPP ở Việt Nam, điều quan trọng là phải làm rõ cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Chính phủ Việt Nam, các nhà đầu tư, và các tổ chức tài chính sao cho không để xảy ra những rủi ro không đáng có cho các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính. Ngay cả khi luật về Chính phủ lần đầu chính thức trình dự thảo luật về đối tác công – tư được ban hành tại Việt Nam cũng sẽ khó để các công ty nước ngoài tham gia vào các dự án PPP nếu cơ chế chia sẻ rủi ro không được làm rõ”, Nobufumi Miura nhấn mạnh.
VBF cuối kỳ năm 2019 thu hút sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp, hiệp hội.
Do đó, để quá trình triển khai các dự án PPP diễn ra hiệu quả, đại diện JCCI Chính phủ Việt Nam xem xét 4 vấn đề quan trọng.
Theo đó, về Luật Điều chỉnh, đại diện JCCI không phản đối việc áp dụng luật Việt Nam làm nguyên tắc để thúc đẩy các dự án.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, việc đạt được thỏa thuận giữa các bên và việc áp dụng luật pháp nước ngoài nên phụ thuộc vào từng dự án”, ông Nobufumi Miura nhấn mạnh.
Về vấn đề bảo lãnh của Chính phủ, ông Nobufumi Miura cho rằng bảo lãnh của Chính phủ được cung cấp nhằm tránh gánh nặng rủi ro quá mức cho các doanh nghiệp tư nhân, chẳng hạn như cung cấp các khoản đảm bảo bằng ngoại tệ ở mức cần thiết để thực hiện các dự án PPP, bao gồm cả bảo lãnh trả nợ.
Về vấn đề góp vốn nhà nước, đại diện JCCI cho rằng việc xây dựng cơ chế để đảm bảo rằng ngân quỹ của Chính phủ có độ tin cậy cao hơn và linh hoạt hơn.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 2019 diễn ra sáng ngày 10/1. Ảnh: Quốc Tuấn
Về vấn đề thanh toán khi chấm dứt dự án, ông Nobufumi Miura cho rằng có thể chấm dứt sớm dự án PPP nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên ký hợp đồng, các nhà đầu tư, và các pháp nhân của dự án bị ảnh hưởng đáng kể do tình trạng không đủ điều kiện. Sau đó, Chính phủ Việt Nam có thể mua lại dự án này. Với việc cải thiện bốn điểm trên đây và việc ban hành dự luật PPP, chúng tôi mong rằng các công ty của Nhật Bản sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Đồng thời, tại phần phát biểu của mình, ông Nobufumi Miura nhấn mạnh rằng việc tích cực triển khai các cơ chế PPP sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết rốt ráo các vấn đề.
“Do đó, chúng tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ thông qua “Luật Điều chỉnh”, “Bảo lãnh Chính phủ”, “Góp vốn nhà nước” và “Thanh toán khi chấm dứt dự án” vì việc thúc đẩy PPP sẽ giúp cải thiện đáng kể môi trường đầu tư”, ông Nobufumi Miura bày tỏ mong muốn.
Huyền Trang-Ảnh Quốc Tuấn
Theo Enternews.vn
Sẽ phát hành hồ sơ đấu thầu trong nước dự án cao tốc Bắc Nam vào tháng 10/2019
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Giao thông, vận tải chiều 27/9, nhiều câu hỏi đã được đặt ra với việc thực hiện dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 sau khi hủy sơ tuyển đấu thầu chọn nhà đầu tư quốc tế cho dự án này.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông, vận tải Nguyễn Ngọc Đông, thay vào đó, Bộ sẽ điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam này.
Tại buổi họp báo ông Nguyễn Ngọc Đông cho biết, tiêu chí chọn nhà đầu tư dù nước ngoài hay trong nước thực hiện dự án này đều tuân thủ Nghị quyết 52 của Quốc hội và Nghị quyết 20 của Chính phủ về dự án với vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư phải đảm bảo tối thiểu 20%.
Toàn cảnh họp báo. Ảnh: Cổng thông tin Bộ Giao thông, vận tải
"Nghị quyết 52 của Quốc hội xác định không bảo lãnh doanh thu, vốn vay cho nhà đầu tư nên vẫn thực thi đấu thầu chọn nhà đầu tư "lời ăn lỗ chịu", tức là không có bảo lãnh"- ông Nguyễn Ngọc Đông nói.
Tuy nhiên, từ thực tế, Bộ Giao thông, vận tải kiến nghị Chính phủ, Quốc hội có thể điều chỉnh một số tiêu chí như kinh nghiệm nhà đầu tư trong việc làm đường cao tốc.
Trong trường hợp không có nhà đầu tư tham gia dự án, nếu đấu thầu không thành công, Bộ sẽ báo cáo Quốc hội quyết định chuyển sang đầu tư công.
"Sẽ không có chỉ định thầu" - Ông Nguyễn Ngọc Đông nói.
Được biết, hiện Bộ đã thông báo cho các nhà đầu tư dự sơ tuyển về việc hủy sơ tuyển đấu thầu quốc tế, đồng thời hoàn thành hồ sơ sơ tuyển đấu thầu cạnh tranh trong nước rộng rãi để phát hành hồ sơ vào tháng 10/2019.
Trước đó ngày 24/9, Bộ Giao thông, vận tải đã thông báo, hủy sơ tuyển đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu trong nước, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông./.
Thái Linh
Theo Toquoc.vn
Vàng giằng co quanh mức 42 triệu đồng/lượng Vàng đã ghi nhận tuần giảm giá trở lại, nâng mức giảm giá trong 1 tháng qua lên 42 USD/ounce, tương đương 2,78%. Giá vàng quanh mức 42 triệu đồng/lượng. Ngọc Thạch Ngày 28.9, vàng miếng SJC giảm nhẹ 20.000 đồng/lượng, giá mua tại Tập đoàn Doji còn 41,7 triệu đồng/lượng, bán ra 42 triệu đồng/lượng. Công ty vàng bạc đá quý Sài...